YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Vật lý 9 để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 2: Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Câu 3: Đặt vào hai đầu một điện trở (R ) một hiệu điện thế (U = 12V ), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là (1,2A ). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là (0,8A ) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:

A. 4,0                      B. 4,5                      C. 5,0                      D. 5,5

Câu 4: Cho đoạn mạch như hình vẽ:

Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không?

A. Đèn 1 sáng, đèn 2 không hoạt động

B. Hai đèn không hoạt động , vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn

C. Hai đèn hoạt động bình thường

D. Đèn 1 không hoạt động, đèn 2 sáng

Câu 5: Muốn đo hiệu điện thế chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo là

A. Vôn kế mắc song song với vật cần đo

B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo

C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo

D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo

Câu 6: Lập luận nào sau đây là đúng?

Điện trở của dây dẫn

A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.

D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.

Câu 7: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?

A. Jun (J)                                             B. Niutơn (N)

C. Kiloat giờ (kWh)                D. Số đếm của công tơ điện

Câu 8: Bóng đèn ghi 12V- 100W. Tính điện trở của đèn

A. 2Ω                          B. 7,23Ω                                 C. 1, 44Ω                                D. 23Ω

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án D

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 2. Chọn đáp án C

Ta có: điện trở của dây dẫn được xác định: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Điện trở, R là xác định với mỗi dây dẫn nó không phụ thuộc vào hiệu điện thế hay cường độ dòng điện

Biểu thức rút ra từ định luật Ôm:  \(R = \frac{U}{I}\)chỉ là biểu thức tính toán về mặt toán học

Câu 3. Chọn đáp án C

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có: \(I = \frac{U}{R} \to R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10{\rm{\Omega }}\)

+ Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn

I′ = 0,8A, ta suy ra điện trở khi đó: \(R' = \frac{U}{{I'}} = \frac{{12}}{{0,8}} = 15{\rm{\Omega }}\)

=> Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 – 10 = 5Ω

Câu 4. Chọn đáp án B

Khi công tắc K mở thì hai đèn không hoạt động vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn

Câu 5. Chọn đáp án A

Muốn đo hiệu điện thế chạy qua vật dẫn cần vôn kế và mắc song song với vật cần đo

Câu 6. Chọn đáp án C

Điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.

Câu 7. Chọn đáp án B

Đơn vị không phải là đơn vị của điện năng là Niutơn (N)

Câu 8. Chọn đáp án C

Ta có:

+ U = 12V, P = 100W

+ Áp dụng biểu thức:

\(P = \frac{{{U^2}}}{R} \to R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{12}^2}}}{{100}} = 1,44{\rm{\Omega }}\)

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của hiệu điện thế?

A. V                            B. mV             C. kV                          D. cả 3 đáp án trên

Câu 2. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây

C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 3. Khi đặt hiệu điện thế (4,5V ) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ (0,3A ). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm (3V ) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:

A. 0,2A                       B. 0,5A                       C. 0,9A                       D. 0,6A

Câu 4. Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng?

A. \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)                                                     B. \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

C.\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)                                                             D. \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Câu 5. Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo là

A. Điện kế mắc song song với vật cần đo

B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo

C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo

D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo

Câu 6. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) bằng bao nhiêu?

A. \(\frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)                           B. \(\frac{{{l_2}}}{{{l_1}}}\)                           C. l1.l2              D. l1 + l2

Câu 7. Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3k  trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

A. Q = 7,2J                 B. Q = 60J                   C. Q = 120J                 D. Q = 3600J

Câu 8: Điện năng đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Ampe kế                             B. Công tơ điện

C. Vôn kế                                D. Đồng hồ đo điện đa năng

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án D

Cường độ dòng điện có các đơn vị là: vôn (V); mili vôn (mV); kilo vôn (kV)

Câu 2. Chọn đáp án A

Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

Câu 3. Chọn đáp án B

+ Khi \({U_1} = 4,5V,{I_1} = 0,3{\rm{A}} \to R = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{4,5}}{{0,3}} = 15{\rm{\Omega }}\)

+ Khi tăng cho hiệu điện thế thêm \(3V \to {U_2} = 4,5 + 3 = 7,5V\)

Khi đó, cường độ dòng điện: \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{7,5}}{{15}} = 0,5{\rm{A}}\)

Câu 4. Chọn đáp án C

A, B, D - đúng

C - sai vì: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) do \(I = \frac{U}{R}\) mà \(% MathType!MTEF!2!1!+- I = {I_1} = {I_2} \to \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} \to \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

Câu 5. Chọn đáp án C

Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần ampe kế và mắc nối tiếp với vật cần đo

Câu 6. Chọn đáp án A

Ta có: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)

Câu 7. Chọn đáp án A

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {I = {{2.10}^{ - 3}}A}\\ {R = {{3.10}^3}\Omega }\\ {t = 10phut = 10.60s = 600s} \end{array}} \right.\)

Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này là:

\(Q = {I^2}Rt = {\left( {{{2.10}^{ - 3}}} \right)^2}{.3.10^3}.600 = 7,2J\)

Câu 8. Chọn đáp án B

 

Điện năng đo được bằng công tơ điện

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của cường độ dòng điện?

A. A                            B. mA             C. kA                          D. cả 3 đáp án trên

Câu 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ

C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Câu 3. Đặt một hiệu điện thế (U = 12V ) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện là:

A. 3A                          B. 1A                          C. 0,5A                       D. 0,25A

Câu 4. Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp?

A. \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)                                                    B. \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

C.\({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)                                                       D. \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Câu 5. Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)                                                    B. \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

C.\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)                                                       D. \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Câu 6. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = 4\). Vậy tỉ số \(\frac{{{l_2}}}{{{l_1}}}\)

A. 4                             B. 2                             C. 0,5                          D. 0,25

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án D

Cường độ dòng điện có các đơn vị là: Ampe (A); mili ampe (mA); kilo ampe (kA)

Câu 2. Chọn đáp án A

Ta có: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế liên hệ với nhau qua biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)

R là hằng số => đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng giống đồ thị hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 3. Chọn đáp án B

Ta có, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

Khi hiệu điện thế U1 = 12V thì cường độ dòng điện là I1 = 2A

=> khi giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện cũng giảm đi 2 lần

 → I2 = 0,5.I1 = 0,5.2 = 1A

Câu 4. Chọn đáp án C

Ta có: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: Rtd = R1 + R2

Câu 5. Chọn đáp án C

A - sai vì:\(\frac{1}{{{R_{AB}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

B - sai vì: \({I_{A{\bf{B}}}} = {I_1} + {I_2}\)

C – đúng

D – sai vì \({U_{AB}} = {U_1} = {U_2}\)

Câu 6. Chọn đáp án D

Ta có: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = 4 \Rightarrow \frac{{{l_2}}}{{{l_1}}} = \frac{1}{4}\)

 

-----Còn tiếp-----

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF