YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Mường La

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Mường La được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS MƯỜNG LA

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Số thứ tự của nhóm cho biết:

A. Số electron lớp ngoài cùng                      

B. Số lớp electron                                       

C. Kí hiệu hóa học và tên nguyên tố

D. nguyên tử khối của nguyên tố

Câu 2: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:

A. Tính kim loại và tính phi kim đều giảm.                           

B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. Tính kim loại và phi kim đều tăng.                                            

D. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 3: Dãy đều gồm các hợp chất hữu cơ là:

A. CH4, C2HO, CaO

B. CH3COOH, HCl, CH3OH                                             

C. CH3COONa, CaCl2, C2H5Cl                    

D. C2H6O, C6H12O6, C12H22O11

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam Zn trong 200 g dung dịch CH3COOH a%, vừa đủ. Giá trị của a là

A. 15 %                                                                  

B. 30 %                                                                  

C. 45 %

D. 60%

Câu 5: Dẫn từ từ 4,48 lít ( ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 qua dung dịch Brom dư, thấy khối lượng Brom phản ứng là 16 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của CH4, C2H4 trong hỗn hợp X là: 

A. 25% và 75%                                                     

B. 75% và 25%                                                     

C. 50 % và 50%

D. 40 % và 60%

Câu 6: Có ba dung dịch : rượu etylic, axit axetic, glucozơ. Để phân biệt ba dung dịch trên cần dùng :

A. Quỳ tím, Ag2O trong dung dịch Amonniac  

B. NaOH, Ag2O trong dung dịch Amoniac      

C. Zn, NaOH

D. NaOH, quỳ tím.

Phần II : Tự Luận

Câu 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:

CH4  →  C2H2 → C2H4 → CH3–CH2–OH → CH3–COOH → CH3–COOC2H5

Câu 2Có 3 lọ không nhãn đựng 3 dung dịch không màu: hồ tinh bột, glucozơ, saccarozo.

Hãy nêu cách nhận biết các chất trên bằng phương pháp hóa học.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 11,3 g hốn hợp A gồm Mg, Zn trong 200 g dung dịch CH3-COOH nồng độ a % ,vừa đủ tạo thành dung dịch A; 6,72 lít khí Hidro ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy:

a, Viết phương trình hóa học của phản ứng trên ?

b, Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu?

c, Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CH3-COOH đã dùng và dung dịch muối thu được sau phản ứng?

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ A thu được 17,6 g khí CO2 và 9 g H2O. Biết phân tử chất A chỉ chứa một nguyên tử oxi trong phân tử và tác dụng được với Natri giải phóng H2. Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của A.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Trắc nghiệm 

1

2

3

4

5

6

A

B

D

B

C

A

 

Phần II: Tự luận 

Câu 1: 

- Hoàn thành mỗi PTHH 0,4 điểm

Câu 2: 

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự 

- Dùng dung dịch Iot để nhận ra hồ tinh bột 

- Dùng Ag2O trong dung dịch Amoniac nhận ra Glucozơ 

- Chất còn lại là Saccarozo.

Câu 3: 

a. PTHH:   

Zn + 2CH3-COOH → (CH3-COO)2Zn  + H2 (0,25 điểm)

Mg + 2CH3-COOH → (CH3-COO)2Mg  + H2 (0,25 điểm)

b. %mMg=42,5%; %mzn = 57,5% (1 điểm)

c. 18 % ; 13,5 %; 8,7% (1 điểm)

Câu 4: CTPT : C4H10O.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Em hãy cho biết:        

a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

b. Cấu tạo phân tử và ứng dụng của benzen.

Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng) :

C12H22O11  → C612O6  → C2H5OH  →  CH3COOH →  CH3COOC2H5

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam hợp chất hữu cơ A thu được 52,8 gam khí CO2 và 21,6 gam H2O. Biết khối lượng mol của A là 56 g/mol.

a. Trong hợp chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b. Tìm công thức phân tử của A.

Câu 4: 

a. Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: saccarozơ, axit axetic và glucozơ. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng trên.

b. Nêu 4 tác hại của rượu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm 

Câu 1: Các nguyên tố trong nhóm VII được sắp xếp theo thứ tự như sau: F, Cl, Br, I, At.

Phát biểu nào dưới đây là sai ?

A. Tính phi kim của F là mạnh nhất                 

B. Điện tích hạt nhân  tăng dần từ F đến At

C. Số electron lớp ngoài cùng tăng từ F đến At 

D. Số lớp electron tăng dần từ F đến At

Câu 2: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều kim loại giảm dần?

A. Na, Mg, Al, K            

B. K, Na, Mg, Al      

C. K, Mg, Al, Na               

D. Mg, K, Al, Na

Câu 3 : Trong một chu kì, sự biến đổi của các nguyên tố tuân theo quy luật nào? 

A. Số electron tăng từ 1 đến 8                              

B. Số lớp electron tăng từ 1 đến 8           

C. Số điện tích hạt nhân tăng từ 1 đến 8   

D. Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8

Câu 4 : Nhóm chất gồm các hiđrocacbon là

A. C2H6, CH4, C2H2, C6H6                                       

B. C2H6O, C3H8, C2H5O2N, Na2CO3

C. C2H6O, C6H6, CO, Na2CO3.                                            

D. C2H6O, CH3Cl, C2H5O2N, CO

Câu 5: Trong phân tử metan có

A. 4 liên kết đơn                                                              

B. 4 liên kết đơn, một liên kết đôi

C. 2 liên kết đơn, một liên kết ba                             

D. 1 liên kết đôi

Câu 6: Phản ứng ………là phản ứng đặc trưng của các phân tử có liên kết đôi, liên kết ba

A. thế            

B. cộng                           

C. oxi hoá –khử .                      

D. phân huỷ

Câu 7: Chất làm mất màu dung dịch brom là

A. CO2, CH4      

B. CO2, C2H4                  

C. CH4, C2H4                  

 D. C2H2, C2H4

Câu 8 : Cấu tạo phân tử benzen có đặc điểm

A. Ba liên kết đơn xen kẽ với ba liên kết ba    

B. Ba liên kết đôi xen kẽ với ba liên kết đơn

C. Hai liên kết đơn xen kẽ với hai liên kết đôi 

D. Ba liên kết đôi xen kẽ với hai liên kết đơn

Câu  9: Axit axetic có tính chất axit vì trong phân tử có

A. Hai nguyên tử oxi                                              

B. Có nhóm -OH  

C. Có một nguyên tử oxi và một nhóm -OH               

D. Có nhóm -COOH 

Câu 10: Điền chất còn thiếu vào phương trình hoá học sau:

CH3COOH+ ?   →  CH3COOC2H5  +  H2O

A. CH4                          

B. CH3                            

C. C2H5OH                      

D. CH3OH 

Câu 11: Sản phẩm thu được khi cho một axit tác dụng với một rượu gọi là

A. ete                          

B. este            

C. etyl                        

D. etylic

Câu 12: Axit axetic có thể điều chế từ chất nào dưới đây? 

A. Etilen                     

B. Benzen                  

C. Rượu etylic         

D. Glucozơ

Phần II. Tự luận

Câu 13: Viết phương trình hoá học biểu diễn chuỗi biến hoá sau:(kèm điều kiện phản ứng nếu có)            

Rượu etylic →  Axit axetic  → Etyl axetat   →   Natri axetat

Câu 14: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết ba lọ hóa chất mất nhãn chứa các dung dịch glucozơ, axit axetic và rượu etylic.      

Câu 15: Cho dung dịch glucozơ lên men, người ta thu được 11,2 lit khí cacbonic ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng?

b. Tính khối lượng glucozơ cần dùng.

c. Tính thể tích rượu 460 thu được nhờ quá trình lên men nói trên.

(Biết khối lượng riêng của rượu là 0.8 g/ml. C =12, H =1, O =16)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A . Trắc nghiệm khách quan

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

B

D

A

A

B

D

B

D

C

B

C

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Dãy chất nào sau đây đều là hidrocacbon?

A. CH4 ; C2H4 ; C2H2 : C2H6                                      

B. C6H5Na ; CH4O ; HNO3 ; C3H6

C. HCl ; C2H6O ; CH4 ; NaHCO3                              

D. CH3NO2 ; CH3Br ; NaOH

Câu 2: Hoá trị của cacbon trong hợp chất hữu cơ bằng bao nhiêu?

A. IV                                       B. III                           C. II                                        D. I     

Câu 3: Thành phần phần trăm của nguyên tố C có trong metan (CH4) bằng bao nhiêu?

A. 75%                                    B. 25%                        C. 12%                                    D. 92,3%

Câu 4: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. Metan                                 B. Etilen                      C. Rượu etylic             D. Axit axetic

Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Metan có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

B. Metan nặng hơn không khí

C. Metan là chất khí, không màu, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

D. Metan có màu xanh da trời, ít tan trong nước.

Câu 6: Cấu tạo đặc biệt của phân tử etien là

A. trong phân tử có 4 liên kết đơn C–H

B. trong phân tử có liên kết đơn giữa C–C

C. trong phân tử có nhóm - OH

D. trong phân tử có 1 liên kết đôi giữa C = C

Câu 7: Khí etilen có lẫn khí CO2, SO2 và hơi nước. Để thu được khí etilen tinh khiết, theo em nên dùng cách nào trong các cách sau?

A. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư, sau đó qua dung dịch H2SO4 đặc.

B. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước brom dư sau đó dẫn khí thoát ra vào H2SO4 đặc.

C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

D. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước brom dư.

Câu 8: Đâu là công thức cấu tạo rút gọn của rượu etylic trong các công thức sau?

A. CH4                                                             B. CH3 – CH2 – OH    

C. CH3 – CH2 – CH3                                       D. CH3 – O – CH3

Câu 9: Dung dịch của chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. Rượu etylic                                                 B. C6H6                      

C. Axit axetic                                                   D. Dầu mỏ

Câu 10: Cho các chất sau:

(1) CH4       

(2) CH3 – OH         

(3) CH3 – CH2 – OH       

(4) CH2 = CH2        

(5) C6H6

Chất nào có phản ứng thế với kim loại Na?

A. (1), (4)                                B. (1), (5)                    C. (2), (4)                    D. (2), (3)

Câu 11: Khí nào trong các khí sau kích thích hoa quả mau chín?

A. Etien                                   B. Metan                     C. Oxi                         D. Cacbonic

Câu 12: Đâu là tính chất vật lí của chất béo?

A. là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nặng hơn nước.

B. là chất nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa,….

C. là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.

D. là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước.

Câu 13: Số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100ml rượu 750 là:

A. 25 ml                                  B. 150 ml                    C. 75 ml                      D. 100 ml

Câu 14: Để làm sạch cặn dưới đáy siêu nước người ta dùng:

A. Dung dịch axit H2SO4                                                         B. Dung dịch axit HCl

C. Dung dịch NaCl                                                     D. Giấm ăn                 

Câu 15: Công thức chung của chất béo là

A. C2H5OH                                                                 B. CH4

C. CH3COOH                                                             D. (R-COO)3C3H5                 

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Câu 1. Viết công thức cấu tạo của rượu etylic và công thức cấu tạo của axit axetic.

Câu 2. Nêu phương pháp hóa học phân biệt 3 chất lỏng sau: Rượu etylic, axit axetic, nước cất.

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 4,6g rượu etylic nguyên chất ở nhiệt độ cao.

a, Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b, Tính thể tích khí COthu được (ở đktc) và khối lượng H2O tạo thành.

c, Dẫn sản phẩm thu được đi qua dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

Câu 4. Khoản Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn như sau:

Mức nồng độ cồn

Đối tượng

Mức phạt tiền

Xử phạt bổ sung

Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít  khí thở

Ô tô

06 - 08 triệu đồng

Tước Bằng từ 10 - 12 tháng

Xe máy

02 - 03 triệu đồng

Xe đạp, xe đạp điện

80.000 - 100.000 đồng

 

Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở

Ô tô

16 - 18 triệu đồng

Tước Bằng từ 16 - 18 tháng

Xe máy

04 - 05 triệu đồng

Xe đạp, xe đạp điện

200.000 - 400.000 đồng

 

Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít  khí thở

Ô tô

30 - 40 triệu đồng


Tước Bằng 22 - 24 tháng

Xe máy

06 - 08 triệu đồng

Xe đạp

600 - 800.000 đồng

 

 

Khi cảnh sát giao thông kiểm tra hơi thở của một người lái xe máy thấy trong 250 ml khí thở của người này có 0,15 mg C2H5OH. Vậy người lái xe có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Nếu có vi phạm thì người lái xe máy trên bị xử phạt với mức phạt tiền và xử phạt bổ sung như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Thể tích rượu etylic 100 cần dùng để lên men thu được 500 ml dung dịch axit axetic 0,1M. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml.

A. 28,75 ml                         B. 2,875 ml                    C. 18,4 ml                      D. 1,84 ml

Câu 2: Công thức cấu tạo thu gọn của etyl axetat là:

A. C2H5OH                        B. CH3COOH               C. CH3COOCH3           D. CH3COOC2H5

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: Etilen → X → Y→ Etyl axetat. Chất X, Y lần lượt là:

A. C2H5OH, CH3COOH                                           B. C4H10, CH3COOH

C. C2H5OH, CH3COONa                                         D. C2H2, CH3CHO

Câu 4: Một hỗn hợp khí gồm C2H4 và CO2. Để thu khí C2H4 tinh khiết ta dùng chất nào sau đây:

A. Dung dịch CuSO4                                                B. Dung dịch HCl dư

C. Dung dịch Ca(OH)2 dư                                        D. Dung dịch Br2

Câu 5: Chất nào sau đây được dùng để dập tắt đám cháy:

A. O2                                  B. CO                            C. CO2                           D. C2H4

Câu 6: Cho 3 gam axit axetic tác dụng hết với Na thu được m gam natri axetat. Giá trị của m là:

A. 4,4 gam                          B. 8,2 gam                     C. 8,8 gam                     D. 4.1 gam

Câu 7: Trong một chu kỳ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân:

A. Số electron lớp ngoài cùng giảm dần từ 1 đến 8

B. Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần

C. Số lớp electron của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8

D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần

Câu 8: Cho 18,4 gam C2H5OH tác dụng với 500 ml dung dịch CH3COOH 1M thu được 22 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất phản ứng este là:

A. 80%                               B. 75%                           C. 62,5%                        D. 50%

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm: C2H4, C6H­6, C2H­6. Sau phản ứng thu được 22,4 lít khí CO2 ở đktc và 10,8 gam H2O. Giá trị của a là:

A. 12,6 gam                        B. 7,3 gam                     C. 6,6 gam                     D. 13,2 gam

Câu 10: Cho các chất sau: CaO, FeO, HCl, H2O, NaOH. Dãy chất tác dụng với CO2 là:

A. CaO, H2O, NaOH         B. HCl, H2O, NaOH      C. CaO, FeO, HCl         D. FeO, HCl, H2O

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Mường La. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF