HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi tự luận có thể xuất hiện trong bài kiểm tra của mình. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Kể tên các hình thức hô hấp ở động vật?
b. Trong các bề mặt trao đổi khí ở động vật, bề mặt trao đổi khí nào có thể trao đổi O2 giữa cơ thể với môi trường nước?
c. Ở người, sau bữa ăn, quá trình tiêu hóa tinh bột và hấp thụ đường glucozơ làm lượng đường trong máu tăng lên. Cơ thể đã tiết ra hoocmôn gì để giúp đưa lượng đường trong máu trở về trạng thái bình thường?
Câu 2:
a. Trình bày những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở
b. Cho các loài động vật sau: Trai sông, cá chép, cá trôi, tôm, chim bồ câu, châu chấu, ếch, cá sấu. Hãy sắp xếp các loài động vật trên phù hợp với các dạng hệ tuần hoàn sau:
(1) Hệ tuần hoàn hở
(2) Hệ tuần hoàn đơn
(3) Hệ tuần hoàn kép
Câu 3:
a. Giải thích tại sao thực vật CAM có giai đoạn đầu cố định sơ cấp CO2 diễn ra vào ban đêm?
b. Hướng động là gì? Hiện tượng tua cuốn ở cây nho cuốn vào giàn thuộc loại hướng động nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a. Các hình thức hô hấp ở động vật: hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, bằng mang, bằng phổi.
b. Trong các bề mặt trao đổi khí ở động vật, bề mặt có thể trao đổi O2 giữa cơ thể với môi trường nước là: bề mặt cơ thể (ở ruột khoang, giun) và mang (ở cá, tôm)
c. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng lên, cơ thể đã tiết ra hoocmôn insulin chuyển hóa glucozơ thành glicogen dự trữ để giúp đưa lượng đường trong máu trở về trạng thái bình thường.
Câu 2:
a. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Máu chảy với áp lực cao hay trung bình, tốc độ máu chảy nhanh → máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cao của cơ thể.
b.
(1) Hệ tuần hoàn hở: trai sông, tôm, châu chấu
(2) Hệ tuần hoàn đơn: cá chép, cá trôi,
(3) Hệ tuần hoàn kép: chim bồ câu, ếch, cá sấu
Câu 3:
a. Thực vật CAM có giai đoạn đầu cố định sơ cấp CO2 diễn ra vào ban đêm vì ban đêm, khí khổng mới được mở ra, CO2 đi vào tế bào, quá trình cố định CO2 có nguyên liệu để thực hiện, còn ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước, nên tế bào không lấy được CO2.
b. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
Hiện tượng tua cuốn ở cây nho cuốn vào giàn thuộc loại hướng động tiếp xúc.
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ 02
Câu 1: Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được? Thế nào là bón phân hợp lí? Việc bón phân không hợp lí dẫn đến hậu quả gì về năng suất và môi trường?
Câu 2: Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở cơ thể thực vật:
Dựa vào sơ đồ hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Điền các chất cần thiết và các vị trí (1), (2), (3), (4), (5), (6)
- Chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp và ngược lại.
Câu 3: Liệt kê các bộ phận của ống tiêu hóa người. Ống tiêu hóa phân thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Câu 4: Hệ dẫn truyền tim gồm các bộ phận nào? Giải thích vì sao khi vận động mạnh (chạy, mang vật nặng...) huyết áp tăng, còn khi mất nước (ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy...) huyết áp lại giảm?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được:
- Các dạng nitơ trong đất gồm: nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật...)
- Dạng nitơ mà cây hấp thụ: NO3- và NH4+
Bón phân hợp lí:
- Đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng
- Đúng nhu cầu của giống, loài cây
- Phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây
- Phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ
Hậu quả của việc bón phân không hợp lí:
- Bón phân không hợp lí làm năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp
- Bón phân quá liều lượng cần thiết sẽ làm tăng chi phí phân bón dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp
- Bón phân quá nhiều làm lượng phân bón dư thừa gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường, từ đó gây hại cho sức khỏe con người và động vật, phá hủy các hệ sinh thái.
Câu 2:
Các chất cần thiết ở vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 6
- 1, 2 là C6H12O6 + O2
- 3, 4 là CO2 + H2O
- 5 là ADP
- 6 là ATP
Chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp và ngược lại:
- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu và chất ôxi hóa trong hô hấp
- Ngược lại, sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp C6H12O6 và giải phóng ôxi trong quang hợp.
Câu 3:
Các bộ phận của ống tiêu hóa ở người: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
Ống tiêu hóa phân nhánh thành các bộ phận khác nhau có tác dụng: sự chuyển hóa cao của các bộ phận làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
Câu 4:
Hệ dẫn truyền tim gồm các bộ phận: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốckin.
Khi vận động mạnh huyết áp tăng vì: vận động mạnh làm cho nhịp tim đập nhanh (tăng nhịp tim) và mạnh (tăng lực co tim) sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch gây ra áp lực lớn lên động mạch
Khi mất nước huyết áp giảm vì lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm.
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ 03
Câu 1: Phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật?
Câu 2:
a. Hướng động là gì? Kể tên 5 hình thức hướng động ở thực vật.
b. Nêu khái niệm và nguyên nhân của ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.
Câu 3:
a. Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: trồng 2 cây đậu non cùng loài trong 2 chậu khác nhau và để vào 2 buồng tối khác nhau. Học sinh lắp bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau ở 2 buồng (hình bên), ngoài ra các điều kiện khác ở 2 buồng là hoàn toàn giống nhau. Hãy dự đoán và giải thích kết quả thí nghiệm (ở cả thân và rễ) ở 2 chậu.
b. Cho các hình thức cảm ứng của thực vật sau đây:
(1) Cây gọng vó uốn cong gai khi có côn trùng dính vào các gai.
(2) Các tua cuốn của đậu Hà Lan quấn quanh một trục.
(3) Rễ cây phát triển hướng về phía có nhiều phân đạm.
(4) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 25 – 300C.
Hãy xác định kiểu cảm ứng ở mỗi hình thức trên (nêu rõ thuộc hướng động hay ứng động và tác nhân gây nên cảm ứng).
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Tiêu chí |
Phân giải hiếu khí |
Phân giải kị khí |
Điều kiện |
Có oxi |
Không có oxi |
Các giai đoạn |
Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron hô hấp |
Đường phân Lên men |
Năng lượng (ATP) |
Nhiều, 1 phân tử glucoz tạo ra 38ATP |
Ít , 1 phân tử glucoz tạo ra 2ATP |
Câu 2:
a. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
5 loại: hướng sáng, hướng đất, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc.
b. Ứng động không sinh trưởng là sự vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, chủ yếu do thay đổi trạng thái trương nước của tế bào.
Là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học.
- Ứng động sinh trưởng là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và hoocmôn thực vật.
Câu 3:
a. Chậu 1: thân và rễ đều mọc thẳng. Do auxin phân bố đều ở 2 bên phía của thân và rễ nên sự giãn dài của tế bào 2 phía là như nhau.
- Chậu 2: ngọn thân hướng về phía bóng đèn, rễ tránh xa bóng đèn. Do auxin phân bố không đều. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào làm ngọn cây vươn về phía có ánh sáng bóng đèn. Ở rễ thì lượng auxin cao ở phía ít ánh sáng gây ức chế sinh trưởng tế bào nên rễ hướng về phía ít ánh sáng.
b.
(1) Ứng động tiếp xúc / ứng động sức trương
(2) Hướng tiếp xúc
(3) Hướng hóa
(4) Nhiệt ứng động (vận động nở hoa)
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ 04
Câu 1. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép?
Câu 2. Trình bày vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu?
Câu 3. Tại sao tim đập suốt đời mà không biết mệt mỏi?
Câu 4. Tính tự động của tim là gì? Nhờ đâu mà tim có tính tự động?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu được tim bơm đi từ tâm thất trái đến động mạch phổi ( máu nghèo ôxi) đến mao mạch phổi trao đổi khí ( trở thành máu giàu ôxi) về tĩnh mạch và về tâm nhĩ phải
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu được tim bơm đi từ tâm thất phải đến động mạch chủ ( máu giàu ôxi) đến mao mạch trao đổi khí và chất dinh dưỡng ( máu nghèo ôxi) về tĩnh mạch và về tâm nhĩ trái.
- Vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ vì vậy mới gọi là hệ tuần hoàn kép
Câu 2:
- Vai trò của thận:
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao ( do ăn mặn hoặc mất nhiều nước )thận tăng cường tái hấp thụ nước tră về máu, đồng thời động vật uống nước vào do có cảm giác khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm (do nước quá nhiều làm dư thừa nước), thận tăng thải nước, nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Thận thải các chất urê duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
- Vai trò của gan:
+ Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên. Tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định.
+ Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
Câu 3:
- Xét chung: Tâm nhĩ và tâm thất co 0.4 s và nghỉ là 0.4 s.
- Xét riêng:
+ Tâm nhĩ co 0.1 s và nghỉ 0.7 s.
+Tâm thất co 0.3 s và nghỉ 0.5 s.
Vậy thời gian hoạt động của tim ít hơn thời gian nghỉ của tim chính vì đó mà tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu 4:
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.
Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim:
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ 05
Câu 1: Nêu đặc điểm, cơ chế, vai trò của hướng sáng và hướng trọng lực ở thực vật.
Câu 2:
A. Vì sao ăn mặn không tốt cho sức khỏe?
B. Sau bữa ăn thành phần máu trước khi qua gan có gì khác so với thành phần máu sau khi qua gan ? giải thích?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Hướng sáng |
Hướng trọng lực |
|
Đặc điểm |
Rễ cây hướng sáng âm Thân, ngọn cây hướng sáng dương |
Rễ cây hướng sáng dương Thân, ngọn cây hướng sáng âm |
Cơ chế |
auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và mặt trên của rễ |
|
Vai trò |
Giúp cây hướng tới nguồn ánh sáng |
Giúp rễ cây cắm sâu xuống đất, thân cây vươn lên khi cây bị đổ… |
Câu 2:
a. Vì ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào với ion natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào các tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào , tăng trương lực cơ thành mạch,gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp
b. Gan là nơi tích luỹ glucose dưới dạng glicogen.
Sau bữa ăn nồng độ glucose trong máu cao, các chất dinh dưỡng được đi vào máu qua lông ruột, đổi vào tĩnh mạch ruột → tĩnh mạch cửa gan → gan: chuyển hoá glucose → glicogen → máu đổ vào tĩnh mạch chủ bụng
Máu sau khi đi qua gan có nồng độ glucose thấp hơn so với máu trước khi đi vào gan vì gan đã chuyển hoá glucose → glicogen, giữ cho nồng độ glucose ở mức ổn định.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác hoặc thi trực tuyến tại đây:
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2021 - 2022
- Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Hoằng Hóa có đáp án
Các em có thể thử sức làm bài trong thời gian quy định với các đề thi trắc nghiệm online tại đây: