YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ biết cách giải đề thi Học kì 1 phần Đọc hiểu và Làm văn đạt điểm cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm)

Đọc kỹ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

...Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ...

(Trích "Quê hương" - Đỗ Trung Quân)

1. Nêu nội dung đoạn thơ? Qua đó, em có cảm nhận gì về tình cảm của Đỗ Trung Quân với quê hương (1,0 điểm)

2. Chỉ ra phương thức biểu đạt cơ bản của đoạn thơ (0,5 điểm)

3. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó (0,5 điểm)

4. Viết đoạn văn (khoảng từ 7 đến 10 câu) bày tỏ tình cảm của anh/ chị với quê hương đất nước. (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Thể hiện mình là nhu cầu của lứa tuổi học sinh.

Hãy viết một vãn bản nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cảm nhận về bài thơ sau:

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

("Tỏ lòng" - Phạm Ngũ Lão - Sách Ngữ văn 10, tập I, tr.115, 116)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đoc hiểu

Câu 1 (1,0 điểm)

- Nội dung của đoạn thơ: Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả. (0,5 điểm)

- Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương. (0,5 điểm)

Câu 2: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt cơ bản: Miêu tả.

Câu 3 (0,5 điểm)

- Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ: So sánh (0,25 điểm)

- Tác dụng: Nhấn mạnh về những thứ bình dị, thân thương của quê hương. (0,25 điểm)

Câu 4 (1,0 điểm)

1. Yêu cầu nội dung

Trình bày được những ý sau

- Tạo lập được đoạn văn, đảm bảo logic về ý.

- Cần đưa ra được những ý cơ bản: Yêu quê hương, gắn bó với quê hương; đóng góp sức lực tài năng để góp phần xây dựng quê hương đất nước.

- Diễn đạt sáng rõ, đúng chính tả.

2. Yêu cầu hình thức: Viết 1 đoạn (7 - 10 câu)

- Viết bài phải đủ 3 phần (độ dài không vượt quá yêu cầu)

- Viết 2 đoạn: Tối đa 0,75 điểm

- Không thụt vào, không viết hoa đầu đoạn: Chỉ cho 0,75 điểm

- Viết từ 10 - 12 câu: Vẫn cho 1,0 điểm

- Viết quá ngắn (3 - 5 câu) hoặc quá dài (15 câu trở lên): 0,75 điểm

- Viết 3 - 5 câu: 0,5 điểm

Phần II: Làm văn

Câu 1 (3,0 điểm)

Thể hiện mình là nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

1. Yêu cầu về kỹ năng

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội

- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ

- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận...)

- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục

- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về nội dung

a. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

b. Thân bài

- Giải thích: Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc điểm của bản thân qua những hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm... (0,5 điểm)

- Bàn luận (1,0 điểm)

  • Khẳng định: Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Học sinh thể hiện mình để gây sự chú ý, để khẳng định bản thân hoặc để được tôn trọng, yêu thương...
  • Những biểu hiện: Ở môi trường học đường, học sinh có nhiều cách để thể hiện bản thân:
  • Có cách thể hiện tích cực, đúng đắn (chăm chỉ học tập, có ý thức kỉ luật, tích cực tham gia các phong trào, vâng lời thầy cô, yêu thương và quan tâm bạn bè...)
  • Có cách thể hiện tiêu cực, sai trái (đánh nhau, nói năng thiếu văn hóa, ăn mặc không phù hợp, làm ngược lại những điều tốt đẹp mà thầy cô khuyên bảo...)

- Phê phán: Lên án, phê phán những cách thể hiện bản thân tiêu cực, sai trái. (0,5 điểm)

c. Kết bài: (0,5 điểm)

- Khẳng định những cách thể hiện bản thân tích cực.

- Đề ra cách thể hiện tích cực cho bản thân.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: (3,0 điểm) 

Cho đoạn văn sau:

Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nưa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đới còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Câu 1: Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?

Câu 2: Trong hai câu văn: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?

Phần II: (7,0 điểm) 

Cảm nhận bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục 2006) 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: (3,0 điểm) 

Câu 1: Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.

Câu 2: 

- Hai câu: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắ và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? sử dụng câu hỏi tu từ. 

- Mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người.

Câu 3: Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương pháp tự sự kết hợp với biểu cảm.

Câu 4: 

* Yêu cầu về nội dung: Trình bày suy nghĩ của Anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa? Bài làm của học sinh phải ngắn gọn súc tích. Phải khẳng định được  vẻ đẹp của mùa xuân , ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động đúng đắn để sống có ích, tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời.

* Yêu cầu về phương pháp:

- Học sinh có thể linh hoạt trong việc diễn đạt nội dung trên. 

- Bố cục đầy đủ , có sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

- Hành văn rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 

Thời gian như chuyến tốc hành

Mang theo lá đỏ và anh trở về

Tóc xanh vừa lỗi lời thề

Thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang

 

Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên.

(Bài Thơ Thời Gian, PGS.TS Lê Quốc Hán, Tuyển tập Thơ lục bát Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, 1994) 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? 

Câu 2: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có tác dụng gì? 

Câu 3: Cảm nhận của anh/chị về những câu thơ sau: 

Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên

Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.

Câu 2: 

- Những từ chỉ màu sắc: lá đỏ, tóc xanh, mây trắng. 

- Tác dụng: Gợi sự mong manh, héo tàn trước thời gian của tuổi trẻ, tình yêu, cái đẹp.  

Câu 3: HS có thể cảm nhận theo một trong những ý sau: 

- Khi nhận ra quy luật khắc nghiệt, tất yếu của thời gian, trong một thái độ chấp nhận và tự chủ, con người bỗng nhiên có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm. 

- Biết trân quý từng phút giây của sự sống để có thái độ sống tích cực trong cuộc đời.

Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 

* Yêu cầu chung: HS hiểu vấn đề, có ý thức bám sát nội dung của một bài văn nghị luận văn học. 

* Yêu cầu cụ thể: 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh sáng tạo (0,5 điểm): Bài làm rõ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; trong đó, phần thân bài phải có sự tách ý, chuyển ý rõ ràng, hợp lí, kể chuyện hợp logic. 

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh (0,5 điểm): cảm nhận về cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 

c. Chia vấn đề cần thuyết minh thành các luận điểm phù hợp (5,0 điểm): HS có thể cảm nhận cảm hứng nhân đạo của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí theo nhiều cách khác nhau, nhưng đáp ứng được những nội dung như sau: 

+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: Tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân... → Sự xót xa cho những người vì sắc vì tài mà bị hủy hoại. 

+ Đau đớn, phẫn uất trước một thực tế vô lí: Người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Vì có "nết phong nhã" mà mắc “oan khiên” thì thật là điều nghịch lí, trái ngang của cuộc đời → Sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh và những người nghệ sĩ, thi sĩ. 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới: 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999) 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1,0 đ) 

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong hai câu thơ: (1,0 đ) 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Câu 3: Nêu thông điệp được rút ra từ văn bản (1,0 đ). 

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Vẻ đẹp của lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Câu 1: 

- Xác định thể thơ của văn bản: lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: 

- Xác định biện pháp tu từ: so sánh. 

- Nêu tác dụng: So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài; cách dùng từ ngữ, hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. 

Câu 3: Thông điệp của văn bản: Hãy nhớ và biết ơn những người nông dân đã vất vả cực nhọc để làm nên hạt gạo nuôi sống mọi người. 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận Vẻ đẹp của lối sống nhàn.

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: 

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. 

* Cảm nhận: 

- Vẻ đẹp của lối sống thanh nhàn qua bài thơ:

+ Bản chất của chữ nhàn: Lối sống, phong thái thảnh thơi, tự tại, không vướng bận, sồng hoà hợp với thiên nhiên, tránh xa vòng danh lợi. 

+ Vẻ đẹp của lối sống nhàn thể hiện qua: (cuộc sống trong lao động, cách chọn nơi ở, ăn uống, sinh hoạt, cách hưởng thụ, cách ứng xử). 

---(Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến 4:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

(Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm)

Câu 4: Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN:

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn “hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Nghệ thuật.

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa... thì ngày đêm mong... thật sự sung sướng)

Câu 3: Ý nghĩa của văn bản: từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời.

Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải thuyết phục.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết luận được vấn đề theo phương thức nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không nên chỉ thu mình trong vỏ bọc bình yên mà phải biết vươn ra, chấp nhận thử thách, chông gai để đóng góp cho cuộc đời.

c. Triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động…

- Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp của con người.

- Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân.

- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.

d. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2: (5,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề thành các luận điểm, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của con người, thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ “Tỏ lòng”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF