YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 Trường THCS Phan Châu Trinh

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 Trường THCS Phan Châu Trinh đã được Hoc247 biên soạn dưới đây. Tài liệu giới thiệu đến các em các dạng đề thi giữa học kì 2 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. 

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN GDCD LỚP 7 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.

Câu 1: Làm việc có kế hoạch giúp cho chúng ta thực hiện được điều nào sao đây?

A. Lãng phí thời gian

B. Lúng túng, bị động trong công việc

C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức

D. Không đem lại lợi ích gì

Câu 2: Khi có kế hoạch, để kế hoạch trở thành hiện thực người ta cần những điều gì sau đây?

A. Quyết tâm vượt khó

B. Kiên trì sáng tạo

C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 3: Trẻ em có những quyền cụ thể nào sau đây trong việc được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục? 

A. Quyền được bảo vệ

B. Quyền được chăm sóc

C. Quyền được giáo dục

D. Cả A, B, C đúng

Câu 4: Việc làm nào sau đây không vi phạm đến quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em nghỉ học để đi kiếm sống

B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

C. Đánh đập, hành hạ trẻ em

D. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.

Câu 5: Ngày môi trường thế giới là ngày nào sau đây?

A. Ngày 6 – 5.                       B. Ngày 5 – 6.                       C. Ngày 16 – 5.            D. Ngày 15 – 6.

Câu 6: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là việc làm:

A. Cấp bách.                         B. Xã hội.                              C. Cần thiết.  D. Quốc gia.

Câu 7: Di sản văn hóa. Theo em gồm mấy loại?

A. 1.                                        B.  2.                                       C. 3.                                        D. 5.

Câu 8: Hành vi nào sau đây chưa đúng với giữa gìn văn hóa

A. Tự do vận chuyển di vật, cổ vật ra nước ngoài

B. Tổ chức tham quan di tích lịch sử

C. Thi tìm hiểu di tích lịch sử

D. Cả A, B, C đúng.

II. Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1: Nêu một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em? (3,0 điểm)

Câu 2: Thế nào là di sản văn hóa? Có mấy loại di sản văn hóa? Đó là những loại nào? Kể tên một số di sản văn hóa thế giớ ở nước ta mà em biết? (3,0 điểm)

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

D

D

B

B

A

B

A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

* Quyền được bảo vệ:

- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm.

- Ví dụ: Không làm khai sinh cho trẻ mới sinh, bỏ rơi trẻ, đánh đập, hành hạ hay bắt trẻ em phải làm việc quá sức, lợi dụng trẻ để làm việc phi pháp -> Đều được coi là những hành vi vi phạm (xâm phạm) đến quyền trẻ em.

* Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ.

- Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị và phục hồi chức năng.

- Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước xã hội tổ chức chăm sóc nuôi dạy.

* Quyền được giáo dục:

- Trẻ em có quyền được học tập được dạy dỗ, được vui chơi giải trí, tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao.

Câu 2: (3,0 điểm)

* Di sản văn hoá chính là sản phẩm tinh thần hoặc vật chất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

* Một số di sản văn hóa tiêu biểu: Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An,Thánh Địa Mĩ Sơn,Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha....

2. Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 ĐIỂM

(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng

1. Sống, làm việc có kế hoạch là:

a. Làm việc theo ngẫu hứng

b. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường

c. Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ

d. Sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả

2. Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch:

a. Không bao giờ lập kế hoạch

b. Không cần dự kiến trước kết quả

c. Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc

d. Làm việc tùy tiện

3. Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em:

a. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng

b. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện

c. Đánh đập, hành hạ trẻ em

d. Cả a, b, c đều sai

4. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em được chia làm mấy nhóm:

a. 2 nhóm

b. 3 nhóm

c. 4 nhóm

d. 5 nhóm

5. Bổn phận của trẻ em là:

a. Yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng pháp luật, tài sản người khác

b. Muốn làm việc gì tùy thích

c. Không tham gia bất cứ một việc gì, kể cả đến trường đi học

d. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc

6. Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp em sẽ làm gì?

a. Làm theo lời dụ dỗ

b. Rủ thêm bạn bè cho đỡ sợ

c. Nói với ba mẹ, thầy cô và đề nghị được giúp đỡ

d. Không làm theo và cũng không báo với người lớn

7. Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

a. Bắt trẻ em lao động quá sức, làm những việc nặng không phù hợp với lứa tuổi.

b. Nhắc nhở con làm bài tập ở nhà.

c. Tổ chức vui chơi giải trí cho trẻ em.

d. Không cho con thức khuya để chơi game.

8. Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

a. Học hành chăm chỉ và chăm lo việc nhà giúp bố mẹ.

b. Học giỏi nhưng vô lễ với thầy cô giáo và bố mẹ.

c. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học nên kết quả học tập thấp.

d. Lễ phép với thầy cô giáo dạy mình nhưng không lễ phép với các thầy cô khác trong trường.

9. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là:

a. Công dân được tự do làm nghề bói toán

b. Công dân có thể theo tôn giáo, tín ngưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo tín ngưỡng nào đó.

c. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình

d. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý của mình

10. Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường:

a. Khai thác thủy hải sản theo chu kì

b. Trồng cây gây rừng

c. Khai thác gỗ theo kế hoạch và kết hợp với việc cải tạo rừng

d. Phá rừng trồng cây lương thực

11. Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ra hậu quả gì?

a. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú

b. Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường

c. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phát triển mạnh hơn

d. Cả a, c đều đúng

12. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ môi trường

a. Khai thác nước ngầm bừa bãi

b. Vứt rác thảy xuống dòng song

c. Đổ nhớt xả vào đường thoát nước

d. Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở, nơi công cộng

13. Hành vi nào sau đây phá hoại môi trường

a. Tự chặt cây cối trên rừng để xây nhà ở

b. Đốt rừng để trồng cây lương thực

c. Nổ bom để đánh bắt thủy, hải sản

d. Cả a, b, c đều đúng

14. Ngày nào trong năm được chọn là ngày môi trường thế giới

a. Ngày 5 tháng 6

b. Ngày 6 tháng 6

c. Ngày 7 tháng 6

d. Ngày 8 tháng 6

15. Chọn biện pháp góp phần bảo vệ môi trường của học sinh:

a. Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác

b. Khai thác nước ngầm bừa bãi

c. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở

d. Sử dụng phân hóa học và chất bảo vệ thực vật quá mức qui định

16. Điền vào chỗ trống cho đúng với câu nói của Bác Hồ:

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích ........... thì phải trồng người"

a. Trăm năm

b. Trăm hai mươi năm

c. Chín mươi năm

d. Tám mươi năm

17. Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường

a. Dùng than tổ ông để đốt thay củi, rơm rạ cho đỡ khói bụi

b. Bón thật nhiều phân bón hóa học để cây trồng được xanh tốt

c. Xử lý nước thảy công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước

d. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây

18. Điền vào chỗ trống cho đúng với câu thành ngữ:

"Rừng....., biển bạc"

a. Đồng

b. Kẽm

c. Vàng

d. Sắt

19. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra điều gì?

a. Bệnh hô hấp cho con người

b. Con người khỏe mạnh

c. Cây cối phát triển tốt

d. Tăng năng xuất nông nghiệp

20. Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn sẽ gây ra tác động gì?

a. Cân bằng sinh thái

b. Lụt lội, xói mòn đất

c. Môi trường sạch đẹp

d. Cả a, b, c đều sai

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 ĐIỂM

(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm)

1. d

2. c

3. c

4. b

5. a

6. c

7. a

8. a

9. b

10. d

11. b

12. d

13. d

14. a

15. c

16. a

17. c

18. c

19. a

20. b

 

II. TỰ LUẬN: 5,0 ĐIỂM

1. (2,0 điểm)

- Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định hiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. (1,0 điểm)

- Phải làm việc có kế hoạch vì: chúng giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc. (1,0 điểm)

2.(1,5 điểm)

- Quyền được bảo vệ. (0,5 điểm)

- Quyền được chăm sóc. (0,5 điểm)

- Quyền được giáo dục. (0,5 điểm)

3. (1,5 điểm)

- Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, thoáng mát. (0,5 điểm)

- Không xả rác bừa bãi xuống ao hồ, kênh rạch. (0,5 điểm)

- Không đốt phá rừng. (0,5 điểm)

3. Đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) (Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng

Câu 1: Sống, làm việc có kế hoạch là:

a. Làm việc theo ngẫu hứng

b. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường

c. Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ

d. Sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả

Câu 2: Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em:

a. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng

b. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện

c. Đánh đập, hành hạ trẻ em

d. Cả a, b, c đều sai

Câu 3: Bổn phận của trẻ em là:

a. Yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng pháp luật, tài sản người khác

b. Muốn làm việc gì tùy thích

c. Không tham gia bất cứ một việc gì, kể cả đến trường đi học

d. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc

Câu 4: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp em sẽ làm gì?

a. Làm theo lời dụ dỗ

b. Rủ thêm bạn bè cho đỡ sợ

c. Nói với ba mẹ, thầy cô và đề nghị được giúp đỡ

d. Không làm theo và cũng không báo với người lớn

Câu 5: Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

a. Học hành chăm chỉ và chăm lo việc nhà giúp bố mẹ.

b. Học giỏi nhưng vô lễ với thầy cô giáo và bố mẹ.

c. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học nên kết quả học tập thấp.

d. Lễ phép với thầy cô giáo dạy mình nhưng không lễ phép với các thầy cô khác trong trường.

Câu 6: Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường:

a. Khai thác thủy hải sản theo chu kì

b. Trồng cây gây rừng

c. Khai thác gỗ theo kế hoạch và kết hợp với việc cải tạo rừng

d. Phá rừng trồng cây lương thực

Câu 7: Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ra hậu quả gì?

a. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú

b. Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường

c. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phát triển mạnh hơn

d. Cả a, c đều đúng

Câu 8: Ngày nào trong năm được chọn là ngày môi trường thế giới

a. Ngày 5 tháng 6

b. Ngày 6 tháng 6

c. Ngày 7 tháng 6

d. Ngày 8 tháng 6

Câu 9: Điền vào chỗ trống cho đúng với câu nói của Bác Hồ:

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích ........... thì phải trồng người"

a. Trăm năm                 b. Trăm hai mươi năm

c. Chín mươi năm        d. Tám mươi năm

Câu 10: Điền vào chỗ trống cho đúng với câu thành ngữ: "Rừng....., biển bạc"

a. Đồng           b. Kẽm       c. Vàng           d. Sắt

Câu 11: Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra điều gì?

a. Bệnh hô hấp cho con người            b. Con người khỏe mạnh

c. Cây cối phát triển tốt                       d. Tăng năng xuất nông nghiệp

Câu 12: Trong các hành vi sau, hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa:

a. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.

b. Vứt rác bẩn xung quanh di tích.

c. Lấy cắp cổ vật về nhà.

d. Đập phá các di sản văn hóa

Câu 13: Di sản nào sau đây là di sản văn hoá vật thể:

a. Dân ca Quan Họ Bắc Ninh                   b. Vịnh Hạ Long

c. Nhã nhạc cung đình Huế                     d. Truyện Kiều

Câu 14: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

a. Nhã nhạc cung đình Huế                b. Trống đồng Đông Sơn

c. Bến Nhà Rồng                               d. Mĩ Sơn

Câu 15. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là:

a. Công dân được tự do làm nghề bói toán

b. Công dân có thể theo tôn giáo, tín ngưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo tín ngưỡng nào đó.

c. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình

d. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý của mình

Câu 16: Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan?

a. Đi lễ chùa      b. Lên đồng       c. Thờ cúng tổ tiên        d. Đi lễ nhà thờ

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 ĐIỂM) (Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

D

C

A

C

A

D

B

A

A

C

A

A

B

A

B

B

II. TỰ LUẬN: (6,0 ĐIỂM)

Câu

Đáp án

Câu 1 1,0đ

  • Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
  • Phải làm việc có kế hoạch vì: Chúng giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

Câu 2 2,0đ

Nhận xét:
 

  • Bà chủ quán cơm là một người sống thiếu đạo đức, không biết quan tâm, cảm thông chia sẽ với người khác khi gặp khó khăn, đặc biệt là trẻ em.
  • Hành vi bóc lột sức lao động, đánh đập, xúc phạm trẻ em là vi phạm pháp luật. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em về thể chất cũng như tinh thần.

Nếu là người chứng kiến em sẽ:
 

  • Góp ý để bà chủ bán cơm biết là bà đang vi phạm pháp luật.
  • Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai của mình.

Câu 3 1,0đ

  • Em sẽ đến can ngăn và giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm này.
  • Vì nếu không can ngăn, để bác nông dân vứt mấy con gà chết xuống sông sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và đặc biệt lây lan dịch cúm da cầm gây nguy hiểm đến tính mạng con người. (0,5 điểm)

Câu 4 2,0đ

  • Ông A làm như vậy là sai.
  • Chiếc bình đó không thuộc sở hữu của ông A, nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất thuộc sở hữu toàn dân.
  • Vận động ông A giao nộp chiếc bình cho chính quyền địa phương.
  • Giải thích cho ông A hiểu: Nghĩa vụ công dân là phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước, để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ gìn, bảo vệ, có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị của nó.

4. Đề số 4

I. TRẮC NGHIỆM: (3 đ)

Khoanh tròn chữ cái đúng trước ý kiến, hành vi đúng.

Câu 1. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?

a. Hội đồng nhân dân                        b. Viện kiểm sát nhân dân

c. Uỷ ban nhân dân                           d. Toà án nhân dân

Câu 2: Yếu tố nào sau đây thuộc về môi trường nhân tạo?

a. Nguồn nước                                   c. Chất thải

b. Khoáng sản                                    d. Không khí.

Câu 3: Di sản nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể:

a. Ca trù.                                             b. Vịnh Hạ long

c. Cố đô Huế.                                     d. Bến cảng nhà Rồng.

Câu 4: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em:

a. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

b. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện

c. Tạo việc làm cho trẻ em khó khăn.

d. Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.

Câu 5: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội thì em sẽ làm gì?

a. Im lặng bỏ qua                             b. Làm theo lời dụ dỗ

c. La to lên để được cầu cứu          d. Tìm cách phản ánh ngay cho cơ quan công an.

Câu 6: Hành vi nào gây ảnh hưởng đến môi trường:

a. Trồng cây phủ xanh đồi trọc.

b. Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ

c. Giữ vệ sinh xunh quanh nhà ở.

d. Khai thác gỗ theo chu kỳ kết hợp với cải tạo rừng

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

I.1

c

2

c

3

a

4

d

5

d

6

b

II.7

  • Tín ngưỡng: Chỉ là lòng tin vào một cái gì đó thần bí.

VD: Thần linh, chúa trời...
 

  • Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức.

VD: Đạo phật, đạo thiên chúa.
 

  • Mê tín dị đoan: Là tin vào điều mơ hồ, nhảm nhí, dẫn tới hậu quả xấu.

VD: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...

8

a.
 

  • Là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • HS giải thích.

b. Bộ máy Nhà nước cấp Trung ương gồm: Quốc hội; chính phủ; TAND tối cao; VKSND tối cao.
 

  • Cơ quan nào quyền lực là: Quốc hội.

9

a. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)

b. HS liên hệ

5. Đề số 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)  

I. Chọn ý đúng nhất (3 điểm)  

Câu 1. Trong các biểu hiện sau đây theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị:  

A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.  

B. Nói năng cộc lốc, trống không.  

C. Làm việc gì cũng sơ sài.  

D. Đối với mọi người luôn chân thành, cởi mở.  

Câu 2. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính trung thực:  

A. Làm hộ bài cho bạn.  

B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm  

C. Nhận lỗi thay cho bạn.  

D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.  

Câu 3. Trong các hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính tự trọng:  

A. Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rấy xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình lao động vất vả.  

B. Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn.  

C. Nếu có khuyết điểm Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa.  

D. Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đem khoe với bố mẹ.  

Câu 4. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện tính biết tôn trọng kỉ luật:  

A. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.  

B. Luôn hối hận khi làm điều sai trái.  

C. Ủng hộ đồng bào bị bão lụt.  

D. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.  

Câu 5. Trong các câu dưới đây, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo:  

A. Ân trả nghĩa đền.  

B. Không thầy đố mày làm nên.  

C. Muốn sang thì bắt cầu Kiều  

Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.  

D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.  

Câu 6. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo:  

A. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao.  

B. Gặp người lớn ngoài đường liền ngã mũ chào.  

C. Đến thăm thầy cô giáo nhân ngày 20/11.  

D.Vâng lời bố mẹ con học thật giỏi.  

II. Điền vào dấu chấm … 2 hành động thể hiện sự đoàn kết, 2 hành động thể hiện sự tương trợ. (1 điểm)  

1- Đoàn kết: ......................................................................................................................................  

..........................................................................................................................................................  

2- Tương trợ: .....................................................................................................................................  

..........................................................................................................................................................  

ĐÁP ÁN  

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.  

I. Chọn ý:  

Câu 1. A  

Câu 4. D  

Câu 2. B  

Câu 5. D  

Câu 3. B  

Câu 6. C  

II. Điền vào dấu chấm …  

- Lớp 7A hợp sức cùng với lớp 7B lao động.  

- Tập thể lớp 7A rủ nhau đến thăm mẹ Việt Nam Anh hùng.  

- Nam quyên góp tiền ủng hộ đồng bào bị bão lụt.  

- An đến giúp đỡ bài vở khi Bình bị ốm.  

B. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:  

- Không đồng tình với ý kiến trên. Vì Tuấn ở nhà giúp đỡ bố mẹ chứ không phải Tuấn đi chơi.  

- Đến xin bố mẹ Tuấn và giải thích cho bố mẹ Tuấn biết về tầm quan trọng của hoạt động lớp  

vào ngày chủ nhật.  

C. PHẦN TỰ LUẬN:  

Câu 1. Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khia gặp khó khăn.  

Ý nghĩa:  

- Giúp chúng ta dễ dàng hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người xung quanh yêu  

mến.  

- Giúp ta tạo nên được sức mạnh để vượt qua được khó khăn.  

- đoàn kết tương trợ là truyền nthống quý báu của dân tộc.  

Câu 2.  

- Tục ngữ: Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm  

- Ca dao: Một cây làm chẳng nên non  

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao  

- Danh ngôn: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết  

Thành công, thành công, đại thành công  

Câu 3. Mẹ bạn Nam bị ốm, Hùng đến động viên các bạn cả lớp cùng nhau đến thăm và giúp đỡ bài vở. 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 7 năm 2021 Trường THCS Phan Châu Trinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF