YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có thể xuất hiện trong bài kiểm tra của mình. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Cơ quan quang hợp của cây là:

A. rễ.                                       B. hoa.                         C. thân.                       D. lá.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quang hợp?

A. Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin.

B. Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

C. Pha tối ở thực vật C4 có cả chu trình C4 xảy ra trước chu trình Canvin.

D. Pha sáng của quang hợp không liên quan đến ánh sáng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?

A. Có sự hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng.

B. Có sự tham gia của enzim cacbôxilaza.

C. Xảy ra ở thực vật C4.

D. Gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

Câu 4: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím.

C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

D. Nồng độ CO2 không ảnh hưởng đến quang hợp.

Câu 5: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM giống nhau ở điểm nào?

A. Pha sáng.                                                         B. Pha tối.   

C. Pha sáng và pha tối.                                        D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

Câu 6: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau ở điểm nào?

A. Pha sáng.                                                        B. Pha tối.   

C. Pha sáng và pha tối.                                        D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

Phần II. Tự luận

Câu 7: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất của thực vật? Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế?

Câu 8: Nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

D

C

C

A

B

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

7

- Quang hợp quyết định năng suất của thực vật vì quang hợp quyết định khoảng 90-95% năng suất cây trồng, phần còn lại 5–10% là các chất dinh dưỡng khoáng.

- Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trống trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá,…) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

8

- Hô hấp sinh ra nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.

- Hô hấp tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cây như vận chuyển các chất, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào,…

- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. 

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- SỞ GD&ĐT BẮC NINH- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Năng suất sinh học là:

A. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi quý trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi năm trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 2. Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp?

A. Mạng lưới nội chất.

B. Không bào.

C. Lục lạp.

D. Ti thể.

Câu  3. Triệu chứng của cây khi thiếu nitơ là gì?

A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. Cây còi cọc, lá có màu vàng.

C. Lá mới có màu vàng, rễ bị tiêu giảm.

D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 4. Con đường thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm

A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 5. Một số chất khoáng được cây hấp thụ chủ động theo phương thức:

A. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ, cần ít năng lượng.

B. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ, cần tiêu tốn năng lượng.

C. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ, không cần năng lượng.

D. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ, cần tiêu tốn năng lượng

Câu 6. Điểm bù ánh sáng là trị số mà tại đó

A. cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

C. cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 7. Triệu chứng của cây khi thiếu sắt là

A. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

B. lá nhỏ có màu vàng.

C. lá non có màu lục đậm không bình thường.

D. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Câu 8. Glucôzơ bị ôxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep thì dạng năng lượng bị tiêu hao là

A. ánh sáng.

B. nhiệt.

C. ATP.

D. NADH và FADH2.

Câu 9. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì

A. rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường.

B. lông hút bị chết.

C. cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

D. rễ cây thiếu ôxi, lông hút bị chết nên cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

Câu 10. Hô hấp là quá trình

A. oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

B. oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

C. oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

II. Tự luận

Câu 1. Nêu đặc điểm các con đường thoát hơi nước qua lá.Theo em thế nào là cân bằng nước trong cây?

Câu 2. Có những biện pháp nào để tăng năng suất cây trồng? Nêu cơ sở khoa học của từng biện pháp.

Câu 3. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm chiết rút diệp lục ở thực vật.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

A

D

B

C

D

6

7

8

9

10

B

A

B

D

A

---{Để xem nội dung đáp án phần tự luận đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- SỞ GD&ĐT BẮC NINH- ĐỀ 03

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Sắc tố quang hợp (diệp lục)  hòa tan hoàn toàn trong môi trường

A. nướC.

B. muối NaCl.

C. HCl.

D. cồn 900.

Câu 2: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở tilacôit.

B. Ở màng ngoài.

C. Ở màng trong.

D. Ở chất nền.

Câu 3: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?

A. Diệp lục a và diệp lục b

B. Diệp lục và carôtênôit.

C. Diệp lục a và carôten.

D. Diệp lục a và xantôphyl.

Câu 4: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?

A. Có nhiều ống khí.

B. Có nhiều phế nang.

C. Phế quản phân nhánh nhiều.

D. Khí quản dài.

Câu 5: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, tính  đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch rộng  nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch máu ngắn dần, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành bền vững, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 6: Sản phẩm quá trình hô hấp hiếu khí:

A. CO2, H2O, O2.

B. O2, H2O, năng lượng.

C. CO2, O2, năng lượng.

D. CO2, H2O, năng lượng.

Câu 7: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?

A. Con đường qua chất nguyên sinh, tế bào chất.

B. Con đường qua chất nguyên sinh, gian bào.

C. Con đường qua thành tế bào, không bào.

D. Con đường qua không bào,  gian bào.

Câu 8: Một chu kỳ tim của người trưởng thành bình thường là 0,8 giây. Thời gian làm việc của tâm thất trong một ngày (24h) là bao nhiêu ?

A. 21h.

B. 15h.

C. 5h.

D. 9h

Câu 9: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 10: Các phát biểu sau về tiêu hóa động vật

1-Động vật có túi  tiêu hóa thì tiêu hóa ngoại bào trước, tiêu hóa nội bào sau.

2-Động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển.

3-Nguồn protein cung cấp chủ yếu cho trâu bò là  cỏ.

4-Ruột non là là bộ phận tiêu hóa hóa học quan trọng nhất.

5-Dạ dày động vật ăn thịt có tiêu hóa cơ học và hóa học.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

II. Tự luận

Câu 1: Nêu đặc điểm, cơ chế, vai trò của hướng sáng và hướng trọng lực ở thực vật.

Câu 2:

A. Vì sao ăn mặn  không tốt cho sức khỏe?

B. Sau bữa ăn thành phần máu trước khi qua gan có gì khác so với thành phần máu sau khi qua gan ? giải thích?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

D

2

A

3

A

4

A

5

A

6

D

7

B

8

D

9

A

10

B

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- SỞ GD&ĐT BẮC NINH- ĐỀ 04

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là

A. Ti thể.

B. Không bào.

C. Mạng lưới nội chất.

D. Lục lạp

Câu 2: Cho các nhận định sau:

I. Có 5 nhân tố ngoại cảnh chính ảnh hưởng tới quang hợp: nước, ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, nguyên tố khoáng. Các nhân tố này tác động phối hợp với nhau.

II. Khi nồng độ CO2 vượt quá trị số bão hòa thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh.

III. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng nhiệt đới thấp hơn so với thực vật vùng ôn đới.

IV. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng ánh sáng của các loại đèn và ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che.

Số nhận định không đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Nguyên tố khoáng nào sau đây điều tiết độ mở khí khổng:

A. K.

B. Mg.

C. Mn.

D. P.

Câu 4: Các tia sáng đỏ và xanh tím xúc tiến  quá trình tổng hợp:

A. Protein, cacbohidrat

B. Cacbohidrat, lipit.

C. ADN, protein.

D. Cacbohidrat, protein

Câu 5: Điểm bù ánh sáng là gì?

A. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

C. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp không tăng thêm cho dù cường độ ánh sáng tăng.

D. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

Câu 6: Giai đoạn đường phân trong hô hấp ở thực vật diễn ra ở đâu và tạo ra bao nhiêu ATP từ 1 phân tử glucozo?

A. Trong ti thể, 4ATP

B. Tế bào chất, 2ATP

C. Trong ti thể, 2ATP

D. Tế bào chất, 4ATP

Câu 7: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật

A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.

B. Rễ cây bị khô hạn.

C. Rễ cây bị ngập úng.

D. Cây sống nơi ẩm ướt.

Câu 8: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình khử CO2

B. Diệp lục bị kích thích và giải phóng electron.

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.

Câu 9: Các con đường hô hấp ở thực vật là:

A. Phân giải kị khí và hô hấp hiếu khí

B. Đường phân và lên men

C. Lên men và hô hấp hiếu khí                                                   

D. Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.

Câu 10: Năng suất kinh tế là gì?

A. Là phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế

B. Là phần chất khô tích lũy trong toàn bộ cơ thể thực vật

C. Là phần chất khô tích lũy trong thân

D. Là phần chất khô tích lũy trong hạt

II. Tự luận

Câu 1: Phân biệt hướng động và ứng động về các tiêu chí sau: tác nhân, đặc điểm, hình thức biểu hiện và vai trò.

Câu 2:

a. Tính tự động của tim là gì? Nhờ đâu mà tim có tính tự động? Tại sao tim đập suốt đời mà không biết mệt mỏi?

b. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của Thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

A

C

A

D

D

6

7

8

9

10

B

C

A

D

A

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11- SỞ GD&ĐT BẮC NINH- ĐỀ 05

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Tiêu hóa ở động vật là gì?

A. Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

B. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể hoạt động.

D. Tiêu hóa là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng hình thành phân thải ra ngoài.

Câu 2. Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch

A. dòng mạch ống. 

B. dòng ống rây.

C. dòng mạch rây.  

D. dòng mạch gỗ.

Câu 3. Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin (C3) là

A. axít photphoglixêric.  

B. axít malic.

C. axít photphoênolpiruvic. 

D. axít oxalôaxêtit.  

Câu 4. Trong cấu tạo ống tiêu hóa của chim, diều là một phần của

A. dạ dày.  

B. thực quản. 

C. ruột già. 

D. ruột non.

Câu 5. Sự tổng hợp chất hữu ở thực vật CAM diễn ra vào thời điểm

A. ban ngày.

B. sáng sớm.

C. ban đêm. 

D. cả ngày và đêm.

Câu 6. Bản chất của pha tối quang hợp là

A. quá trình ôxi hoá CO2 bởi ATP của pha sáng.

B. CO2 được cố định vào RiDP 1-5 điphotphat.

C. quá trình cố định CO2.

D. quá trình khử CO2 bởi ATP và NADPH2 để đưa vào các hợp chất hữu cơ.

Câu 7. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C.  Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D.  Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 8. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Da của giun đất. 

B. Phổi và da của ếch, nhái.   

C. Phổi của bò sát.   

D. Phổi của động vật có vú.

Câu 9. Chu trình C4 còn gọi là

A. đường phân.

B. chu trình Crep.

C. chu trình axit đicacboxilic.   

D. chu trình axit APG.

Câu 10. Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?

A. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán. 

B. Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán. 

C. Tầng cutin.  

D. Vách xenlulôzơ.

II. Tự luận

Câu 1. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép

Câu 2. Trình bày vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu.

Câu 3. Tại sao tim đập suốt đời mà không biết mệt mỏi

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

B

D

A

A

A

6

7

8

9

10

D

A

D

C

B

---{Còn tiếp}---
 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác hoặc thi trực tuyến tại đây:

Các em có thể thử sức làm bài trong thời gian quy định với các đề thi trắc nghiệm online tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON