YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hàm Giang

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Hàm Giang dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀM GIANG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì :

A.  Vua Sác-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

B.  Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

C.  Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.

D.  Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là hệ quả về kinh tế của cách mạng công nghiệp:

A.  tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp hình thành

B.  thúc đẩy nông nghiệp và giao thông vận tải phát triển

C.  năng suất lao động tăng cao

D.  nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện

Câu 3: Trước cách mạng tư sản, xã hội Pháp chia thành các đẳng cấp là:

A. tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba   

B. quý tộc, tư sản, nông dân

C. tăng lữ, quý tộc, nông dân    

D. tư sản, nông dân, bình dân

Câu 4: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ:

A. những năm 30 của thế kỉ XIX  

B. những năm 60 của thế kỉ XVIII

C. những năm 50 của thế kỉ XIX      

D. những năm 40 của thế kỉ XIX

Câu 5: Trong cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832, vua Minh Mạng đã chia nước ta thành:

A.  31 tỉnh 

B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc 

C. 30 tỉnh            

D. 3 vùng

Câu 6: trước cách mạng 1789, pháp là một nước:

A. công thương nghiệp kém phát triển  

B. nông nghiệp lạc hậu

C. nông nghiệp phát triển 

D. các ngành kinh tế chậm phát triển

Câu 7: Phát minh quan trọng nhất trong cách mạng công nghiệp Anh là:

A.  máy kéo sợi Gien-ni  

B. tàu lửa     

C. máy hơi nước   

D. đầu máy xe lửa

Câu 8: Trận thắng quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi là:

A.  Bạch Đằng     

B. Chi Lăng – Xương Giang

C. Rạch Gầm – Xoài Mút    

D. Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 9: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào năm:

A.  1777      

B.  1785 

C. 1771      

D. 1786

Câu 10: khi nguyễn huệ quyết định tiến quân ra đàng ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

A. "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ"   

B. "Diệt Lê diệt Trịnh"

C. "Phù Trịnh diệt Lê"      

D. "Phù Lê diệt Trịnh"

Câu 11: Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta đầu thế kỉ XIX là:

A.  Khắc in bản gỗ    

B.  Vẽ tranh sơn mài   

C.  Nghề in 

D. In tranh dân gian

Câu 12: Năm 1804, vua Gia Long đặt Quốc hiệu nước ta là:

A. Đại Nam  

B. Đại Việt    

C. An Nam   

D. Việt Nam

II.  Phần tự luận 

Câu 1: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nghĩa quân Tây Sơn? Qua đó nêu lên công lao của phong trào Tây Sơn đối với đất nước?

Câu 2: Tại sao nói thời kì chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?

Câu 3: Lập bảng so sánh các cuộc Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp 1789 về các tiêu chí sau: nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức và kết quả? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm 

1A 2A 3A 4B 5B 6B
7C 8C 9C 10D 11D 12D

II.  Phần tự luận 

Câu 1:

- Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào xâm lược nước ta

- Quân ta tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa

- Nguyễn Hụê lên ngôi, tiến quân ra Bắc

- Sau 5 ngày (từ 30 tháng chạp đến mùng 5 tết Kỷ Dậu 1789) nghĩa quân Tây Sơn tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đánh tan hoàn toàn 29 vạn quân Thanh xâm lược

* Ý nghĩa: bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

* Công lao của phong trào Tây sơn: Bước đấu thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII

Câu 2:

- Vì chính quyền Gia cô banh do Rô-be-xpi-e đứng đầu đã giải quyết mọi nhiệm vụ mà lịch sử nước Pháp đặt ra mà các thời kì trước và sau đó đều không thể thực hiện được.

- Về chính trị: 6.1793 thông qua Hiến pháp dân chủ: tuyên bố Pháp là nước Cộng hòa, ban bố  quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xoá bỏ.

- Về kinh tế: giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân: ra đạo luật ngày 3.6 tịch thu ruộng đất của quí tộc phong kiến chia thành nhiều mảnh nhỏ bán cho nông dân trả tiền dần trong 10 năm; ban hành Luật giá tối đa, chống nạn đầu cơ tích trữ; Luật về mức lương tối đa của công nhân…

- Về quân sự: 23.8.1793 Quốc hội thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc” có 42 vạn người đã tình nguyện tham gia quân đội. Đến cuối năm 1793 thù trong và giặc ngoài bị đánh bại.

Câu 3: 

 

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản Pháp

Nhiệm vụ 

Lật đổ chế độ phong kiến. Mở đường cho CNTB phát triển

Đánh đổ ách thống trị của thực dân Anh giành độc lập. Mở đường cho CNTB phát triển

Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, mở đường cho CNTB phát triển

Lãnh đạo

Tư sản và quý tộc mới

Tư sản

Tư sản

Hình thức

Nội chiến

Chiến tranh giành độc lập

Nội chiến và chống thù trong giặc ngoài

Kết quả 

Thiết lập chế độ Quân chủ Lập hiến.

Lật đổ ách thống trị của Anh.

Thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

Lật đổ chế độ phong kiến,thiết lập nền Cộng hòa.

 

ĐỀ SỐ 2

I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 

Câu 1. Trước khi Cô - lôm - bô phát hiện ra châu Mỹ đây vốn là vùng đất của bộ phận dân tộc người:

A. da đen   

B. da trắng   

C. da vàng 

D. da đỏ

Câu 2. Đặc điểm kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đến giữa thế kỉ XVIII là :

A. Miền Nam phát triển nền kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển nền kinh tế thương nghiệp

B. Cả hai miền Nam - Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp

C. Miền Nam phát triển nền kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp

D. Cả hai miềnNam – Bắc đều phát triển nền kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột đối với nô lệ da đen

Câu 3. Đại hội nào tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ?

A. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ nhất

B. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ hai

C. Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập

D. Đại hội đại biệu Phi - la - đen - phi - a lần thứ ba

Câu 4. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là:

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc, phong kiến cấu kết với Tăng Lữ

B. Tầng lớp có quyền chính trị gắn với phong kiến quý tộc và kinh tế gắn với tư sản

C. Tầng lớp gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc quý tộc

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ với nhân dân

Câu 5. Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà vua diễn ra

A. Từ năm 1642 - 1648   

B. Từ năm 1640 - 1648

C. Từ năm 1642 - 1649     

D. Từ năm 1640 - 1688

Câu 6. Xác định năm 1649 cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao từ khi:

A. Vua Sac - lơ bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập

B. Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của mình là lật đổ giai cấp tử sản

C. Ngay sau khi nội chiến kết thúc chế độ độc tài được thiết lập

D. Sau cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến

Câu 7. Xác định vị trí mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

A. Ven bờ Đại Tây Dương     

B. Ven bờ Thái Bình Dương

C. Ven bờ Ấn Độ Dương 

D. Ven bờ Bắc Băng Dương

Câu 8. Khái quát điểm nổi bật tình hình xã hội nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là:

A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tư sản và nông dân

B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân

C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân

D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3 ( nông dân, tư sản, bình dân thành thị)

Câu 9. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học ánh sáng Pháp là:

A. Mông - tex - ki - ơ, Ô - oen và Phu - ri - ê

B. Ô - oen, Phu - ri - ê và Xanh - xi- mông

C. Mông - tex - ki - ơ, Vôn - te và Rút - xô

D. Xanh - xi - mông, Rút - xô và Vôn - te

Câu 10. Nội dung tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Pháp là:

A. Lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước tư bản chủ nghĩa

B. Lên án chế độ tư bản,đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa

C. Lên án chế độ phong kiến, nhà thờ Ki – tô, đưa ra lí thuyết xây dựngNhà nước xã hội chủ nghĩa

D. Lên án chế độ phng kiến, đưa ra í thuyết xây dựng Nhà nước quân chủ lập hiến

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 29 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I.  TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 

1

D

15

A

2

C

16

C

3

17

B

4

B

18

B

5

A

19

B

6

A

20

D

7

A

21

C

8

D

22

D

9

C

23

D

10

A

24

A

11

C

25

A

12

A

26

D

13

B

27

C

14

B

28

A

 

ĐỀ SỐ 3

 

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là:

A. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng

B.  Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng

C.  Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến

D.  Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm

Câu 2: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là

A. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè

B. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì

C. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp

D. Đặt ra nhiều thứ thuế mới

Câu 3: Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

A. Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ

B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

C. Xử tử vua Lui XVI

D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là:

A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng

B. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp

C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới

D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp

Câu 5: Vua Sáclơ I bị xử tử là do:

A. Ý muốn của giai cấp tư sản

B. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội

C. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc

D. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân

Câu 6: Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì:

A. Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ

B. Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi

C. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

D. Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc

B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tâ

C. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất

D. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài

Câu 8: Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

A. Cộng hòa tư sản   

B. Dân chủ tư sản

C. Quân chủ lập hiến   

D. Dân chủ

Câu 9: Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

A. Giáo hội Anh   

B. Nông dân và công nhân

C. Quý tộc mới    

D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh

Câu 10: Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:

A. G.Oasinhtơn 

B. B.Phranklin   

C. Ru-dơ-ven  

D. A.Lincôn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

C

9

D

2

C

10

A

3

B

11

D

4

A

12

B

5

D

13

D

6

C

14

B

7

A

15

A

8

C

16

B

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Hinđu giáo.

Câu 2: Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi.

B. Năm 1527, Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua.

C. Năm 1527, thế lực phong kiến nhà Mạc hợp quân tiến đánh nhà Lê sơ, giành được chính quyền.

D. Năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập ra nhà Mạc.

Câu 3: Khẩu hiệu “Tự do- Bình Đẳng- Bác ái” được nêu trong

A. bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

B. “ Tinh thần luật pháp” của Mông-te-xki-ơ.

C. Hiến pháp năm 1791 của Pháp.

D. Hiến pháp năm 1793 của Pháp.

Câu 4: Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI- XVII vì

A.  nhà nước cho xây dựng nhiều hải cảng mới.

B.  nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất và buôn bán.

C. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

D. chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh- Nguyễn.

Câu 5: Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?

A. Nhà Tiền Lê.

B. Nhà Lí.

C. Nhà Trần.

D.  Nhà Hồ.

Câu 6: Trận chiến quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A.  Bạch Đằng.

B.  Chi Lăng- Xương Giang.

C. Rạch Gầm- Xoài Mút.

D. Ngọc Hồi- Đống Đa.

Câu 7: Thành phần chủ yếu của quốc hội Anh là

A. tư sản và quý tộc mới.

B. tư sản và quý tộc phong kiến.

C. tư sản vừa và nhỏ.

D. quý tộc phong kiến.

Câu 8: Ý không phản ánh đúng sự phát triển của Phật giáo ở nước ta thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần là

A. chùa chiền được xây dựng khắp nơi.

B.  nhiều nhà sư đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và rất được coi trọng

C. một số vị vua thời Lí, Trần đã tìm đến với Phật giáo.

D. một số cao tăng Phật giáo Việt Nam đã đến tận Ấn Độ để tu nghiệp giáo lí đạo Phật.

Câu 9: Sau cách mạng tư sản, thể chế chính trị mới được thiết lập ở Anh là

A. quân chủ lập hiến.

B. dân chủ đại nghị

C. nền cộng hòa.

D. độc tài quân sự.

Câu 10: Kết cục của chiến tranh Trịnh- Nguyễn là

A. thế lực phong kiến họ Nguyễn giành và giữ chính quyền trong cả nước.

B. thế lực phong kiến họ Trịnh giành và giữ chính quyền trong cả nước.

C. chia lãnh thổ nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

D. đất nước thống nhất dưới quyền cai trị của vua Lê.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1

B

9

A

2

D

10

C

3

A

11

B

4

D

12

C

5

B

13

C

6

C

14

A

7

A

15

D

8

D

16

B

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: vị trí của thời kỳ văn lang-âu lạc trong lịch sử dân tộc là

A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN

B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giảnh độc lập từ phong kiến phương Bắc ?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông

D. Lý Thánh Tông

Câu 4. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào ?

A. Nhà Trần  

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ

D. Nhà Nguyễn

Câu 5. Cuộc chiến tranh Nam  - Bắc triều là cuộc tranh giảnh quyền lực giữa các phe đối lập nào ?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

Câu 6. Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần chống lại nhà Mạc ?

A. Nguyễn Hoàng

B. Nguyễn Kim

C. Lê Duy Ninh

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.

B. Tư sản nông nghiệp,

C.  Địa chủ mới.

D. Quý tộc mới.

Câu 9: điểm tiến bộ của bản tuyên ngôn độc lập của nước mĩ

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

Câu 10: trong các biện pháp sau của phái gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 16 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1B 2D 3D 4C 5D 6B
7C 8D 9A 10A 11B 12D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hàm Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF