YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Vật lý 9 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN I TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2           

B. IAB =I1 + I2              

C. \(\frac{{\mathop 1\nolimits_{} }}{{\mathop R\nolimits_{AB} }} = \frac{{\mathop 1\nolimits_{} }}{{\mathop R\nolimits_1 }} + \frac{{\mathop 1\nolimits_{} }}{{\mathop R\nolimits_2 }}\)                   

D. UAB = U1 =  U2

Câu 2 : Kết luận nào sau đây là sai?

A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn.

B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn.

C. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

D. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

Câu 3: Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mặc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1, P2 tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây ?

A. P1 = P2                     B. P2 = 2P1                    C. P1 = 2P2                            D. P1 = 4P2

Câu 4: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi cọ xát thì hút các vật nhẹ.                   

B. Khi bị nung nóng lên thì hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.                      

D. Một đầu thì hút, đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 5: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng Ampe kế.                                            

B. Dùng vôn kế.

C. Dùng áp kế.                                                    

D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Câu 6: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Thanh thép bị nóng lên.                                 

B. Thanh thép phát sáng.

C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.            

D. Thanh thép trở thành một nam châm.

PHẦN II TỰ LUẬN

Câu 1

Một nồi cơm điện loại 220V – 400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V.

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của nồi cơm khi đó.

b) Thời gian dùng nồi nấu cơm là 2h mỗi ngày. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc nấu cơm này? Biết giá tiền điện là 2000đ/kW.h.

Câu 2

   a. Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
    b. Hãy dùng quy tắc nắm tay phải để xác định tên các từ cực của ống dây trong hình vẽ.

                    

Câu 3

a) Phát biểu quy tắc  bàn tay trái.

b) Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định tên các từ cực của nam châm trong hình vẽ:

 

ĐÁP ÁN

 

TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

C

A

B

C

D

D

TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Cường độ dòng điện định mức của ấm điện là

P = U.I =>I = P/U = 400/220 = 1,82(A)

b. Công của dòng điện trong 1 ngày là:

A = P.t = 400.0,5= 200W = 0,2kW.h

- Số tiền điện phải trả trong một tháng là: 0,2 x  30 x 2000 = 12.000(đ)

Câu 2:

a. Nêu đúng Quy tắc nắm bàn tay phải:

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

b. Đầu A là cực Nam, B là cực Bắc

Câu 3 :

a) Trình bày đúng qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.                                                                          

b)

2. ĐỀ SỐ 2

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hai bóng đèn có ghi( 220V – 50 W) và (220V – 60W) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Hãy chọn câu trả lời đúng

A.  Khi mắc song song thì đèn 50W sáng hơn đèn 60W.

B.  Khi mắc song song thì đèn 60W sáng hơn đèn 50W.

C.  Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau.

D.  Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 50W lớn hơn.

Câu 2.Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 8  là 20mA trong thời gian 1 phút thì công thực hiện của dòng điện là bao nhiêu?

A.0,192J

B.1,92J

C.1,92W

D.0,192W

Câu 3. Có một thanh sắt và một nam châm hoàn toàn giống nhau. Để xác định thanh nào là là thanh nam châm ,thanh nào là sắt, ta đặt một thanh nằm ngang, thanh còn lại cầm trên tay đặt một đầu vào giữa của thanh nằm ngang thì thấy hút rất mạnh. Kết luận nào đúng?

A. Thanh cầm trên tay là thanh nam châm.

B. Không thể xác định được thannh nào là nam châm, thanh nào là thanh sắt.

C. Phải hoán đổi hai thanh một lần nữa mới xác định được.

D. Thanh nằm ngang là thanh nam châm.

Câu 4. Cho hai điện trở R1 =20  mắc nối tiếp với điện trở R2 = 30  vào một hiệu điện thế , nếu hiệu điện thế hai đâu R1 là 10V thì hiệu điện thế hai đầu R2 là :

A. 20V

B.40V

C.30V

D.15V

II/ TỰ LUẬN

Câu 1: Có hai đèn ghi Đ1 ( 12V – 12W), Đ2(6V – 9W) và nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 18V.

a. Tính cường độ dòng điện định mức của hai đèn?

b. Để đèn sáng bình thường khi mắc vào hiệu điện thế U thì phải dùng biến trở R thì biến trở được mắc như thế nào ? Vẽ sơ đồ mạch điện?

c. Nếu chỉ có hai bóng đèn mắc nói tiếp với nhau thì hiệu điện thế lớn nhất của đoạn mạch là bao nhiêu? Tính công suất của mỗi đèn?

Câu 2. Một cuộn dây nikêlin  có tiết diện 0,2mm2; chiều dài 10m và có điện trở suất là 0,4.10 m được mắc vào hiệu điện thế 40V.

a. Tính điện trở của cuộn dây .

b. Tính  cường độ dòng điện qua cuộn dây.

c. Xác định cực của ống dây .Vẽ và xác định chiều đường sức từ.

Câu 3. Xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện ,hoặc  xác định cực của nam  châm cho bởi các hình vẽ sau:

ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

A

D

II/ Tự luận

Câu 1: a. Cường độ dòng điện định mức của các đèn là:

   I1 =Pđm1 / Uđm1 = 1A

I 2=Pđm2 /Uđm2 = 1,5A

      b. Hiệu điện thế của đoạn mạch khi cường độ dòng điện lớn nhất qua mạch là:

          Imax = I 1= 1A

        Điện trở các đèn là:

        R1 = U2đm1 /Pđm1 = 12

        R2 =U2đm2/Pđm2=4

        Hiệu điện thế tối đa của đoạn mạch khi hai đèn mắc nối tiếp là:

        Umax=I max.(R1 + R2)=16V

        Công suất của đèn 1 là 12W

        Công suất đèn 1 là Imax.R2=1.4  = 4W

Câu 2:

a. Điện trở của cuồn dây là :

\(R = \frac{{\rho .l}}{S} = 20\Omega\)

b. Cường độ dòng điện qua cuộn dây là :

\(I = \frac{U}{R} = 2A\)

Câu 3:

Hình 1.Đặt bàn tay trái sao cho đường sức từ đi vào lòng bàn tay

  • Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa theo chiều dòng điện.                               
  • Vẽ đúng lực từ F chiều từ phải sang trái .

 

Hình 2:

  • Xác định đúng chiều đường sức từ ( trái sang phải)
  • Xác định đúng cực của nam châm :trái (N) ; Phải ( S).

 

3. ĐỀ SỐ 3

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:  Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn.                        

B. Khối lượng của dây dẫn.

C. Chiều dài của dây dẫn.                      

D. Tiết diện của dây dẫn.

Câu 2:  Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành

 A.  cơ năng.        

B. hoá năng.    

C. nhiệt năng.        

D. năng lượng ánh sáng.

Câu 3: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là

A.  0,25A                    B. 2,5A                     C. 4A                       D. 36A     

Câu 4:  Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là

A. 1,5A                        B. 2A                        C. 3A                       D. 4A

Câu 5:   Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là

A.  0,1 KWh                B. 1 KWh                  C. 100 KWh             D. 220 KWh                

Câu 6:  Trong công thức  = I2.R  nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất

A. tăng gấp 2 lần.       B. giảm đi 2 lần.      C. tăng gấp 8 lần.     D. giảm đi 8 lần.

Câu 7:   Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A. lớn.                  B. không thay đổi.                            C. biến thiên.                        D. nhỏ.

Câu 8:  Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều

A.  của dòng điện qua dây dẫn.  

B.  đường sức từ qua dây dẫn.

C.  chuyển động của dây dẫn. 

D.  của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 9:  Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ

A.  trên xuống dưới.                B. dưới lên trên.

C.  phải sang trái.                       D. trái sang phải.

Câu 10:  Treo một kim nam châm thử gần ống dây (hình vẽ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi ta đóng khoá K?

A. Bị ống dây hút.

B. Bị ống dây đẩy.

C. Vẫn đứng yên.

D. Lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o, cuối cùng bị ống dây hút.

II/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm. 

Câu 2:

a/ Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải? Quy tắc này dùng để làm gì?

b/ Xác định tên từ cực và chiều đường sức từ của ống dây trong  hình sau:

Câu 3: Một mạch gồm hai điện trở R1 = 20W và R2 = 10W  mắc nối tiếp với nhau và cùng được mắc vào một hiệu điện thế 6V. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

Câu 4: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp điện có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K

ĐÁP ÁN

TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

A

B

A

D

C

D

B

D

TỰ LUẬN

Câu 1:

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Công thức: \(I = \frac{U}{R}\)

Câu 2:

a/ - Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

- Dùng để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

b/ - Đầu A cực nam, đầu B cực bắc.

- Đường sức từ có chiều đi vào đầu A đi ra đầu B của ống dây.

Câu 3:

- Điện trở tương đương: R = R1 + R2 = 20 + 10 = 30 (W)

- CĐDĐ chạy qua đoạn mạch: \(I = \frac{U}{R} = \frac{6}{{30}} = 0,2(A)\)

Câu 4:

- Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là:

Qtp = U.I.t = 220 × 3 × 20 × 60 = 792000J

- Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước này là:

Qi = c.m.(t0− t01) = 4200×2×80 = 672000J

- Hiệu suất của bếp là:

\(H = \frac{{{Q_i}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% = \frac{{672000}}{{792000}}.100\% \approx 84,8\% \)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF