YOMEDIA

Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh 7 năm 2019-Phòng GD&ĐT Pleiku

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh 7 HK2 năm 2019 có đáp án chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập tốt kiến thức ,đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm bài tập môn Sinh học 7. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ PLEIKU

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ A

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ 2

Năm học 2018-2019

MÔN: SINH HỌC          LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút ( Trắc nghiệm: 10 phút)

(Không tính thời gian phát đề)

 

 

Họ và tên học sinh:……………………… …………………..Lớp:6 /……….

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm):

A /Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu cho các câu sau theo em là đúng nhất.                

Câu 1: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?

a. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.                              b. Thỏ, cá chép, ếch đồng. 

c. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.                      d. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt  là:

       a. đời sống                                                             b. tập tính

       c. bộ răng                                                              d. cấu tạo chân

Câu 3: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm những cơ quan nào?

a. Khí quản và 9 túi khí.                                                     b. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.

c. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí.                   d. Phổi, túi khí.

Câu 4: Những động vật thuộc lớp bò sát là

a. thạch sùng, ba ba,cá trắm.                             b. ba ba, tắc kè, ếch đồng.

c. rắn nước, cá sấu, thạch sùng.                        d. ếch đồng, cá voi,thạch sùng.  

B.Điền từ còn thiếu vào ô trống.

Thỏ là động vật…………………, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm, hoạt động về ban đêm. Đẻ con (….………………), nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ thể phủ………...………. Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và cách thức di chuyển của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính.….………….kẻ thù.                                                                                             

II/ TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (3điểm)  Hãy trình bày đặc điểm chung của  lớp thú.

Câu 2: (2 điểm) So sánh hệ tuần hoàn của ếch và thỏ.

Câu 3: (2điểm) Chứng minh sự đa dạng của lớp thú? Cho ví dụ.

Câu 4: (1 điểm) Giải thích  tại sao trong dạ dày cơ của chim, gà thường có các hạt sạn, sỏi?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ PLEIKU

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ B

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ 2

Năm học 2018-2019

MÔN: SINH HỌC          LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút ( Trắc nghiệm: 10 phút)

(Không tính thời gian phát đề)

 

 

Họ và tên học sinh:……………………… …………………..Lớp:6 /……….

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm):

A /Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu cho các câu sau theo em là đúng nhất.                

Câu 1: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch như thế nào?                                                                               

A.Xuất hiện phổi                                B.Hô hấp nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng                        

C.Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp          D.Da và phổi                             

Câu 2: Các bộ phận của hệ hô hấp ở chim bồ câu gồm những gì?                                                                  

A.Khí quản và 9 túi khí                                 

B.Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí                                                                         

C.Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi             

D. Phổi, túi khí.

Câu 3:Thế nào là động vật biến nhiệt?     

A.Thân nhiệt ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi.                                                            B.Nhiệt độ cơ thể không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường                                                        C.Nhiệt độ máu tương đối cao hơn và duy trì cân bằng nội môi về nhiệt chủ yếu nhờ các quá trình trao đổi chất bên trong.

 D.Thân nhiệt ổn định.

Câu 4:Loài động vật nào sau đây không thuộc lớp thú:                                                                                                    

A.Cá mập          B.Cá chích                 C.Cá heo               D.Cá voi xanh

B.Nối đặc điểm cấu tạo ngoài (cột A) với ý nghĩa thích nghi (cột B) của thằn lằn bóng đuôi dài   cho phù hợp.

Đặc điểm cấu tạo ngoài (A)

Ý nghĩa thích nghi (B)

Kết quả (A+B)

1.Mắt có mi cử động, có nước mắt.

a.Bảo vệ mằng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ .

1+……..

2.Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

b.Tham gia di chuyển trên cạn.

2+……..

3.Có cổ dài.

c.Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

3+…….

4.Bàn chân có năm ngón có vuốt.

d.Phát huy vai trò các giắc quan nằm trên đâu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng .

4+……..

II/ TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (3điểm)  Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

Câu 2: (2điểm)  So sánh hệ tuần hoàn của  ếch và thỏ. (2đ)                                                                                            

Câu 3: (1điểm)  Tại sao thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau?

Câu 4: (2điểm Chứng minh sự đa dạng của lớp thú? Cho ví dụ.

   {-- xem đáp án chi tiết ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh 7 HK2 năm 2019 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham gia thi trực tuyến:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF