YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học và chuẩn bị tốt cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: VẬT LÍ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một nguồn gồm 6 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 2 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,12 (W). Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205(W) mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:

A. 0,13 g                        

B. 1,3 g                              

C. 13 g                               

D. 0,013 g

Câu 2: Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây sai

A. q1 và q2 đều là điện tích âm.           

B. q1 và q2 đều là điện tích dương

C. q1 và q2 trái dấu.             

D. q1 và q2 cùng dấu.

Câu 3: Khi mắc song song n dãy, mỗi dãy m nguồn điện có điện trở  trong r giống nhau thì điện trở trong của cả bộ nguồn cho bởi biểu thức

A. nr/m.                          

B. mr.                  

C. m.nr.          

D. mr/n.

Câu 4: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. A = UIt.                    

B. A = UI.                         

C. A = EI.                          

D. A = EIt.

Câu 5: Bốn điểm A, B, C và D trong không khí tạo thành một hình chữ nhật ABCD với AD = a = 3 cm, AB = b = 4 cm. Các điện tích q1, q2 và q3 lần lượt đặt tại A, B và C. Biết q2=-12,5.10-8 và cường độ điện trường tổng hợp tại D bằng 0. Tính q1 và q3

A. q1= 3,7.10-8C;q3= 3,4.10-8C                  

B. q1= 5,1.10-8C;q3= 6,4.10-8C

C. q1= 2,7.10-8C;q3= 6,4.10-8C                    

D. q1= 2,1.10-8C;q3= 3,4.10-8C

Câu 6: Công suất của dòng điện trong một đoạn mạch

A. có đơn vị là kWh

B. là công của lực điện trường thực hiện khi di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch

C. bằng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một giây

D. luôn bằng nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong thời gian một giây. 

Câu 7: Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữ hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là:

A. đường thẳng song song với các đường sức điện.

B. một phần của đường hypebol.

C. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.

D. một phần của đường parabol.

Câu 8: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. Cb = 15 (μF).             

B. Cb = 10 (μF).                 

C. Cb = 55 (μF).                 

D. Cb = 5 (μF).

Câu 9: Điện tích điểm q = -3.10-6C di chuyển được đoạn đường 2,5cm dọc theo một đường sức điện nhưng ngược chiều của đường sức trong một điện trường đều có cường độ điện trường 4000 V/m. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q là

A. -3.10-3J                      

B. 3.10-2J                           

C. -3.10-4J                          

D. 3.10-4J

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

B. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

C. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

D. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

.....

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ - ĐỀ 02

Câu 1. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài là biểu thức nào sau đây?

 A. UN = Ir.                         

B. UN = I(RN + r).              

C. UN =E – I.r.                  

D. UN = E + I.r.

Câu 2. Đơn vị của điện dung của tụ điện là

A. V/m (vôn/mét).             

B. C. V (culông. vôn).       

C. F (fara).                         

D. V (vôn).

Câu 3. Cho một vật có điện tích q1 = -5.10–5 C tiếp xúc một vật giống hệt có điện tích q2 = 7. 10–5C. Tổng đại số điện tích của hai vật sau khi tiếp xúc là

A. -7.10–5 C.                       

B. 2.10–5 C.                        

C. 10–5 C .                          

D. 5.10–5 C.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Theo thuyết êlectron , một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

B. Theo thuyết êlectron , một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

C. Theo thuyết êlectron , một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron , một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

Câu 5. Trong một điện trường đều có cường độ điện trường là 250V/m. Nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5cm có hiệu điện thế là

A. 0,25V.       

B. 125V.    

C. 12,5V.           

D. 1,25V.

Câu 6. Véc tơcường độ điện trường tại điểm M gây ra bởi điện tích q > 0 có chiều

A. hướng ra xa q.

B. phụ thuộc vào độ lớn của q.

B. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

D. hướng về phía q.

Câu 7. Tại hai điểm A, B trong điện trường, mối liên hệ giữa điện thế ,  với hiệu điện thế  là

A. VA - VB = UAB

B. VB + VA = UAB          

C. VA + VB = - UAB

D. VB - VA = UAB       

Câu 8. Trong các nhận định về suất điện động của nguồn điên, nhận định không đúng

A. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ khi dịch chuyển một điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn điện tích dịch chuyển.

B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực điện của nguồnđiện.

C. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.

D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn khi mạch ngoài hở.

Câu 9. Cho các hạt sau: (I) proton, (II) nơtron, (III) electron. Chọn câu trả lời đúng về tương tác giữa các hạt

A. (III) hút (II), (II) đẩy (I).

B. (III) đẩy (I), (III) không tương tác (II).

C. (III) đẩy (II), (II) hút (I).

D. (III) hút (I), (III) không tương tác (II).

Câu 10. Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường không phụ thuộc vào

A. hình dạng đường đi từ M đến N.                              

B. cường độ điện trường tại  M và N.

C. vị trí của các điểm M,N.         

D. độ lớn của điện tích q.

.....

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ - ĐỀ 03

Câu 1:  Hai điện tích dương q1 = 3q2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì lực tĩnh điện giữa chúng là 12N. Nếu cho hai điện tích tiếp xúc với nhau rồi đưa ra khoảng cách r ban đầu trong không khí thì lực tĩnh điện giữa chúng là bao nhiêu ?

A.  4N.                                    

B.  32N.                    

C.  9N.                 

D.  16N.

Câu 2:  Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 14\(\Omega \) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 10,5 V và khi điện trở của biến trở là 18\(\Omega \) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 10,8 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện này là

A.  \(\xi \) = 11,70 V.; r = 1,64 \(\Omega \)                      

B.  \(\xi \) = 11, 80 V.; r = 1,64 \(\Omega \)

C.  \(\xi \) = 12 V ; r = 2 \(\Omega \)                     

D.  \(\xi \) = 11,76 V ; r = 1,64 \(\Omega \) 

Câu 3:  Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q\(\langle \) 0,tại một điểm trong chân không,cách điện tích Q một khoảng r là:

A.  \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{r}\)               

B.  \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)      

C.  \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{r}\)    

D.  \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\) 

Câu 4:  Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công AMN của lực điện càng lớn nếu

A.  hiệu điện thế UMN càng lớn                

B.  hiệu điện thế UMN càng nhỏ           

C.  đường đi MN càng ngắn                   

D.  đường đi MN càng dài

Câu 5:  Chiều dày của lớp Niken (Ni) phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 ( khối lượng mol nguyên tử A ) và hóa trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:

A. I = 2,5 (A).       

B. I = 250 (A).       

C. I = 2,5 (mA).               

D.I = 2,5 (μA).

Câu 6:  Một bộ acquy có \({{\xi }^{'}}\) = 84 V, r =0,2\(\Omega \) được nạp bằng dòng điện I = 5 A từ một máy phát có \(\xi \) = 120 V, r =0,12\(\Omega \). Giá trị R để có dòng điện trên là

A.  7,0 \(\Omega \)         

B.  6,5 \(\Omega \)       

C.  6,0 \(\Omega \)           

D.  6.88. \(\Omega \)

Câu 7:  Điện trở R = 10\(\Omega \) nối với nguồn điện có suất điện động \(\xi \) = 12V, điện trở trong r tạo thành mạch kín. Biết công suất của nguồn điện bằng hai lần công suất mạch ngoài. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:

A.  I= 0,6 A     

B.  I= 12A        

C.  I= 0,5A        

D.  I= 1,2A

Câu 8:  Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = -5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không . Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q5 (cm), cách q2 15 (cm) là :

A.  E = 1,600 (V/m).         

B.  E = 16000 (V/m).        

C.  E = 2,000 (V/m).         

D.  E = 20000 (V/m).

Câu 9:  Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi trong thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:

A.  t = 30 (phút).               

B.  t = 4 (phút).                 

C.  t = 25 (phút).               

D.  t = 8 (phút).

Câu 10:  Một mối hàn của một cặp nhiệt  điện có hệ số αT = 48 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0c, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là \(\xi \) = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:

A.  4180K.        

B.  1250K.           

C.  3980K.                

D.  1450K.

.....

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ - ĐỀ 04

Câu 1: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để: 

A. đúc điện.                           

B. mạ điện.                       

C. sơn tĩnh điện.               

D. luyện nhôm.

Câu 2 : Điện phân dung dịch AgNO3 với dòng điện có cường độ I = 5 A. Sau bao lâu thì lượng Ag bám vào catot là 5,4g ?     

 A. 965 s 

B. 2700 s         

C. 1930 s     

D. 9650 s

Câu 3: Dòng điện không đổi là dòng điện có:

A. cường độ không đổi       

B. chiều không thay đổi

C. chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

D. số hạt mang điện chuyển qua không đổi

Câu 4: Xét một nguồn điện  có suất đện động E = 10V, điện trở trong r = 2 W. Nếu có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì cường độ dòng điện qua mạch bằng:

A. 20A           

B. 10A         

C. 12 A       

D. 5A

Câu 5: Chọn câu trả lời ĐÚNG . Một nguồn điện có suất điện động E = 8V, điện trở trong r = 4Ω được mắc với mạch ngoài  gồm điện trở R = 4Ω tạo thành mạch kín. Công suất của mạch ngoài là :

A. PN = 4 W                     

B. PN = 3,5 W                  

C. PN = 7 W           

D. PN = 3,75 W

Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ: Trong đó nguồn điện suất điện động ξ = 6V; r = 2Ω; Đ: 3V – 3W. Điều chỉnh R để đèn sáng bình thường. Giá trị của R là:

A. 1,5Ω      

B. 1 Ω           

C. 0,5Ω      

D. 3Ω

Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ, hai nguồn giống nhau có E = 4 V; r = 2W. Mạch ngoài gồm ${{R}_{1}}=2\Omega ;{{R}_{2}}=4\Omega $, hiệu điện thế UMN bằng:

A. 0,8V                  

B. -0,8V        

C. -5,6V  

D. 5,6V

Câu 8:Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (E, r) tính bởi biểu thức nào sau đây?

A. UN = E + I.r.         

B. UN = Ir.           

C. UN =E – I.r.          

D. UN = I(RN + r).

Câu 9: Biểu thức tính suất điện động của nguồn điện là

A. \(\xi =\frac{A}{q}\)      

B. \(\xi =At\)     

C. \(\xi =AIt\)     

D. \(\xi =\frac{A}{d}\)  

Câu 10: Cường độ dòng điện  không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một phút.

A. 1,02375.1018.      

B. 1,02375.1020            

C. 1,02375.1019.      

D. 1,02375.1021.

.....

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK1 MÔN VẬT LÍ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ - ĐỀ 05

Câu 1:Hiệu điện thế hai cực của nguồn điện (E, r) tính bởi biểu thức nào sau đây?

A. UN = E + I.r.                   

B. UN = Ir.                      

C. UN =E – I.r.                

D. UN = I(RN + r).

Câu 2: Biểu thức tính suất điện động của nguồn điện là

A. \(\xi =\frac{A}{q}\)      

B. \(\xi =At\)    

C. \(\xi =AIt\)     

D. \(\xi =\frac{A}{d}\) 

Câu 3:  Trên vỏ một tụ điện có ghi 100µF-150V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

A. 5.10-4C               

B. 15.10-3C              

C. 5000C     

D. 15C

Câu 4 : Điện phân dung dịch AgNO3 với dòng điện có cường độ I = 5 A. Sau bao lâu thì lượng Ag bám vào catot là 5,4g ?     

 A. 965 s         

B. 2700 s         

C. 1930 s     

D. 9650 s

Câu 5: Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế U = 6V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng 1,5A. Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn trong 1 giờ là

A. 48600J     

B. 32400J              

C. 21600J      

D. 194400J

Câu 6: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. dòng các ion âm và dương chuyển động theo hai chiều ngược nhau.

B. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.

Câu 7: Công thức của định luật Jun – Len-xơ là:

A. \(Q={{I}^{2}}Rt.\)      

B. \(Q={{R}^{2}}{{I}^{2}}t.\)               

C. \(Q={{R}^{2}}It.\)      

D. \(Q=RIt.\)

Câu 8: Quả cầu nhỏ mang điện tích 2nC đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 4cm là

A. 1250V/m               

B.11250V/m                          

C. 5.103V/m               

D. 5625V/m

Câu 9: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để: 

A. đúc điện.                           

B. mạ điện.                       

C. sơn tĩnh điện.         

D. luyện nhôm.

Câu 10: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng:

A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.

B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi nhiệt độ  của nó đạt giá trị đủ lớn.

C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.

D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 (K).

.....

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF