YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Văn Can

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Văn Can giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu để ôn tập và rèn luyện kĩ năng làm đề, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và ôn luyện. Chúc các em học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG VĂN CAN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 10

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Câu 1: (2 điểm)

a) Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Cho ví dụ.

b) Đức tính siêng năng, chăm chỉ và thói lười biếng có phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn không trong bản thân em? Nếu có thì em sẽ giải quyết nó như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)

a) Thế nào là phủ định biện chứng? Phủ định này có những đặc điểm gì?

b) Vì sao phủ định biện chứng duy trì sự tồn tại và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng?

Câu 3: (3 điểm)

a) Đối với mỗi sự vật và hiện tượng, khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính nào?

b) Để tạo nên sự biến đổi về chất, ta nên chuẩn bị cho sự biến đổi về mặt nào? Từ đó rút ra được điều gì cho bản thân trong cuộc sống, đặc biệt đối với học sinh trong học tập và rèn luyện đạo đức?

Câu 4: (3 điểm)

Thầy giáo đưa cho hai bạn A và B mỗi người một hạt táo và yêu cầu hai bạn hãy phủ định hạt táo đó. Thực hiện yêu cầu của thầy giáo, bạn A đã đập vỡ hạt táo của mình, còn bạn B đem ươm hạt táo của mình xuống đất và hạt táo đó đã phát triển thành một mầm cây.

Câu hỏi:

a) Theo em, hạt táo đó có bị phủ định không? Vì sao?

b) Hai cách mà bạn A và bạn B thực hiện hiện theo yêu cầu của thầy giáo khác nhau như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu

Nội dung

1

a) Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất….

b) - Đức tính siêng năng, chăm chỉ và thói lười biếng trong mỗi học sinh là hai mặt đối lập của mâu thuẫn.

- Hướng giải quyết: Học sinh nêu được ý cơ bản: đấu tranh trong tư tưởng, trong nhận thức để dần dần loại bỏ thói lười biếng, hình thành tính siêng năng, chăm chỉ.

2

a) - Phủ định biện chứng: là sự phủ định được diễn ra do sự vận động và phát triển bên trong bản thân của svht, có kế thừa những yếu tố tích cực của svht cũ để phát triển thành svht mới.

- Đặc điểm:

+ Tính khách quan

+ Tính kế thừa

b) - Giải thích: sự vật hiện tượng cũ mất đi để cho ra đời sự vật, hiện tượng mới trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ và phát triển svht mới hoàn thiện hơn.

3

a) - Khái niệm chất dung để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật và hiện tượng khác.

b) - Để có sự biến đổi về chất, ta nên chuẩn bị cho sự biến đổi về mặt lượng.

- Bài học rút ra cho cuộc sống: phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ; mọi hành động nôn nóng hoặc nủa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn.

4

a) Hạt táo bị phủ định

Vì hạt táo đã bị mất đi, không còn tồn tại.

b) - Học sinh chỉ rõ sự khác nhau ở nguyên nhân của sự phủ định.

- Cần gọi tên được phủ định biện chứng và phủ định siêu hình..

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN- ĐỀ 02

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự

A. thay đổi nói chung.                                            

B. biến đổi nói chung.  

C. phát triển nói chung.                                       

D. đứng im nói chung.

Câu 2: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây?

A. Nghiên cứu mọi sự thay đổi của giới tự nhiên.

B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

C. Nghiên cứu mọi hiện tượng chung nhất của giới tự nhiên và xã hội.

D. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới.

Câu 3: Theo Triết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A.vừa xung đột, vừa bài trừ nhau.

B. vừa liên hệ, vừa đấu tranh với nhau. 

C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 4: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

 A. tự nhiên.                    B. siêu hình.                          C. biện chứng.           D. xã hội.

Câu 5: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. khác nhau.                                                                

B. trái ngược nhau.

C. xung đột nhau.                                                         

D. cùng chiều nhau.

Câu 6: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt.                                                                   

B. Lập kế hoạch học tập.

C. Ghi thành dàn bài.                                                  

D. Sơ đồ hóa bài học.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 8: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải

A. tạo ra sự biến đổi về lượng.                                  

B. tích lũy dần dần về chất.

C. tạo ra chất mới tương ứng.                                  

D. làm cho chất mới ra đời.

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                                   

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Có mới nới cũ.                                                          

D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 10: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Độ dài ngắn giữa hai chiếc áo.                                  

B.  Độ cao thấp giữa hai cây cau.

C. Đồng hóa và dị hóa trong tế bào A.                         

D. Hình tròn và vuông giữa hai chiếc đĩa.

Câu 11: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. một mối quan hệ.                                                     

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.                                                          

D. một phương pháp.

Câu 12: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học?

A. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm dẫn đến đánh nhau.

B. Mâu thuẫn giữa hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.

D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 13: Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT lại được coi là một sự phát triển?

A. Vì số lượng môn học nhiều hơn.

B. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy.

C. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức.

D. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở 2 nơi khác nhau.

Câu 14: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.   

B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.           

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 15: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không phải là nội dung của phủ định biện chứng?

A. Tre già măng mọc.                                                   

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Có trăng phụ đèn.                                                    

D. Không thầy đố mày làm nên.    

Câu 16: Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra như thế nào?

A. Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng.

B. Do mong muốn chủ quan của con người.

C. Do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

D. Do sức mạnh vốn có của giới tự nhiên.

Câu 17: “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ”, thể hiện

A. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 18: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

C. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Câu 19: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa.                                             

B. Sản xuất vật chất.

C. Học tập nghiên cứu.                                                 

D. Vui chơi giải trí

Câu 20: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí.                                           

B. Động lực của nhận thức. 

C. Cơ sở của nhận thức.                                              

D. Mục đích của nhận thức.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.      

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức. 

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. 

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 22: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động.

B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi.

C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội.

D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

Câu 23: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Thực hành sử dụng máy vi tính.

B. Tham quan bảo tàng lịch sử.

C. Hoạt động mê tín, dị đoan.

D. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.

Câu 24: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. Câu nói này nói đến vai trò nào của thực tiễn ?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 25: Năm nay, em Trần Văn An đang học lớp 10. Em học 13 môn học. Em yêu thích nhất môn Thể dục, do thường xuyên luyện tập nên hiện nay em đã cao 1m68 nặng 56 kg. Theo quan điểm Triết học, lượng của em An là gì?

A. Học lớp 10.

B. Học 13 môn.

C. Yêu thích môn thể dục.

D. Cao 1m 68, nặng 56kg.

Câu 26: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây?

A. Sử dụng “phao” trong thi học kì.

B. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được.

C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra.

D. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Câu 27: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 28: Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Chế giễu những bạn tham gia.

B. Khuyên các bạn không nên tham gia.            

C. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học.

D. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm): Tại sao nói con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình?

Câu 2. (1,0 điểm):  “Trái Đất này chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”. Theo em, câu nói trên thể hiện vai trò gì của vận động đối với thế giới vật chất? Vì sao mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động?

Câu 3. (1,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động vì con người.” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM).

1B

2B

3C

4B

5B

6A

7B

8A

9C

10C

11C

12A

13C

14B

15C

16A

17B

18A

19B

20C

21B

22C

23C

24B

25D

26D

27B

28D

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1

Tại sao nói con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình?

1,0

 

 - Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động, từ đó con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội loài người cũng bắt đầu…

1,0

Câu 2

“Trái Đất này chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”. Theo em, câu nói trên thể hiện vai trò gì của vận động đối với thế giới vật chất? Vì sao mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động?

1,0

 

- “Trái Đất này chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”. Theo em, câu nói trên thể hiện vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

- Mọi sự vật luôn luôn vận động do: Chỉ có bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại được và thể hiện được đặc tính của mình.

0,5

 

 

0,5

Câu 3

Có ý kiến cho rằng: “ Trong cuộc sống hiện nay, việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động vì con người.” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

1,0

 

- Em không đồng ý với ý kiến: “ Trong cuộc sống hiện nay, việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động vì con người.” 

- Tại vì: Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa trôi, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động thực vật quý hiếm giảm dần và tuyệt chủng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người…

0,5

 

0,5

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN- ĐỀ 03

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).

Câu 1: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận

 A. biện chứng. B. siêu hình.              C. khoa học.              D. cụ thể.

Câu 2: Phương pháp luận là học thuyết về

A. về phương án nhận thức khoa học của con người.

B. các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C. các phương pháp cải tạo thế giới của con người.

D. phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

Câu 3: Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể 

A. chuyển hóa lẫn nhau.                               

B. tác động lẫn nhau.

C. thay thế cho nhau.                                                

D. tương tác với nhau.

Câu 4: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

 A. mâu thuẫn.             B. xung đột.              C. phát triển              D. vận động.

Câu 5: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải

A. thông minh.            B. cần cù.                   C. lao động.               D. sáng tạo.

Câu 6: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long.                                           

B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

C. Phương tiện đi lại.                         

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 7: Cách hiểu nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.                 

B. Cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

C. Không có mặt này thì không có mặt kia.           

D. Hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tố biện chứng?

A. Tre già măng mọc.                                    

B. Qua cầu rút ván.

C. Rút dây động đến rừng.                            

D. Nước chảy đá mòn.

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

Câu 10: Khẳng định nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. N và L hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

B. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.

C. Gia đình A và B tranh chấp đất đai.

D. Sự hít vào và thở ra của cơ thể A.

Câu 11: Sau giờ học bạn B đã giúp đỡ bố mẹ ra đồng gặt lúa. Như vậy bạn B cùng gia đình đã tạo nên

A. giá trị khoa học của xã hội.                   

B. giá trị vật chất của xã hội.

C. giá trị nghệ thuật của xã hội.                 

D. giá trị tinh thần của xã hội.

Câu 12: Đang là học sinh 10, sau mỗi buổi học M và N không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. Bạn M lấy lí do bận học để đi đá bóng cá độ, bạn N lấy lí do bận học để chơi game. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M và N cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M và N vẫn không chịu thay đổi. Theo em

A. ban M, N là sai, vì không nên nói dối cha mẹ.

B. ban M, N là đúng, vì góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.

C. bạn M, N là đúng, vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.

D. bạn M, N là sai, vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM).

Câu 1. (3 điểm): Em hãy cho biết thế giới quan là gì? Trong triết học thế giới quan được chia làm mấy loại? Trong cuộc sống em lựa chọn thế giới quan nào cho riêng mình? Vì sao?

Câu 2. (2 điểm): Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.

Câu 3. (2 điểm): Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).

1A

2D

3A

4A

5C

6C

7D

8B

9D

10D

11B

12D

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1

Em hãy cho biết thế giới quan là gì? Trong triết học thế giới quan được chia làm mấy loại? Trong cuộc sống em lựa chọn thế giới quan nào cho riêng mình? Vì sao?

3,0

 

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Trong triết học thế gới quan được chia làm 2 loại:

+ Thế giới quan duy vật 

+ Thế giới quan duy tâm

- Trong cuộc sống em lựa chọn thế giới quan duy vật 

- Bởi vì:

+  Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được. 

+ Ngược lại thì thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. 

=> Từ đây cho ta thấy: 

+ Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học. Nó cung cấp cho chúng ta quan điểm tiến bộ và ý chí để cải tạo thế giới, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 

+ Còn thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.

0,5

 

0,5

 

0,25

 

 

0,5

 

 

0,25

 

0,5

 

0,5

Câu 2

Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.

2,0

 

- Một vài kết luận của bản thân em qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn:

+ Trong cuộc sống cần biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức để thấy được các mặt của vấn đề.

+ Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách.

+ Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình.

 + Biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất, tránh thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

Câu 3

Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

2,0

 

- Em hiểu nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

này như sau: 

+ Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

+ Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được…

 

 

 

1.0

 

 

 

1,0

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN- ĐỀ 04

Câu 1 Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm?

A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.

B. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

C. Phú quý sinh lễ nghĩa.

D. Ở hiền gặp lành.

Câu 2 Nhận định nào sau đây là sai?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trước đây thường lợi dụng quan điểm duy tâm để thống trị nhân dân lao động.

B. Giai cấp cầm quyền nào cũng lợi dụng chủ nghĩa duy tâm để thống trị giai cấp kia.

C. Chủ nghĩa duy tâm là sản phẩm của trí tuệ con người.

D. Chủ nghĩa duy tâm là thể hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên.

Câu 3 Câu nào sau đây không phải mang ý nghĩa biện chứng?

A. Rút dây động rừng.     C. Con vua thì lại làm vua.

B. Tre già măng mọc.    D. Nước chảy đá mòn.

Câu 4 Em trai của em luôn bị đánh giá là học kém. Trước tình trạng đó em sẽ làm gì?

A. Khích lệ, động viên để em tiến bộ.

C. Mặc kệ nó.

B. Sau khi kiểm tra em cũng thấy điều đó là đúng.

D. Cố gắng để dạy cho em giỏi hơn.

Câu 5 Khi em mang kết quả học tập cuối năm của em về. Bố mẹ em chỉ la mắng em vì em bị điểm kém môn Toán mà hoàn toàn không biết rằng em được khen ngợi có thành tích trong môn Thể dục. Hỏi quan điểm của bố mẹ em có thể bị đánh giá là gì?

A. Duy tâm.     B. Duy vật.     C. Biện chứng.     D. Siêu hình.

Câu 6 Sau khi công trình của Đacuyn được công bố năm 1871, nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều ngành, nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện những di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Thông tin đề cập đến đặc điểm gì của con người?

A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.

B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

D. Cả A,B,C.

Câu 7 Vì sao nói :Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên?

A. Xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên.

B. Xã hội có cơ cấu mang tính lịch sử riêng.

C. Xã hội có những quy luật riêng.

D. Cả A,B,C.

Câu 8 Con người nhận thức được thế giới khách quan dựa vào?

A. Các giác quan.     C. Lao động.

B. Hoạt động của bộ não.    D. Cả A,B, C.

Câu 9 Đối với giới tự nhiên, con người có thể làm gì?

A.Tạo ra giới tự nhiên mới.

B.Cải tạo giới tự nhiên.

C.Xóa bỏ giới tự nhiên.

D.Tạo ra một thế giới mới.

Câu 10 Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo hướng tiêu cực như: chặt rừng, khai thác khoáng sản quá mức … sẽ làm ảnh hưởng gì đến giới tự nhiên?

A.Giới tự nhiên sẽ bị cạn kiệt dần.

B.Ô nhiễm môi trường.

C.Giới tự nhiên bị mất cân bằng dẫn đến bị phá hủy.

D.Cả A,B,C.

Câu 11 Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.           C. Tư duy.     

B. Xã hội.                D. Đời sống.

Câu 12 Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản ?

A. 2.     C. 4.     B. 3.     D. 5.

Câu 13 Trong các hình thức vận động cơ bản của thế giới, hình thức vận động nào là cao nhất?

A. Vận động cơ học.     C. Vận động xã hội.

B. Vận động vật lý.     D. Vận động sinh học.

Câu 14 Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao là:

A. Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.

B. Cơ học, hóa học, vật lý, sinh học, xã hội.

C. Cơ học, sinh học, hóa học, vật lý, xã hội.

D. Cơ học, xã hội, vật lý, hóa học, sinh học.

Câu 15 Sự phát triển diễn ra ở lĩnh vực nào?

A.Tự nhiên.

B.Xã hội.

C.Tư duy.

D.Cả A,B,C.

Câu 16 Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là ?

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập.

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập.

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 17 Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là ?

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập.

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập.

Câu 18 V.I.Lênin nói: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, câu nói đó bàn về?

A.Hình thức của sự phát triển.

B.Nội dung của sự phát triển.

C.Điều kiện của sự phát triển.

D.Nguyên nhân của sự phát triển.

Câu 19 Trong triết học, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được cụ thể hóa bằng quy luật nào?

A.Quy luật mâu thuẫn.

B.Quy luật phủ định của phủ định.

C.Quy luật lượng – chất.

D.Cả A,B,C.

Câu 20 Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào?

A.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B.Làm hòa.

C.Dĩ hòa vi quý.

D.Cả A,B,C.

Câu 21 Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu con người ngừng . . . ” ( C.Mác)

A. giao tiếp với nhau.     B. hợp tác với nhau.

C. hoạt động.     D. lao động sản xuất.

Câu 22 Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.

B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Do sự phủ định biện chứng.

D. Do sự vận động của vật chất.

Câu 23 Cái mới theo nghĩa Triết học là:

A. Cái mới lạ so với cái trước.

B. Cái ra đời sau so với cái ra đời trước.

C. Cái phức tạp hơn so với cái trước.

D. Cái tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.

Câu 24 V.I.Lênin nói: Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn; sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng. Câu nói đó nói về?

A.Phủ định của phủ định.

B.Khuynh hướng vận động và phát triển.

C.Cách thức vận động, phát triển.

D.Cả A,B,C.

Câu 25 Câu nói: Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa nói đến ?

A.Phủ định.

B.Phủ định siêu hình.

C.Phủ định biện chứng.

D.Biện chứng.

Câu 26 Trong quá trình học tập, bạn K luôn tự rút ra cách học hiệu quả, học nhanh, dễ nhớ, qua trình đó nói đến?

A.Phủ định.

B.Phủ định siêu hình.

C.Phủ định biện chứng.

D.Biện chứng.

Câu 27 Các hành động: phá rừng, khai thác than, săn bắt các loài động vật quý hiếm nói đến?

A.Phủ định.

B.Phủ định siêu hình.

C.Phủ định biện chứng.

D.Biện chứng.

Câu 28 Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng nói về:

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 29 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức có mấy vai trò ?

A. 2     B. 3.     C. 4.     D. 5.

Câu 30 Việc thay thế công cụ lao động từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến vai trò nào của thực tiễn?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 31 Câu thành ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nằng bay vừa thì râm.” nói đến vai trò nào của thực tiễn?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 32 Những tri thức phù hợp với sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm gọi là?

A.Chân lí.

B. Lý luận.

C. Khoa học.

D. Thực tiễn.

Câu 33 Trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A.Công cụ lao động.

B. Người lao động.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Câu 34 Trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A.Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

B.Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất.

C.Quan hệ trong phân phối sản phẩm.

D.Cả A,B,C.

Câu 35 Hiện tượng trọng nam khinh nữ nói đến yếu tố nào của ý thức xã hội?

A.Tâm lí xã hội.

B. Tâm lí giai cấp.

C. Hệ tư tưởng.

D. Hệ giai cấp.

Câu 36 Cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử được gọi là?

A. Lực lượng sản xuất.          C. Phương thức sản xuất. 

B. Tư liệu sản xuất.                D. Công cụ lao động.

Câu 37 Trong các yếu tố của tồn tại xã hội, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?

A.Sinh hoạt vật chất.

B.Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

C.Môi trường tự nhiên.

D.Phương thức sản xuất.

Câu 38 Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?

A.Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

B.Mối quan hệ giữa con người với con người.

C.Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

D.Mối quan hệ giữa người làm thuê và người chủ.

Câu 39 Quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào? :

A.Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

B.Mối quan hệ giữa con người với con người.

C.Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

D.Mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh.

Câu 40 Trong các yếu tố của ý thức xã hội, yếu tố nào phản ánh tồn tại xã hội một cách toàn diện, khoa học, vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội?

A.Tâm lí xã hội.

B.Ý thức.

C.Ý thức xã hội.

D.Hệ tư tưởng.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1 - B

2 - C

3 - C

4 - D

5 - D

6 - D

7 - D

8 - D

9 - B

10 - D

11 - C

12 - D

13 - C

14 - A

15 - D

16 - D

17 - A

18 - D

19 - A

20 - A

21 - D

22 - A

23 - D

24 - D

25 - B

26 - C

27 - B

28 - A

29 - C

30 - B

31 - A

32 - A

33 - A

34 - A

35 - A

36 - C

37 - D

38 - A

39 - B

40 - D

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 10- TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN- ĐỀ 05

Câu 1 Hệ thống những các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là

A. sinh học    B. triết học     C. toán học     D. sử học

Câu 2 Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, triết học có vai trò là

A. thế giới quan     

B. phương pháp luận

C. thế giới quan và phương pháp luận     

D. khoa học của mọi khoa học

Câu 3 Thế giới quan của con người là

A. quan điểm, cách nhìn về các sự vật cụ thể

B. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên

C. quan điểm, niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống

D. quan điểm, cách nhìn căn bản về thế giới xung quanh

Câu 4 Để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, người ta căn cứ vào

A. việc con người nhận thức vào thế giới như thế nào

B. việc con người có thể nhận thức được thế giới hay không

C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định lên cái nào

D. vấn đề coi trọng lợi ích của vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần

Câu 5 Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là

A. nguồn gốc của thế giới là vật chất

B. vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau

C. ý thức là cái phản ánh của vật chất

D. ý thức có tác động trở lại đối với vật chất

Câu 6 Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là

A. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

B. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng

C. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng

D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng

Câu 7 Theo em quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là

A. mọi sự thay đổi về vị trí của sự vật hiện tượng

B. mọi sự thay đổi về vật chất của sự vật hiện tượng

C. mọi sự di chuyển nói chung của sự vật hiện tượng

D. mọi sự biến đổi nói chung về sự vật hiện tượng

Câu 8 Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là

A. vận động     

B. tính quy luật

C. không thể nhận thức được     

D. tính thực tại khách quan

Câu 9 Trong các dạng vận động dưới đây, dạng vận động nào được coi là phát triển?

A. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó

B. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong năm

C. Chiếc xe đi từ điểm a đến điểm b

D. Tư duy trong quá trình học tập

Câu 10 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn là

A. những quan điểm trước sau không nhất quán

B. hai mặt đối lập vừa thống nhất bên trong của sự vật hiện tượng

C. quan hệ đấu tranh giữa hai mặt đối lập của sự vật hiện tượng

D. một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 11 Đấu tranh của hai mặt đối lập là

A. sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau

B. sự hỗ trợ và nương tựa lẫn nhau

C. sự gắn bó lẫn nhau giữa hai mặt đối lập

D. sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt đối lập

Câu 12 Kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là

A. sự vật hiện tượng bị tiêu vong

B. sự vật hiện tượng không giữ nguyên ở trạng thái cũ

C. sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới

D. sự vật hiện tượng không còn các mặt đối lập

Câu 13 Đối tượng nghiên cứu của triết học là:

A. Những vấn đề cụ thể

B. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

C. Sự vận động và phát trát triển của thế giới khách quan

D. Đối tượng khác

Câu 14 Dưới góc độ triết học, định nghĩa nào sau đây về ‘Phương pháp luận’ là đúng

A. Khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.

B. Tổng hợp những cách những phương pháp tìm tòi dùng một ngành nào đó

C. Sự vận dung nguyên lí thế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung vào thực tiễn

D. Hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm và sử dụng các phương pháp

Câu 15 Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?

A. Vật lý.     B. Cơ học     C. Sinh học.     D. Hoá học

Câu 16 Sự thống nhất của hai mặt đối lập là:

A. Sự liên hệ gắn bó giữa hai mặt đối lập

B. Hai mặt đối lập làm tiền đề để tồn tại cho nhau

C. sự phát triển trái ngược nhau

D. Sự liên hệ gắn bó làm tiền đề cho nhau để tồn tại

Câu 17 Phát triển là quá trình diễn ra

A. Theo đường vòng tròn khép kín     

B. Theo đường Parabon

C. Theo đường xoáy trôn ốc     

D. Theo đường thẳng tắp

Câu 18 Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?

A. Nhị nguyên luận.    B. Duy tâm    C. Duy vật.    D. Cả ba đều đúng.

Câu 19 Độ của sự vật hiện tượng là

A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng

B. Giới hạn cuả sự vật hiện tượng

C. Sự thống nhất liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng

D. Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất

Câu 20 Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “...là phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng»

A. Phương pháp hình thức.    

B. Phương pháp luận biện chứng.

C. Phương pháp lịch sử.    

D. Phương pháp luận siêu hình.

Câu 21 Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.    B. Xã hội.    C. Tư duy.    D. Đời sống.

Câu 22 Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm?

A. Phú quý sinh lễ nghĩa.    

B. Ở hiền gặp lành.

C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.    

D. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

Câu 23 Quá trình biến dị và di truyền trong cơ thể sống được gọi là ?

A. hai thuộc tính    B. hai mặt tương phản.     C. hai mặt đối lập     D. hai mặt tương đồng.

Câu 24 Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, ta căn cứ vào:

A. việc con người có nhận thức được thế giới hay không.

B. việc con người nhận thức thế giới như thế nào.

C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

D. vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay tinh thần.

Câu 25 Chủ nghĩa duy vật biện chứng được hình thành dựa trên:

A. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.

B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.

C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

D. thế giới quan biện chứng và phương pháp luận duy vật.

Câu 26 Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác…

A. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.

B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.

D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

Câu 27 Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu là nói đến quá trình ?

A. Phát triển.    B. Phủ định.    C. Tồn tại.    D. Vận động.

Câu 28 Sự phân chia phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình được dựa trên:

A. mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

B. mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

C. các thức vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.

D. vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 29 Điểm giống nhau giữa Chất và Lượng là:

A. đều chỉ các thuộc tính.    

B. đều chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có.

C. đều chỉ những thuộc tính vốn có.    

D. đều chỉ thuộc tính không cơ bản.

Câu 30 Thế giới quan là:

A. toàn bộ những quan điểm của con người về thế giới.

B. toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

C. toàn bộ niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

D. toàn bộ những quan điểm định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

Câu 31 Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái Triết học ?

A. Quy luật phát triển của giới tự nhiên.    

B. Thời gian ra đời.

C. Thành tựu khoa học.    

D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Câu 32 G.Hê-ghen (1770-1831) khẳng định bản nguyên của thế giới là một “Ý niệm tuyệt đối”, quan điểm của ông là:

A. Quan điểm duy vật.    

B. Quan điểm duy tâm.

C. Quan điểm biện chứng.    

D. Quan điểm siêu hình.

Câu 33 Nhà triết học cổ đại Hê-ra-clit nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là nói đến quy luật nào của thế giới vật chất ?

A. Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.

C. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

D. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 34 Trong Triết học, sản xuất và tiêu dùng được gọi là ?

A. Mặt đối lập của mâu thuẫn.    

B. Thuộc tính.

C. Chất.    

D. Phủ định của phủ định.

Câu 35 Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải ?

A. Thống nhất biện chứng với nhau.

B. Liên tục đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 36 Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học ?

A. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. Không có mặt này thì không có mặt kia.

C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

D. Hai mặt đối lập hợp thành một khối thống nhất.

Câu 37 Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới nói đến ?

A. Phủ định siêu hình.    

B. Phủ định chủ quan.

C. Phủ định biện chứng.    

D. Phủ định khách quan.

Câu 38 Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào ?

A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng.

B. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.

C. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

D. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.

Câu 39 Sự thay thế các chế độ khác nhau trong lịch sử phản ánh tính chất nào của phủ định biện chứng ?

A. Tính phát triển.    B. Tính kế thừa.    C. Tính chủ quan    D. Tính khách quan.

Câu 40 Nhận định nào sau đây là sai khi nói về Chất ?

A. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.

B. Chất đồng nhất với thuộc tính của sự vật.

C. Chất được tạo nên từ thuộc tính cơ bản.

D. Chất chỉ ra điểm riêng biệt của sự vật.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1 - B

2 - C

3 - C

4 - C

5 - A

6 - C

7 - C

8 - A

9 - D

10 - D

11 - A

12 - C

13 - C

14 - D

15 - C

16 - D

17 - C

18 - C

19 - D

20 - B

21 - C

22 - D

23 - C

24 - C

25 - C

26 - B

27 - A

28 - A

29 - C

30 - B

31 - D

32 - B

33 - B

34 - A

35 - D

36 - D

37 - C

38 - D

39 - D

40 - B

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Văn Can. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể xem thêm tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF