YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Tân Phước

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Tân Phước đã được Hoc247 biên soạn dưới đây. Tài liệu giới thiệu đến các em các dạng đề học kì 2 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. 

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÂN PHƯỚC

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Các con đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

 

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

Máu của họ thấm vào lòng biển thắm

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

Các con đứng như tượng đài quyết tử

II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?

Câu 2: (5.0 điểm)

Nhân dân ta có câu tục ngữ:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Hãy giải thích câu tục ngữ đó?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: biểu cảm.

Câu 2.

* Phương pháp: Căn cứ bài học “Từ láy”

* Cách giải:

- Các từ láy có trong đoạn trích: bồn chồn, thao thức.

Câu 3.

* Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ…)

* Cách giải:

- Biện pháp tu từ: so sánh hình ảnh các anh chiến sĩ đứng giống như tượng đài quyết tử.

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp sừng sững, hiên ngang, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

* Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Đoạn văn khoảng 15 dòng, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

 (Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 3. Cho biết câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần nào?

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.

Câu 2: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

* Cách giải:

- Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tác giả: Hồ Chí Minh

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài “Liệt kê”

* Cách giải:

- Liệt kê: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo; công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự quan tâm, cảm xúc của người viết về tinh thần yêu nước của nhân dân.

Câu 3.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài “Câu rút gọn”.

* Cách giải:

- Câu văn trên được rút gọn thành phần chủ ngữ.

Câu 4.

* Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích.

* Cách giải:

- Nội dung: Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm)

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c. Chỉ ra hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn và tác dụng của việc sử dụng hình ảnh đó.

d. Nêu những việc học sinh nên làm để thể hiện lòng yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước.

Câu 2: (2 điểm)

a. Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu là gì?

b. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích đã in nghiêng ở câu hỏi 1. Chỉ ra thành phần đã được rút gọn trong câu vừa xác định.

Câu 3: (5 điểm)

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

* Cách giải:

- Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tác giả: Hồ Chí Minh

b.

* Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích.

* Cách giải:

- Nội dung: Đoạn trích khẳng định phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

c.

* Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra hình ảnh đặc sắc.

* Cách giải:

- Hình ảnh đặc sắc: “thứ của quý”.

- Tác dụng: so sánh “tinh thần yêu nước” giống như “cái thứ của quý” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và sự quý giá của tinh thần yêu nước.

d.

* Phương pháp: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của cá nhân.

* Cách giải:

- Ra sức học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân.

- Thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông đó là làm giàu cho đất nước, cho xã hội. 

- Yêu và trân quý tất cả những thứ nhỏ bé xung quanh: dòng sông, con đường, biển cả… những tài sản của đất nước.

- Luôn yêu quý đồng bào, giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

Câu 2.

a.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài “Rút gọn câu”.

* Cách giải:

- Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu (lược bỏ chủ ngữ hoặc vị ngữ).

- Mục đích rút gọn câu:

+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước;

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

b.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài “Rút gọn câu”.

* Cách giải:

- Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Thành phần rút gọn: chủ ngữ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!

(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản nào?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Em hiểu nội dung chính của đoạn trích trên như thế nào?

Câu 4: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được điều gì từ đức tính của Bác?

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

Cho đoạn thơ:

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

(Theo Tố Hữu, Trích Người con gái Việt Nam)

Câu 1: Chỉ và gọi tên biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn thơ.

Câu 2: Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

 (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53)

a. Nhận biết

Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác?

b. Vận dụng

Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?

Câu 2: 

Môi trường sống xung quanh ta ngày càng trở nên ô nhiễm bởi ý thức của con người. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) với chủ đề bảo vệ môi trường xung quanh ta là một việc làm cấp thiết. Đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 trạng ngữ (gạch chân và ghi rõ các yêu cầu trên)

Câu 3: 

Nhân dân ta thường nói: Thất bại là mẹ thành công. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a.

Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra nội dung.

Cách giải:

- Đoạn trích trên ca ngợi vẻ đẹp giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt và lối sống.

- Dẫn chứng:

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn.

+ Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.

b.

Phương pháp: Căn cứ vào nội dung câu chuyện.

Cách giải:

- Hướng phấn đấu trong năm học mới:

+ Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức hơn nữa.

+ Học tập lối sống giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ.

Câu 2:

Yêu cầu:

- Đoạn văn có độ dài từ 6-8 câu.

- Trong đoạn sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ.

Gợi ý:

- Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề, bởi vậy chúng ta cần ngay lập tức có những biện pháp để bảo vệ môi trường.

- Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến đời sống, gây ra những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng,…

- Biện pháp bảo vệ như: không vứt rác thải bừa bãi, vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường,…

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Tân Phước. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON