YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quỳnh Mai

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quỳnh Mai. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS QUỲNH MAI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: “Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không dược nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, dưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, Thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên”. Đây là một phần tiểu sử nói về cuộc đời của nhà thơ nào?

A. Bạch Cư Dị.

B. Lý Bạch.

C. Đỗ Phủ.

D. Hạ Tri Chương.

Câu 2: Nhà thơ Đỗ Phủ có hiệu là gì?

A. Tử Mĩ.

B. Thiếu Lăng.

C. Tứ Minh

D. Hà Nam.

Câu 3: “Bài ca nhà tranh bị giỏ thu phả" (Mao ốc vị thu phong Ở phá ca) là bài thơ “kết hợp nhiều phương thức biểu đạt”. Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng.                   

B. Sai.

Câu 4: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phả” của nhà thơ Đỗ Phủ?

A. Căn nhà tranh bị gió thu phá nát, ướt, lạnh.

B. Con quậy phá, lo lắng về loạn lạc.

C. Lều nát, nhà dột, kẻ sĩ nghèo.

D. Nhà dột, ướt, rét, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc.

Câu 5: Vì sao nhà thơ Lý Bạch được suy tôn là “thi tiên”?

A. Bởi vì thơ Lý Bạch thường viết về đề tài “cõi tiên”.

B. Bởi vì Lý Bạch là nhà thơ có phong cách phóng khoáng, lãng mạn.

C. Bởi vì phong cách nghệ thuật thơ Lý Bạch mang tính ước lệ, tượng trưng.

D. Bởi vì thơ Lý Bạch thường lấy cảm hứng từ khách tiên.

Câu 6: “Tĩnh dạ tứ” là bài thơ chữ Hán theo thế thơ gì?

A. Cố thể - Ngũ ngôn.

B. Luật thể - Ngũ ngôn,

C. Phú thể - Thất ngôn.

D. Đường thể - Thất ngôn.

Câu 7: Cách hiểu nào sau đây không đúng với tâm trạng của tác giả trong câu thơ “Đêm dài ướt át sao cho trót"

A. Phản ánh nỗi cực khổ của Đỗ Phủ.

B. Phê phán thực trạng bế tắc của xã hội đương thời.

C. Mong muốn xã hội đối thay.

D. Mong muốn được sống xa hoa, đầy đủ.

Câu 8: Vì sao Đỗ Phủ ước có nhà cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ?

A. Vì nhiều kẻ sĩ nghèo có tài đức mà phải chịu nghèo khổ.

B. Vì xã hội đói khổ, không có công bằng.

C. Đỗ Phủ từng là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu nỗi khổ cực của họ.

D. Ý A và C.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. B

3. A

4. D

5. B

6. A

7. D

8. D

II. TỰ LUẬN

a. Giá trị hiện thực của bài thơ là bức tranh về nỗi khốn khố của người nghèo trong hoạn nạn. Cảnh nhà bị gió thu phá được tác giả miêu tả qua những chi tiết chân thực, sống động:

“Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa”.

- Hình ảnh ấy gợi sự tan tác tiêu điều, tâm trạng của tác gia hiện lên với nỗi lo, tiếc và bất lực.

- Bất lực trước cái nghèo, trước cảnh đám trẻ con tranh nhau cướp giật:

"Nỡ nhe trước mặt xô cướp giật,

Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre"

- Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống khốn khổ đáng thương của con người xã hội thời Đỗ Phủ sống. Tác giả vừa ấm ức vừa đau đớn khi nhận ra:

"Môi khô miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức!"

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: “Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi sau đó đi thi, đỗ đầu cả ba kì thi Hương, Hội, Đình” nhận định này nói về nhà thơ nào?

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Nguyễn Khuyến.C. Bà Huyện Thanh Quan.

D. Trần Tế Xương.

Câu 2: Vì sao Nguyễn Khuyên được mệnh danh là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” theo nhận định của Xuân Diệu:

A. Bởi vì Nguyễn Khuyến viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về làng cảnh quê hương Việt Nam.

B. Bởi vì Nguyền Khuyến vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê Bình Lục nghèo khó.

C. Bởi quê hương là phần máu thịt cua thi sĩ Nguyễn Khuyến.

D. Bởi vì Nguyền Khuyến luôn đấu tranh cho quyền lợi của quê hương.

Câu 3: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng thế thơ nào sau đây:

A. Thất ngôn bát cú.

B. Thất ngôn tứ tuyệt,

C. Thất ngôn cố phong.

D. Song thất lục bát.

Câu 4. Nguyễn Thị Hinh là tên thật nhà thơ nào sau đây?

A. Hồ Xuân Hương.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Đoàn Thị Điếm.

D. Xuân Quỳnh.

Câu 5: Điền từ đúng vào hai câu thơ sau:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen............... chen hoa”

A. đá, lá.

B. lá, đá.

C. chúc, lúc.

D. lúa, cúc.

Câu 6: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày:

A. Bình minh.

B. Cảnh hoàng hôn.

C. Lúc xế tà, trời đã về chiều.

D. Buổi trưa nắng gắt.

Câu 7: Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan sử dụng mấy từ láy.

A. Năm từ.

B. Bảy từ.

C. Bốn từ.

D. Ba từ.

Câu 8: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì nổi bật?

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác dác bên sông, chợ mấy nhà”

A. Nhân hóa.

B. Hoán dụ.

C. Đảo ngữ.

D. Điệp từ.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. A

3. A

4. B

5. A

6. C

7. C

8. C

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2 điểm)

Thế nào là từ đồng nghĩa? Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

Câu 2. (3 điếm)

Nhận xét cách dùng từ trong các ví dụ sau:

1. Mẹ tôi được Sở Giáo dục biếu kỉ niệm chương Vì Sự nghiệp Giáo dục.

2. Hôm nay, con mời cả nhà đi đánh chén một bữa cho no nê.

3. Cụ ấy ốm nặng đã băng hà hôm qua rồi.

4. Tội nghiệp. Qua một trận đau, trông thằng bé yếu đuối quá!

Câu 3. (5 điểm)

Dùng kiến tliức tư đồng âm, trả lời các câu hỏi:

1. Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các trường hợp sau đây:

A. Ruồi đậu âm xôi đậu.

B. Kiến bò đĩa thịt bò.

C. Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn; Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ.

2. Từ thực tế nói và viết, muốn sử dụng đúng từ đồng âm, các em phải đặc biệt lưu ý điều gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: hi sinh, tử trận, băng hà, bỏ mạng.

b. Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn là nhừng từ đồng nghĩa về nghĩa biểu vật, biếu niệm, biểu thái có thể thay thế cho nhau. Ví dụ: xe lửa, xe hoả, tàu hoả, heo, lợn.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau có một số nét nghĩa khác.

- Ví dụ:

+ Hi sinh, từ trần.

+ Vui mừng, hí hửng, phấn khởi.

Câu 2:

1. Không dùng “biếu” mà dùng “tặng” vì tặng mang sắc thái nghĩa ghi nhận công sức công hiến của người được tặng.

2. Không dùng “đánh chén” mà "dùng cơm” hoặc “ăn cơm” vì từ “đánh chén” mang sắc thái nghĩa suông sã, không phù hợp với đối tượng được mời, lời mời.

3. Không dùng “băng hà” mà dùng “qua đời” hoặc “mất, đi”.

4. Không dùng “yếu đuối” mà dùng “yếu ớt”.

Câu 3:

1. Phân biệt các từ đồng âm

- “Đậu” (1) là động từ mang nét nghĩa chỉ trạng thái đứng yên một chỗ tạm thời không di chuyến.

- “Đậu” (2) một loài hạt dùng làm thức ăn.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (5 điểm)

Đọc câu văn đây và trả lời câu hỏi:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhân chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

(Hồ Chí Minh)

Hãy tìm những từ cùng trường nghĩa trong câu văn trên; cho biết tác dụng của cách sử dụng ấy?

Câu 2. (5 điểm)

Hãy tìm những từ đồng nghĩa với các từ trong câu thơ sau:

"Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

(Nguyễn Du)

Giải thích vì sao tác giả lại dùng từ "cậy", "chịu" mà không dùng từ đồng nghĩa khác?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

- Tác giả đã so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng thì các từ ngữ sau cũng nằm trong cùng một trường nghĩa với nó như: nhấn chìm, lướt qua, sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn.

- Cách dùng hệ thống từ ngữ cùng trường nghĩa có tác dụng biểu đạt nội dung ý nghĩa sâu sắc, tăng sức biểu cảm của lời nói.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. điếm)

Hãy xác định xem từ “say sưa” trong hai lần dùng sau đây có phải là từ đồng âm hay không?

(1) "Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa

Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày"

(2) "Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa".

Câu 2. (5 điểm)

Đọc bài hát đố sau và trả lời các câu hỏi.

Trăm thứ dầu, dầu gì không thắp?

Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?

Trăm thứ than, than gì không quạt?

Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?

Trai nam nhi đối tặng, gái bốn mùa theo không".

1. Hãy xác định xem chìa khoá để giải những câu đố trên là ở chỗ nào?

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 Trường THCS Quỳnh Mai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF