YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Kết

Tải về
 
NONE

Mời các em tham khảo nội dung tài liệu chi tiết sau đây: Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Kết. Tài liệu này bao gồm 5 đề thi do HOC247 sưu tầm và biên soạn kèm theo đáp án chi tiết. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích giúp các em hoàn thành tốt kì thi giữa HK2 quan trọng sắp đến!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1. Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là:

A. Trận Bạch Đằng năm 981.

B. Trận đánh châu Ung (10/1075).

C. Trận Như Nguyệt (1077).

D. Trận đánh châu Khâm và châu Liêm (10/1075).

Câu 2. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp dưới thời Đinh – Tiền Lê?

A. Mở rộng buôn bán với nhà Tống.

B.  Tổ chức Lễ cày Tịch điền.

C. Khai khẩn đất hoang.

D. Chú trọng thủy lợi.

Câu 3. Người Khmer thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì?

A. Vương quốc Chân Lạp.

B. Vương quốc Lan Xang.

C. Vương quốc Pa-gan.

D. Vương quốc Ăng-co.

Câu 4."Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần?

A. Trần Bình Trọng.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Quốc Toản.

Câu 5. Năm 1344, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa.

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang.

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Kỵ - ở Nông Cống.

D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương.

Câu 6. Tại sao nói từ sau thế kỉ VI Ấn Độ luôn trong tình trạng bị phân tán và chia rẽ?

A. Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.

B. Lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn, chia thành nhiều vùng để dễ quản lí.

C. Ấn Độ thường xuyên mất mùa, đói kém, dân phải phiêu tán.

D. Các nước xâm lược Ấn Độ chia nhau khu vực kiểm soát.

Câu 7.Hãy điền vào dấu chấm:

Theo Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên …….(1)….. không bằng đem quân …..(2)…… để chặn …..(3)…… của giặc”. Đây được coi là cuộc tấn công để ….(4)…. chứ không phải …(5)……Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước, khẩn trương …..(6)….. đối phó với quân xâm lược Tống.

A. (1) đợi giặc, (2) phân tán, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) xây dựng phòng tuyến

B. (1) chống giặc, (2) giảng hòa, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

C. (1) chống giặc, (2) rút lui, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

D. (1) đợi giặc, (2) đánh trước, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

Câu 8. Một trong những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì?

A. Quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước.

B. Đưa ra nhiều chủ trương, kế sách đúng đắn.

C.  Viết bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”.

D. Thương lượng với kẻ thù vì lợi ích quốc gia.

Câu 9. Vua Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm ở Yên Mô-Ninh Bình vào năm nào?

A. Vào năm 1054.

B. Vào năm 1056.

C. Vào năm 1051.

D. Vào năm 1061

Câu 10. Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?

A. Lý Thái Tổ.

B. Lý Nhân Tông.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Thái Tông

Câu 11. Việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì quan trọng?

A. Đưa đất nước bước vào thời phát triển thịnh đạt.

B. Đất nước tạm thời ổn định.

C. Củng cố nền độc lập, chống lại âm mưu kẻ thù.

D. Dẹp loạn các sứ quân, thống nhất đất nước.

Câu 12. Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

A.  Nô lệ và nông dân.

B. Nông dân bị mất ruộng đất.

C. Tù binh chiến tranh.

D. Nô lệ.

Câu 13.Ý nào sau đây phản ánh đúng về tình hình các nước phương Tây từ thế kỉ XV – XVI?

A. Chế độ phong kiến châu Âu bước vào giai đoạn suy vong.

B. Chế độ phong kiến châu Âu phát triển thịnh đạt.

C. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới.

D. Các nước tăng cường xâm lược để mở rộng thuộc địa.

Câu 14. Sự phát triển thủ công nghiệp dưới thời Trần không mang đặc điểm nào sau đây?

A.  Thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng.

B.  Xuất hiện các phường nghề trong cả nước.

C. Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển.

D. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.

Câu 15. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là gì?

A. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.

B. Nhà nước thực hiện giảm lao dịch.

C. Nhà nước cho binh lính về quê sản xuất.

D. Áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác vào sản xuất.

Câu 16. Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua là?

A. Lê Long Việt.

B. Vạn Hạnh.

C. Lý Khánh Văn.

D. Lê Long Đĩnh.

Câu 17. Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của triều Tiền Lê?

A.  Chấm dứt thời kì khủng hoảng của nhà Đinh, thể hiện sức mạnh của nhà Tống.

B. Thể hiện ý chí chống ngoại xâm và truyền thống bảo vệ đất nước trước quân Nam Hán.

C. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập.

D. Giữ vững nền độc lập, thể hiện ý chí quyết tâm chống xâm lược, chứng tỏ bước phát triển mới của dân tộc.

Câu 18. Tên gọi nước ta thời Lý - Trần là

A. Văn Lang.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 19.Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Quý tộc và công nhân làm thuê.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.

D. Quý tộc và thương nhân.

Câu 20.Phong trào Văn hoá Phục hưng mang tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất vô sản.

B. Tính chất tư sản.

C. Tính chất phong kiến.

D. Tính chất dân chủ.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. C

2. A

3. A

4. B

5. D

6. A

7. D

8. B

9. C

10. C

11. C

12. A

13. A

14. B

15. A

16. B

17. D

18. C

19. D

20. B

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT- ĐỀ 02

Câu 1. Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A.  Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.

D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

Câu 2. Từ thế kỉ XVI đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông

A. phát triển thịnh đạt.

B. bước đầu hình thành.

C. sụp đổ hoàn toàn.

D.  khủng hoảng.

Câu 3. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là

A. Đề do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông.

C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch.

D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào.

Câu 4. So với bộ máy nhà nước thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô.

C.  Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn.

D.  Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn.

Câu 5. Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV.

B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.

C.  Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII.

Câu 6. Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

A. Cấm giết hại trâu, bò.

B. Vua Lý cày Tịch Điền.

C. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

D. Phân chia ruộng đất cho nông dân

Câu 7. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.

D.  Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

Câu 8. Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

A. Ph. Ma-gien-lan.

B. Va-xco đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. B. Đi-a-xơ.

Câu 9. Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây?

A. Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi.

B. Ba năm tổ chức thi một lần.

C. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

D. Cử quan lại sang phương Tây học tập.

Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là gì?

A. Uy tín triều đình giảm sút, hệ thống cai quản từ trung ương thiếu chặt chẽ.

B. Dương Tam Kha tiếm quyền, giành ngôi vua.

C. Các tướng lĩnh không ủng hộ các vị vua nối nghiệp Ngô Quyền.

D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm tiến bộ của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Đề cao giáo lí nhà thờ.

B. Coi trọng phát triển văn hóa tư sản.

C. Đề cao khoa học tự nhiên.

D. Đề cao trật tự phong kiến.

Câu 12. Nhà Trần đã không thực hiện chính sách nào để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển?

A. Đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

B. Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy và thu thuế.

C. Tiếp tục công cuộc “Nam tiến” còn dang dở.

D. Đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều.

Câu 13. Năm 1149, nhà Lý lập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để

A. làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

B. làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm.

C. làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.

D.  làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với Ấn Độ.

Câu 14. Tướng giặc nào phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước?

A. Ngột Lương Hợp Thai.

B. Thoát Hoan.

C. Toa Đô.

D. Ô Mã Nhi

Câu 15. Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, việc Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bình thường có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện nước ta là một nước thắng trận trước Trung Quốc.

B. Thể hiện thiện chí muốn quan hệ ngoại giao hòa bình của nước ta.

C. Thể hiện Trung Quốc sẽ phải kiêng dè trước nước ta.

D. Trung Quốc sẽ không dám đem quân sang xâm lược nước ta.

Câu 16. Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc, bình dân.

B. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ.

C. Vương hầu, quý tộc, nông dân.

D. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ, nông dân.

Câu 17. Dưới thời Lý - Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?

A. Quân Tống, quân Thanh.

B.  Quân Đường, quân Tống.

C. Quân Hán, quân Tống.

D.  Quân Tống, quân Mông - Nguyên

Câu 18. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1. A

2. D

3. A

4. D

5. C

6. A

7. C

8. A

9. C

10. A

11. C

12. C

13. A

14. B

15. B

16. B

17. D

18. A

19. C

20. D

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT- ĐỀ 03

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau - mỗi câu đúng là 0,25 điểm

1. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi nổ ra vào thời gian nào? ở đâu?

A. năm 1417, ở Lam Sơn- Thanh Hóa

B. năm 1418, ở Chí Linh- Thanh Hóa

C. năm 1418, ở Lam Sơn- Thanh Hóa

D. ​Năm 1418, ở Lam Sơn- Hà Tĩnh

2. Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì?

A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến

B. Giúp Lê Lợi đóng quân an toàn

C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng

D. Câu B và C đúng.

3. Chiến thắng nào quyết định trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Tốt Động - Chúc Động (1426)

B. Chi Lăng-Xương Giang (1427)

C. Chí Linh (1424)

D. Diễn Châu (1425)

4. Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. 1418-1428

B. 1417 - 1427

C. 1418 - 1427

D. 1417 - 1428

5. Nước Đại Việt thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành:

A. 12 đạo

B. 12 lộ

C. 12 phủ

D. 13 đạo thừa tuyên

6. Dưới thời Lê Sơ hệ tư tưởng nào sau đây chiếm vị trí độc tôn?

A. Phật Giáo

B. Nho Giáo

C. Thiên chúa Giáo

D. Đạo giáo

7. Vị vua nào anh minh nhất thời Lê sơ?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thánh Tông

C. Lê Thái Tông

D. Lê Nhân Tông

8. Thời Lê Sơ Ngô Sĩ Liên đã viết tác phẩm nào sau đây?

A. Đại Việt sử kí

B. Đại Việt sử kí toàn thư

C. Sử kí tục biên

D. cả A và B

9. Điền vào chỗ còn trống: 0.5đ

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là … hay …

10. Ghép các chữ cái đứng trước các ý ở cột I với cột II cho đúng 0,5đ

CỘT I

 

CỘT II

A. Năm 1527

1. Xuất hiện Nam Triều

B. Năm 1533

2. Xuất hiện Bắc Triều.

C. Năm 1592

3. Chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A-TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

B

C

D

B

B

B

Câu 9. Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức

Câu 10: A - 2 B - 1 C - 3

B-TỰ LUẬN:

Câu 1:

Nguyên nhân chiến tranh Nam - Bắc triều 1,0 điểm

- Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc => Bắc triều.

- Năm 1533 Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua lập ra Nam triều. Hai bên đánh nhau liên miên gây ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn1,0 điểm

- Năm 1545 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền.

- Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá, Quảng Nam.

àHình thành thế lực họ Nguyễn.

- Đàng Ngoài họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh.

- Đàng trong chúa Nguyễn cai quản.

* Hậu quả: 1,5 điểm

Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước đời sống nhân dân rất khổ cực.Đất nước bị chia cắt lâu dài.

Câu 2:

- Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở đàng Trong thế kỉ XVIII cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp ND đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng sâu sắc.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, Xoá nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế.

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng:

1. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào?

A. 1075

B. 1010

C. 1285

D. 1771

2 Anh em Tây Sơn hạ thành Phú Xuân vào thời gian nào?

A. 1010

B. 1075

C. 1786

D. 1785

3. Anh em Tây Sơn giành thắng lợi trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào thời gian nào?

A. 1075

B. 1785

C. 1789

D. 1802

4. Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp?

A. Tết Kỉ Dậu

B. 1785

C. 1789

D. 1802

5. Quang Trung lật đổ chính quyền họ Nguyễn vào thời gian nào?

A. 1075

B. 1777

C. 1789

D. 1802

6. Phong trào Tây Sơn diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu?

A. 17 năm

B. 18 năm

C. 19 năm

D. 20 năm

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

1. D 2. C 3. B 4. C 5. B 6. A

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1.

* Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào?

  • Theo chế độ "ngụ binh ư nông"
  • Có 2 bộ phận
    • Quân ở triều đình
    • Quân ở địa phương
  • Hằng năm quân lính tập trận, võ nghệ. Vùng biên giới bố phòng nghiêm ngặt.

* Chủ trương của nhà nước là phải giữ gìn non sông đất nước nghiêm ngặt, kiên quyết không để cho láng giềng xâm lấn. Đó là việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Bên cạnh đó cũng có những chính sách mềm dẻo, lấy ngoại giao, hoà bình làm trọng để người dân có thời gian phát triển kinh tế xây dựng đất nước.

* Hiện nay đối với tình hình biển Đông, Đảng và nhà nước ta cũng kiên quyết bảo vệ non sông đất nước và luôn lấy hoà bình làm trọng để không phải gây chiến tranh đổ máu tổn hại đến sức dân.

Câu 2. Trình bày sự phát triển phong phú, đa dạng của những loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVI-XVIII.

* Văn học: chữ Hán, chữ Nôm.

  • Nội dung: bảo vệ con người, lên án cái xấu xa, thối nát...
  • Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
  • Tác phẩm: Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, trạng Quỳnh, trạng Lợn...

* Nghệ thuật dân gian: Đa dạng, phong phú.

  • Múa, ảo thuật, điêu khắc, các trò chơi dân gian như chọi gà, chèo thuyền, đánh đu, luyện võ; Hát, sân khấu tuồng, chèo, hát ả đào...
  • Nội dung: phản ánh đời sống lao động cần cù, chịu khó nhưng lạc quan của nhân dân, ca ngợi tình yêu con người...

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 7- TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT- ĐỀ 05

Phần 1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng.

1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì?

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.

B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.

C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.

D. Cả ba phương án A, B, C.

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?

A. Ngày 07-02-1418

B. Ngày 17-12-1416

C. Ngày 28-06-1917

3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai?

A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô.

B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.

Trả lời: Ông là: ......

4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

"Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải............"

A. Giết chết

B. Chặt đầu

C. Đi tù

D. Tru di

5. Thế kỉ XVII, "Kẻ Chợ" là tên gọi của đô thị nào ở nước ta?

A. Phố Hiến (Hưng Yên)

B. Thăng Long (Hà Nội)

C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế)

D. Hội An (Quảng Nam)

6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình)

B. Vùng núi Tam Đảo

C. Thanh Hóa - Nghệ An

D. Quang Bình - Hà Tĩnh

7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào?

A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.

B. Khuyến khích sản xuất.

C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.

8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy.

A. Đúng B. Sai

Câu 2: (1,0 Điểm) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26, 20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau:

Thời ...... (1) (1428 - 1527) tổ chức được ...... (2) khoa thi. Đỗ ...... (3) tiến sĩ và .........(4) trạng nguyên.

Phần 2. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 3. (3,5 điểm) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động?

Câu 4. (2,0 điểm) Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy?

Câu 5. (1,5 điểm) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn?

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

Nguyễn Trãi

D

B

A

C

A

Câu 2. (1,0 điểm)

(1) Lê Sơ

(2) 26

(3) 989

(4) 20

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 3 (3,5 điểm) Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1427)

a. Diễn biến:

  • Tháng 10-1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. (0,5 điểm)
  • Ngày 7-10-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà tây). (0,5 điểm)
  • Nắm được âm mưu của địch, ta đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Giặc lọt vào trận địa, quân ta nhất tề xông ra tiêu diệt. (0,5 điểm)

b. Kết quả:

  • Năm vạn quân địch tử thương, bắt sống trên một vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. (1,0 điểm)
  • Nghĩa quân thừa thắng kéo quân về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. (1,0 điểm)

Câu 4 (2,0 điểm)

  • Nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy vì:
  • Nhà nước quan tâm đến giáo dục. (0,5 điểm)
  • Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. (0,5 điểm)
  • Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. (0,5 điểm)
  • Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ. (0,5 điểm)

Câu 5 (1,5 điểm)

- Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn: (0,5 điểm)

  • Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... (0,5 điểm)
  • Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến. (0,5 điểm)

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Kết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF