YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2021 - 2022

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong chương trình học kỳ 1 môn Sinh ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2021 - 2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

- Nêu vai trò của quang hợp/hô hấp đối với cơ thể thực vật.

- Nêu nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng/ nguồn cung cấp niơ tự nhiên cho cây.

1.2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

- Quá trình tiêu hóa hóa học ở dạ dạy và khoang miệng diễn ra như thế nào?

- Quá trình tiêu hóa Prôtêin ở động vật nhai lại.

- Xác định được bộ phận chủ yếu diễn ra tiêu hóa hóa học

- Quá trình tiêu hóa hóa học ở động vật có ống tiêu hóa.

- Nêu tên các loài động vật trao đổi khí qua bề mặt cơ thể/bằng hệ thống ống khí/bằng mang/bằng phổi; loài động vật ở nước, ở cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.

- Trình bày chức năng của hệ mạch trong hệ tuần hoàn kép ở động vật .

- Huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.

- Hệ tuần hoàn của lưỡng cư/bò sát/chim/thú.

- Tiêu hóa ở các nhóm động vật.

- Xác định được một số chỉ tiêu sinh lí trước và sau khi vận động.

- Nêu và giải thích nguyên nhân tăng/giảm huyết áp ở người bình thường.

1.3. Cảm ứng ở thực vật

- Các dạng hướng động, ứng động, ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.

- Thí nghiệm phản ứng sinh trưởng của rễ/thân cây với trọng lực.

- Tính hướng sáng của ngọn cây; thí nghiệm hướng hóa của rễ cây.

1.4. Cảm ứng ở động vật

- So sánh hiệu quả cảm ứng ở các nhóm động vật.

- Đặc điểm phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống.

- So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật.

- Tiến hóa trong cảm ứng ở các nhóm động vật.

2. Bài tập ôn tập

Câu 1: Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?

A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.

B. Có khả năng ăn sâu và rộng.

C. Có khả năng hướng nước.

D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút.

Câu 2: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước và các ion khoáng được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

A. toàn bộ bề mặt cơ thể.

B. lông hút của rễ.

C. chóp rễ.

D. khí khổng.

Câu 3: Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?

A. qua lông hút rễ

B. qua lá.

C. qua thân

D. qua bề mặt cơ thể

Câu 4: Ở rễ cây, các lông hút phân bố chủ yếu ở:

A. Rễ chính.

B. Các rễ bên.

C. Đỉnh sinh trưởng của rễ bên.

D. Đỉnh sinh trưởng của rễ chính.

Câu 5: TB lông hút của rễ cây có cấu tạo và sinh lý phù hợp với chức năng hút nước từ đất, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)- Thành tế bào dày.

(2)- Không thấm cutin.

(3)- Có không bào nằm ở trung tâm lớn.

(4)- Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.

(5)- Là tế bào biểu bì ở rễ.

(6)- Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.

Phương án trả lời đúng là:

A.2.                     B. 3.

C.4.                     D.5.

Câu 6: Động lực của sự hấp thụ nước từ đất vào lông hút của rễ?

A. Hoạt động hô hấp của rễ mạnh.

B. Bề mặt tiếp xúc giữa lông hút của rễ và đất lớn.

C. Số lượng lông hút của rễ nhiều.

D. Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa TB lông hút và dịch đất.

Câu 7: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Thẩm thấu.

B. cần tiêu tốn năng lượng.

C. Nhờ các bơm ion.

D. chủ động.

Câu 8: Đặc điểm nào quyết định sự khuếch tán của các ion từ đất vào rễ

A. Thoát hơi nước qua lá.

B. Sự chênh lệch nồng độ ion đất – rễ.

C. Trao đổi chất của rễ.

D. Nhu cầu ion của cây.

Câu 9: Xem hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1)- Số (I) biểu thị cho con đường chất nguyên sinh – không bào.

(2)- Số (II) biểu thị cho con đường thành tế bào – gian bào.

(3)- (a) là các tế bào vỏ.        

(4)- (b) là các tế bào nội bì.

(5)- (c) có chức năng dẫn truyền các chất hữu cơ từ lá xuống rễ.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.                 B. 2.

C. 3.                 D. 4.

Câu 10: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:

A. gian bào và tế bào chất.

B. gian bào và tế bào biểu bì.

C. gian bào và màng tế bào.

D. gian bào và tế bào nội bì.

Câu 11: Khi nói về con đường hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm của đai Caspari ?

(1) Đai Caspari nằm trong lớp nội bì của rễ.

(2) Điều chỉnh dòng nước – ion khoáng vận chuyển vào trung trụ của rễ.

(3) Chặn dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ.

(4) Làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút.

(5) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường gian bào.

(6) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường tế bào chất.

Phương án trả lời đúng là:

A.2.                             B. 3.

C.4.                             D.5.

Câu 12: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?

A. Tế bào khí khổng.

B. Tế bào nội bì.

C. Tế bào lông hút.

D. Tế bào nhu mô vỏ.

Câu 13: Khi nói về mạch gỗ của thân cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1- Cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và tế bào mạch ống.

2- Cấu tạo từ hai loại tế bào là ống rây và tế bào kèm.

3- Các tế bào cấu tạo mạch gỗ của cây đều là tế bào chết.

4- Vận chuyển dịch nước, các ion khoáng do rễ hấp thụ từ đất và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.

5- Áp suất rễ là động lực tạo ra sự vận chuyển dịch nước và các ion khoáng.

6- Vận chuyển nước và chất hữu cơ do quang hợp tạo ra.

Phương án trả lời đúng là:

A. 3.                 B. 4.

C. 5.                 D. 6.

Câu 14: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

(1) Hiện tượng rỉ nhựa.

(2) Hiện tượng thoát hơi nước.

(3) Hiện tượng ứ giọt.

(4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.

Phương án trả lời đúng là:

A. 1.                 B. 2.

C. 3.                 D.4.

Câu 15: Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác ?

A. Trọng lực của trái đất.

C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa rễ với môi trường đất.

B. Áp suất của lá.

D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả,…).


Câu 16: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước.

B. ion khoáng.

C. nước và ion khoáng.

D. Saccarôza và axit amin.

Câu 17: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). 

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. 

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.

Câu 18: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước.

B. ion khoáng.

C. nước và ion khoáng.

D. Saccarôza và axit amin.

Câu 19: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). 

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. 

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.


Câu 20:Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.

B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.

C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.

D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.

Câu 21: Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:

A. lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng.

B. lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.

C. lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng.

D. lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.

Câu 22: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sẽ tạo ra phản ứng đóng quang chủ động?

A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng.

B. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.

C. Lượng axit abxixic trong lá giảm.

D. Cây ở ngoài ánh sáng và thiếu nước.

Câu 23: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là

A. nhiệt độ.                     B. ánh sáng.

C. hàm lượng nước.       D. ion khoáng.

Câu 24: Tế bào khí khổng ở lá đóng – mở rất nhanh khi mất nước hoặc trương nước nhờ có cấu tạo:

A. Thành trong dày, thành ngoài dày.

B. Thành trong dày, thành ngoài mỏng.

C. Thành trong mỏng, thành ngoài mỏng.

D. Thành trong mỏng, thành h ngoài dày.

Câu 25: Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ ở dạng

A. Dạng không hòa tan.

B. Liên kết với các phân tử nước.       

C. Các hợp chất hữu cơ.

D. Các muối khoáng vô cơ và hữu cơ.

Câu 26: Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là

A. cấu trúc tế bào.

B. hoạt hóa enzim.

C. cấu tạo enzim.

D. cấu tạo côenzim.

Câu 27: Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng là

A. cấu trúc tế bào.

B. hoạt hóa enzim.

C. cấu tạo enzim.

D. cấu tạo côenzim.

Câu 28: Vi khuẩn nào sau đây có vai trò cố định nitơ khi cộng sinh với bèo dâu?

A. Arabaena azollae.

B. Nitrobacte.

C. Azotobacter.

D. Rhizobium.

Câu 29: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào:

A. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

B. dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. dấu hiệu bên ngoài của hoa. 

D. dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Câu 30: Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây?

A. Vi khuẩn amon hóa.

B. Vi khuẩn nitrat hóa.

C. Vi khuẩn cố định đạm.

D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 31: Kết quả sau tiến hành thí nghiệm quan sát thoát hơi nước qua lá ta thấy nội dung nào dưới đây là đúng với thực tế?

A. Giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu hồng sang màu xanh da trời.

B. Giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng.

C. Diện tích giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng nhỏ hơn so với mặt trên lá.

D. Diện tích giấy tẩm coban clorua mặt trên chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng lớn hơn so với mặt dưới lá.

Câu 32: Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?

A. Cây họ Đậu và Phong lan.

B. Bèo hoa dâu và rêu.

C. Cây họ Đậu và dương xỉ.

D. Bèo hoa dâu và cây họ Đậu.

Câu 33: Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh:

A. Diệp lục a.              B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a,b.           D. Carôtenôit.

Câu 34: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:

A. ATP, NADPH, CO2.

B. NADPH, H2O, CO2.

C. H2O, ATP, NADPH.

D. O2, ATP, NADPH.

Câu 35: Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm:

A. ATP và NADPH.

B. CO2 và H2O.

C. O2 và H2O.

D. O2, ATP, NADPH và ánh sáng.

Câu 36: Những cây thuộc nhóm thực vật C4 :

A. Lúa, khoai, sắn, đậu xanh.

B. Rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.

C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.

Câu 37: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?

A. Cường độ ánh sáng bình thường, nhiệt độ bình thường, nồng độ CO2 bình thường, nồng độ O2 bình thường.

B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.

C. Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp.

D. Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp.

Câu 38: Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C3 vì

A. sống ở vùng giàu ánh sáng.

B. có điểm bù CO2 thấp.

C. không có hô hấp sáng.

D. nhu cầu nước thấp.

Câu 39: Hô hấp sáng là quá trình hô hấp:

A. xảy ra ngoài ánh sáng.

B. xảy ra trong bóng tối.

C. tạo ra ATP.

D. làm tăng sản phẩm quang hợp.

Câu 40: Năng suất kinh tế được quyết định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?

A. Cường độ quang hợp.

B. Dinh dưỡng khoáng hợp lí.

C. Chế độ nước đầy đủ.

D. Khả năng vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ.

---{Để xem nội dung từ câu 41 - 68 phần bài tập ôn tập của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập xem online hoặc tải về}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2021 - 2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON