YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Gia Định

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Gia Định được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 10 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1.  Khi một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Động năng của vật được tính theo công thức:

A.  Wđ = mv2                            

B.  Wđ = \(\frac{1}{2}\)mv2

C.  Wđ = \(\frac{1}{2}\)mv 

D.  Wđ = 2mv2

Câu 2.  Đơn vị của động năng là

A.  m.                                         B.  J                                       C.  N.                                    D.  m/s.

Câu 3.  Biểu thức của định luật Boyle – Mariotte về quá trình đẳng nhiệt

A. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}}\)                                       

B. p1V1 = p2V2

C. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\)                                           

D. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{2}}}\)

Câu 4.  Trong phòng thí nghiệm,người ta điều chế được 40cm3 khí H2 ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 27oC.Tính thể tích của lượng khí trên ở áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0oC có giá trị gần đúng với giá trị nào sau đây?

A. 30cm3                                    B. 36cm3                                         C.  32cm3                                          D.  34cm3

Câu 5.  Kéo một vật chuyển động một đoạn đường S, bằng 1 lực kéo F, hợp với đoạn đường S một góc \(\alpha \). Công thức tính công cơ học của vật là

A.  A=F.s.cota.                        

B.  A=F.s.tana.                    

C.  A=F.s.sina.                    

D.  A= F.s.cosa

Câu 6.  Một vật có khối lượng là 2kg được thả rơi rơi tự do ở độ cao 15m so với mặt đất,, chọn gốc thế năng của vật tại mặt đất và lấy g=10m/s2. Cơ năng của vật

A.  150 (J)                                  B.  300 (J)                             C.  3 (J)                                 D.  40 (J)

Câu 7.  Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình

A.  Đẳng áp.                              

B.  Đẳng tích.                       

C.  Đoạn nhiệt.                     

D.  Đẳng nhiệt.

Câu 8.  Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:

A.  36 km/h                                B.  0,32 m/s                           C.  10 km/h.                          D. 36 m/s

Câu 9. Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật đạt được cách mặt đất một khoảng bằng:

A.  20m                                      B.  10m                                 C.  5m.                                  D.  15m

Câu 10. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình vật rơi:

A.  Động năng của vật không thay đổi.

B.  Thế năng của vật không thay đổi.

C.  Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi

D.  Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.

Câu 11. Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2atm. Khi để ngoài nắng nhiệt độ 42oC, thì áp suất khí trong săm bằng bao nhiêu? Coi thể tích không đổi.

A.  2,15 atm                               B.  2,05 atm                          C.  2,0 atm                            D.  2,1 atm

Câu 12. Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng?

A. \(\frac{pV}{T}\)= hằng số  

B.  \(\frac{pV}{p}\)= hằng số  

C.  \(\frac{pT}{V}\)= hằng số

D.  \(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{2}}}{{{T}_{1}}}\)= \)\frac{{{p}_{2}}V_{1}^{{}}}{{{T}_{2}}}\)

Câu 13.  Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất không đổi,thể tích của khí đó ở 5460C là:

A.  12 lít                                     B.  20 lít                                C.  15 lít                                D.  13,5 lít

Câu 14.  Tập hợp 3 thông số trạng thái nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.

A.  Thể tích, khối lượng, áp suất.                                           

B.  Áp suất, thể tích, khối lượng.

C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.                                                 

D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.

Câu 15. Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình

A.  Đoạn nhiệt.                          B.  Đẳng nhiệt.                      C.  Đẳng áp.                          D.  Đẳng tích.

Câu 16.  Thế năng đàn hồi của lò xo tính theo công thức nào

A.  \(\frac{1}{2}\).                   

B.  \(\Delta \).                            

C.  \(\frac{1}{2}\).                   

D.  \(\Delta l\)

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Một chất khí lí tưởng ở trạng thái (1), p1 = 105Pa, V1 = 30 lit. Người ta nén đẳng nhiệt thể tích giảm xuống còn 20 lít. Tính áp suất của chất khí sau khi nén.

b. Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là bao nhiêu?

Câu 2:

Một vật có khối lượng là 5kg được thả rơi tự do không vận tốc đầu ở độ cao 30m. Lấy g =10 m/s2.

a. Tính cơ năng của vật

b. Tính vận tốc của vật khi chạm đất

c. Tính độ cao của vật tại đó động năng gấp 1,5 lần thế năng

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. Trắc nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

B

B

B

B

D

B

B

A

C

D

A

A

C

C

B

C

Câu 1:

Trạng thái 1: 

\(\left\{ \begin{matrix} {{p}_{1}}={{10}^{5}}(Pa) \\ {{V}_{1}}=30(l) \\ \end{matrix} \right.\) → trạng thái 2:   \(\left\{ \begin{matrix} {{p}_{1}}=?(Pa) \\ {{V}_{1}}=20(l) \\ \end{matrix} \right.\)

Vì quá trình biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình đẳng nhiệt nên ta áp dụng định luật Boyle – Mariotte

p1V1 = p2V2 →  p2 = 1,5.105 (Pa)

Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{matrix} {{p}_{1}}={{10}^{5}}(Pa) \\ {{V}_{1}}=100c{{m}^{3}} \\ {{T}_{1}}=300K \\ \end{matrix} \right.\) → trạng thái 2: \(\left\{ \begin{matrix} {{p}_{2}}=?(Pa) \\ {{V}_{2}}=20c{{m}^{3}} \\ {{T}_{2}}=600K \\ \end{matrix} \right.\)

Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng cho hai trạng thái (1) và (2)

\(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\)

Thay các giá trị vào ta tìm được p2 = 104 Pa

Câu 2:

Chọn gốc thế năng tại mặt đất:

Theo đề: vo = 0; zo = 30m

*Cơ năng của vật:  W = Wo = mgzo = 1500J = 1,5kJ

Gọi B là vị trí vật chạm đất:  zB = 0

Cơ năng của vật tại B:  WB = \(\frac{1}{2}mv_{B}^{2}\)

Ta áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:

WB = W vB = \(\sqrt{2g{{z}_{o}}}\)= 10\(\sqrt{6}\) (m/s)

Gọi C là vị trí vật có động năng bằng 1,5 lần thế năng

WC= 2,5WtC = 2,5mgzC

Ta áp dụng  định luật bảo toàn cơ năng:

WC = W  zC = \(\frac{{{z}_{o}}}{2,5}\)= 12m

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH - ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật:

A. Chuyển động với gia tốc không đổi.                    

B. Chuyển động tròn đều.

C. Chuyển động cong đều.                                        

D. Chuyển động thẳng đều.

Câu 2: Chọn đáp án đúng. Cánh tay đòn của lực là :

A. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

B. Khoảng cách từ trục quay đến vật.

C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

D. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Câu 3: Một con lắc đơn, vật nặng m gắn vào đầu sợi dây nhẹ dài l, đầu kia của sợi dây treo vào điểm cố định. Kéo con lắc lệch góc α0 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, biểu thức tính vận tốc cực đại của vật nặng trong quá trình dao động là:

A. mgl(1 – cosα0).                                                     

B. 2gl(cosα – cosα0).

C. \(\sqrt{2gl(1-\cos {{\alpha }_{0}})}\).                 

D. mg(3cosα – 2cosα0).

Câu 4: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:

A. 0,102 m.                         B. 1,0 m.                         C. 32 m.                         D. 9,8 m.

Câu 5: Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:

A. 1,0m.                              B. 4,0m.                          C. 2,0m.                         D. 0,5m.

Câu 6: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:

A. Tác dụng vào cùng một vật.

B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.

D. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.

Câu 7: Một vật chuyển động với vận tốc \(\vec{v}\)dưới tác dụng của lực \(\vec{F}\) không đổi. Công suất của lực \(\vec{F}\)là:

A. P = Fvt.                           B. P = Fv2.                     C. P = Ft.                        D. P = Fv.

Câu 8: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h) .Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.

B. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.

C. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.

Câu 9: Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là:

A. Khí thực.                                                              

B. Khí ôxi.

C. Khí lý tưởng.                                                        

D. Gần là khí lý tưởng.

Câu 10: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Tốc độ góc không đổi.                                         

B. Quỹ đạo là đường tròn.

C. Tốc độ dài không đổi.                                          

D. Vectơ gia tốc không đổi.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1. A

2. D

3. C

4. A

5. A

6. B

7. D

8. B

9. A

10. D

11. A

12. B

13. A

14. D

15. D

16. B

17. C

18. D

19. C

20. B

21. D

22. A

23. B

24. B

25. C

26. B

27. C

28. C

29. D

30. C

31. B

32. D

33. A

34. A

35. C

36. C

37. A

38. C

39. B

40. D

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH - ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?\)\)

A. P  = \(\frac{A}{t}\)   

B. P  = At                   

C. P  = \(\frac{t}{A}\)   

D. P  = A .t2

Câu 2: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng 800kg lên cao 5m trong thời gian 20s, lấy g =10m/s2. Công suất của cần cẩu là bao nhiêu:

A. 200W                        

B. 400W                     

C. 4000W                       

D. 2000W  

Câu 3: Một ôtô khối lượng 1 tấn chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu:    

A. 15.105 J                      

B. 2.105 J                    

C. 25.105 J                      

D. 105 J

Câu 4: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 gấp lần?

A. tăng 2 lần                   

B. tăng 4 lần               

C. tăng 6 lần                   

D. Giảm 2 lầnVật

Câu 5: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:

A. thế năng của vật giảm dần.                           

B. động năng của vật giảm dần.

C. thế năng của vật tăng dần.                             

D. thế năng của vật không đổi.

Câu 6: Một vật có khối lượng 1kg, có thế năng trọng trường là 20J. (lấy g =10m/s2 ). Khi đó vật có độ cao là bao nhiêu:    

A. 12 m                           B. 6m.                         C. 3m                                  D. 2m.

Câu 7: Tính chất nào sau đây KHÔNG phải là của phân tử?

A Giữa các phân tử có khoảng cách.     

B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

C. Chuyển động không ngừng.              

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 8: Công thức nào sau đây nói đến quá trình đẳng nhiệt?

A. \(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{T{}_{2}}\) = hằng số     

B. PV = hằng số                 

C. \(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{T{}_{2}}\) = hằng số          

D. \(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{T{}_{2}}\) =hằng số           

Câu 9: Trong hệ toạ độ (P,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol.

B. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì đi qua góc toạ đô .

C. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì không đi qua góc toạ đô .

D. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.

Câu 10: Một khối khí được nhốt trong  bình kín có thể tích không đổi ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ 300 K. Nếu tăng áp suất khối khí đến 1,5.105 Pa  thì nhiệt độ khối khí là bao nhiêu?              

 A. 300K                         B. 300C                       C. 450 K                             D. 450C

Câu 11: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định thì:

A. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối

B. thể tích tỉ lệ nghịch với áp suất

C. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

D. thể tích tỉ lệ thuận  với áp suất.

Câu 12: Biểu thức  đúng của phương trình trạng thái khí lý tưởng là:

A. \(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{T{}_{2}}\)         

B. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{V}_{2}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{V}_{1}}}\)      

C. \(\frac{{{p}_{1}}}{T{}_{1}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{T}_{2}}}\)          

D. \({{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}\)

II. Tự luận:

Câu 1: Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s từ độ cao 2 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Hãy tính:

a. Động năng, thế năng, cơ năng của hòn bi tại lúc ném.)

b. Độ cao cực đại mà hòn bi đạt được.

c. Độ cao và vận tốc của vật khi vật có động năng bằng thế năng.

Câu 2: Đun nóng đẳng tích một khối khí ở nhiệt độ tăng 10C thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu.Tìm nhiệt độ ban đầu của khí.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. Trắc nghiệm

1. A

2. D

3. B

4. B

5. A

6. D

7. B

8. B

9. B

10. C

11. C

12. A

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH - ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của

  A. năng lượng và khoảng thời gian.

  B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.

  C. lực và quãng đường đi được.

  D. lực và vận tốc.

Câu 2. Chọn câu sai. Động năng của vật không đổi khi vật

  A. chuyển động thẳng đều.                                       

  B. chuyển động với gia tốc không đổi.

  C. chuyển động tròn đều.                                         

  D. chuyển động cong đều.

Câu 3. Chọn đáp án đúng. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

  A. chỉ có lực hút.

  B. chỉ có lực đẩy.

  C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

  D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

Câu 4. Động lượng được tính bằng

  A. kg.m/s                           

  B. J                               

  C. N.m                          

  D. W

Câu 5. Biểu thức tính thế năng trọng trường?

  A. \({{\rm{W}}_t} = mg\)                   

  B. \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}mgz\)           

  C. \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}m{v^2}\)             

  D. \({{\rm{W}}_t} = mgz\)

Câu 6. Chọn đáp án đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN

  A. cơ năng không đổi.                                             

  B. thế năng giảm.

  C. động năng tăng.                                                  

  D. cơ năng cực đại tại N.

Câu 7. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái khí lí tưởng.

  A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.

  B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.

  C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển.

  D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.

Câu 8. Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?

  A. Đường thẳng song song với trục hoành.

  B. Đường thẳng song song với trục tung.

  C. Đường hypebol.

  D. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.

Câu 9. Hệ thức nào sau đây là của định luật Sác-lơ?

  A. p1T1 = p2T2                                                         

  B. p/T = hằng số

  C. pT = hằng số                                                       

  D. p1p2 = T1T2

Câu 10. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

  A. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.                          

  B. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.

  C. Búa máy đang rơi xuống.                                   

  D. Viên đạn đang bay.

Câu 11. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

  A. Thể tích (V)                

  B. Áp suất (p)               

  C. Khối lượng (m)        

  D. Nhiệt độ tuyệt đối (T)

Câu 12. Chuyển động nào sau đây là chuyển động riêng của các phân tử ở thể lỏng?

  A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.

  B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

  C. Chuyển động hoàn toàn tự do.

  D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Tác dụng lực không đổi 300 N theo phương hợp với phương ngang 600 vào một vật khối lượng 20 kg làm vật chuyển động được quãng đường 10 m. Tính công của lực tác dụng.

Câu 2. Một vật có khối lượng m = 1000 kg chuyển động với vận tốc v = 25 m/s. Tìm động năng của vật.

Câu 3. Một lượng khí ở nhiệt độ 180C có thể tích 1 m3 và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí với áp suất 3,5 atm. Tích thể tích khí nén.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

B

C

A

D

A

B

D

B

A

C

D

 

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÝ 10 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH - ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Động lượng được tính bằng

  A. N/s                                 B. N.s                             C. N.m                            D. N.m/s

Câu 2. Chọn đáp án đúng. Động năng của một vật tăng khi

  A. gia tốc của vật a > 0.                                          

  B. vận tốc của vật v > 0.

  C. gia tốc của vật tăng.                                           

  D. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử

  A. Chuyển động không ngừng.

  B. Giữa các phân tử có khoảng cách.

  C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

  D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 4. Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

  A. Đường hypebol.

  B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.

  C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.

  D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.

Câu 5. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của

  A. lực và quãng đường đi được.

  B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.

  C. năng lượng và khoảng thời gian.

  D. lực và khoảng thời gian.

Câu 6. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?

  A. p1V2 = p2V1                                                        

  B. p/V = hằng số

  C. pV = hằng số                                                      

  D. V/p = hằng số

Câu 7. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

  A. Thể tích (V)                

  B. Khối lượng (m)        

  C. Áp suất (p)               

  D. Nhiệt độ tuyệt đối (T)

Câu 8. Chọn đáp án đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN

  A. động năng tăng.                                                   

  B. thế năng giảm.

  C. cơ năng cực đại tại N.                                        

  D. cơ năng không đổi.

Câu 9. Biểu thức tính thế năng đàn hồi?

  A. \({{\rm{W}}_t} = k\Delta l\)                    

  B. \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k\Delta l\)             

  C. \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{(\Delta l)^2}\)         

  D. \({{\rm{W}}_t} = k{(\Delta l)^2}\) 

Câu 10. Tìm câu sai.

  A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

  B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

  C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.

  D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 11. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái khí lí tưởng.

  A. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.

  B. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.

  C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển.

  D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.

Câu 12. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

  A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.                           

  B. Viên đạn đang bay.

  C. Búa máy đang rơi xuống.                                  

  D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Tác dụng lực không đổi 150 N theo phương hợp với phương ngang 300 vào một vật khối lượng 80 kg làm vật chuyển động được quãng đường 20 m. Tính công của lực tác dụng.

Câu 2. Một vật có khối lượng m = 0,5 kg chuyển động với vận tốc v = 7,2 m/s. Tìm động năng của vật.

Câu 3. Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1 atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

C

B

A

C

B

D

C

B

A

D

 

---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Gia Định. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục 

Thi Online

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF