YOMEDIA

Bộ 6 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Bảo Lý

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 6 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Bảo Lý sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BẢO LÝ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: (6.5 điểm)

Tình bà cháu là tình cảm vô cùng gần gũi và thiêng liêng. Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005)

1. Đoạn thơ trên có hai hình ảnh đã xuất hiện ở khổ đầu tiên. Đó là những hình ảnh nào? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? (1.0 điểm)

2. Xét về cấu tạo, từ “lận đận” trong câu thơ trên thuộc từ loại nào? Giải thích nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)

3. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một văn bản sử dụng cụm từ “mấy nắng mưa”. Hãy chép lại một câu thơ có chứa cụm từ này và ghi rõ tên văn bản đó. (1.0 điểm)

4. Viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những suy ngẫm của người cháu về bà và về bếp lửa. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích). (3.5 điểm)

Phần II: (3.5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất....”

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (6.0 điểm)

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việtt có viết:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Rồi sau đó, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động gắn liền với hình ảnh bà và tình bà cháu:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe.

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

1. Nêu hoàn cảnh ra dời của bài thơ.

2. Hình ảnh “nắng mưa” trong câu thơ “cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” sử dụng nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó? Chép chính xác một câu thơ khác trong bài cũng có hình ảnh này.

3. Cũng trong bài thơ, giặc đốt làng “cháy tàn cháy rụi” nhưng bà dặn cháu khi viết thư cho bố ở chiến khu “chớ kể này, kể nọ”, “cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong lời dặn của bà? Qua lời dặn đó, em hiểu thêm gì về những phẩm chất cao đẹp của bà?

4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp nêu cảm nhận của em về tình bà cháu qua khổ thơ trên, trong đó sử dụng phép nối để liên kết và một câu phủ định (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu phủ định).

PHẦN II (4.0 điểm)

Dưới đây là lời tâm sự của nhân vật chính trong một truyện ngắn giàu chất trữ tình:

..... “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - SGK Ngữ văn 9, tập một)

1. Đây là lời tâm sự của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Lời tâm sự đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật?

2. Ghi ra một câu nghi vấn được dùng trong đoạn trích. Ý nghĩa của câu văn đó là gì?

3. Từ tâm sự của nhân vật trong đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sống đẹp trong cuộc sống hôm nay.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I

Câu 1:

- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô.

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (“nắng mưa” ẩn dụ cho những vất vả, cực nhọc của đời bà).

- Tác dụng: làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh thơ. Qua đó người đọc cảm nhận rõ nét những vất vả, cực nhọc trong cuộc đời bà.

Câu 3:

- Phương châm về chất.

- Phẩm chất: bà là người thương yêu, luôn lo lắng cho con cháu. Vì muốn con yên tâm công tác, không bận tâm lo lắng việc quê nhà mà bà đã dặn dò cháu nói khác đi để bố yên tâm.

Câu 4:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: phân tích khổ thơ trên, tập trung thể hiện cảm nhận về tình bà cháu.

+ Viết theo lối tổng – phân – hợp: câu chủ đề đặt ở đầu đoạn và cuối đoạn có câu tổng hợp.

+ Sử dụng phép nối và câu phủ định.

PHẦN II

Câu 1:

- Lời của nhân vật anh thanh niên.

-(Để xem tiếp đáp án của phần II vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ tôi bảo:

“Con sống không nhất thiết phải làm vừa lòng tất cả bạn bè, và chắc chắn tất cả bạn bè không bao giờ hài lòng hết về con, dù con có làm gì đi nữa. Nhưng con cũng đừng sống để bạn bè phải chọn cách xa lánh con, bởi vì:

Bố mẹ vì tình thương dành cho con có thể đối xử thiên vị với con. Nhưng bạn bè mới là người dạy cho con trưởng thành.

Bố mẹ là mái nhà của con, là nơi bình yên của con nhưng khi con ra ngoài, con không thể nào đơn độc được, con là gì cũng phải cần có bạn bè.

Gia đình là tài sản sẵn có của con, con sinh ra đã có một gia đình, nhưng bạn bè là “tài sản” phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên. Nếu con không tạo dựng được những “tài sản” mang tên bạn bè thì con chính là người thất bại!

Và nếu suốt cả đời con không thể có bạn tốt, thì điều đó không phải là lỗi của bạn mà là lỗi của chính con”.

(Mèo xù, “Bơ đi mà sống, NXB Văn học)

a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên.

b. Hãy chỉ ra các từ ngữ xưng hô trong văn bản và nhận xét thái độ của người nói với người nghe trong cách xưng hô đó.

c. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng)

Câu 2: (3.0 điểm) Dưới đây là nỗi lo lắng của không ít các phụ huynh về con em mình:

“Không biết nấu ăn, không biết nhặt rau, rửa chén, không biết giặt quần áo,... là điểm chung của việc “nghèo nàn” kinh nghiệm sống ở một bộ phận bạn trẻ hiện nay. Con đi học về, hôm thì: “Bộ quần áo này của con bẩn rồi, mẹ giặt cho con nhé”. Hôm thì: “Tại sao mẹ lại quên bỏ chai nước vào ba lô của con, để con khát khô cả họng?”

Nhiều hôm tôi bực mình với thái độ hờ hững của con kiểu như: “Món này con không thích, mẹ nấu món khác cho con ăn”. Đến chiếc xe đi học bị bẩn con cũng phải nhờ bố đi rửa. Thú thật có đôi lúc tôi nhận ra con chẳng biết làm gì ngoài cái việc học xuất sắc. Hằng năm con đều nhận danh hiệu học sinh giỏi, nhưng tôi không cảm thấy vui bởi lẽ con đang bị khuyết kỹ năng sống.”

(Ngọc Liên, báo Tuổi trẻ ngày 08/06/2015)

Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (25 - 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng được nêu trong đề bài ở giới trẻ hiện nay.

Câu 3: (4.0 điểm)

Từ văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), trong vai Kiều Nguyệt Nga, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ của mình với Lục Vân Tiên.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Nội dung chính: ý nghĩa của tình bạn, vai trò của bạn bè trong cuộc đời của mỗi con người.

b. Gợi ý:

- Các từ ngữ xưng hô: mẹ, tôi, con.

- Thái độ của người nói với người nghe:  tình yêu thương, sự dạy dỗ, khuyên bảo chân thành.

c. Gợi ý:

- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán.

- Sự thấu hiểu.

Câu 2:

- Giới thiệu vấn đề.

- Phân tích, bình luận, đánh giá:

+ Giải thích “kĩ năng sống”: Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người.

+ Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sống:

  • Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, không chỉ cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà còn phải rèn luyện kĩ năng sống để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sự là sống chứ không là tồn tại.
  • Kĩ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
  • Kĩ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.
  • Những người có kĩ năng sống tốt thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống.
  • Thực trạng thiếu hụt kĩ năng sống của giới trẻ hiện nay: không biết nấu ăn, không biết giặt quần áo,…

+ Nguyên nhân: Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa được xem trọng từ gia đình và nhà trường.

+ Bản thân mỗi người.

+ Đánh giá, liên hệ bản thân.

Câu 3:

a. Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I (4.0 điểm) Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janneiro, cô bé 12 tuổi người Canada-Severn Cullí Suzuki đã có một bài phát biểu “khiến cả thế giới lặng im”. Dưới đây là một đoạn của bài phát biểu đó:

 “Chúng tôi đến đây không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình... Tôi đến đây lên tiếng cho các thế hệ mai sau, lên tiếng cho những trẻ em đang chết đói trên khắp thế giới mà tiếng khóc cầu cứu không ai nghe thấy, lên tiếng cho muôn vàn động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống. Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng ozôn. Tôi sợ phải thở vì không biết không khí đang chứa những hóa chất nào. Ngày ngày, chúng ta đều nghe những tin về việc các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng rồi biến mất mãi mãi. Tôi đã luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh rừng rậm và rừng mưa nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng tôi tự hỏi, liệu con cái chúng tôi còn có cơ hội được nhìn thấy chúng nữa không?

Câu 1: Tác giả bài phát biểu - một cô bé 12 tuổi đã lên tiếng nhân danh cho những đối tượng nào? Qua đó em cảm nhận được những nét đáng quý nào ở cô bé?

Câu 2: Trong bài phát biểu, cô bé vừa xưng “tôi” vừa xưng “chúng tôi”. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 3: Bài phát biểu của cô bé đã “khiến cả thế giới im lặng”. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về chủ đề “Biết lắng nghe để thấu hiểu”.

Phần II (6.0 điểm) Một trong những thành công của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều) là sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Câu 1: Em hiểu thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”.

(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)

a. Đoạn văn trên cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5-8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2.25 điểm)

b. Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn văn trên và sửa lại cho đúng (0.75 điểm)

Phần 2: (3.0 điểm) 

Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”.

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và được chỉ dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng này nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử té cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng mình.

Viết văn bản nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

Phần 3: (4.0 điểm)

Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I:

a. Gợi ý:

- Văn bản đề cập khái niệm di sản văn hóa phi vật thể.

- Bảo tồn di sản văn hóa:

+ Đây là trách nhiệm chung của cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Chúng ta cần: bảo tồn, lưu giữ, có những hoạt động thiết thực để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

+ Lên án những hành vi phá hoại.

b. Sai chính tả: lưu chuyền (lưu truyền), diễn sướng (diễn xướng).

Phần II: Vấn đề được đặt ra trong tác phẩm: Người tử tế:

- Giới thiệu vấn đề.

- Giải thích: Người tử tế:  người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp

- Bàn luận:

+ Biểu hiện lối sống tử tế:

  • Tôn trọng những người xung quanh.
  • Giúp đỡ những người bị nạn.
  • Sống thành thật, không gian dối.
  • Sống yêu thương, hòa đồng

+ Tác dụng lối sống tử tế:

  • Xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.
  • Bản thân được thanh thản, hạnh phúc

+ Phê phán những kẻ lừa lọc, dối trá,…

- Tổng kết vấn đề.

Phần III:

a. Giới thiệu vấn đề.

b. Những ngày ngằn ngủi được gặp con:

- Lí do được về nghỉ phép.

-(Để xem tiếp đáp án của phần 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 6

Phần I: (6 điểm)

Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh.

Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.

Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp.

Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 6 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 6 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Bảo Lý. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF