YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Minh Thuận

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Minh Thuận dưới đây dược HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm đề và đáp án chi tiết nhằm giúp các em lớp 11 dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT MINH THUẬN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU(3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…

Người thầy giáo trả lời:

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.

Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?

Câu 3. Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”.

Câu 4. Chi tiết “Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng” nói lên điều gì?

Câu 5. Nêu một bài học mà anh/chị cho là thấm thía sau khi đọc văn bản trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 ( 5,0 điểm): Bài thơ Tự tình (bài II) vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

- Điểm 0,5: Ghi lại đúng phương thức biểu đạt

- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời

Câu 2. Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi: là do thời đại, hoàn cảnh sống.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên hoặc diễn đạt tương tự

- Điểm 0,25:Trả lời chạm được vào ý nhưng chưa diễn đạt rõ ràng/ HS trích dẫn nguyên câu : “Sở dĩ có sự khác biệt...như bây giờ...”

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3. Qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”, người thầy giáo muốn cậu sinh viên hiểu: Mặc dù thế hệ những người thầy giáo đã sống trong thời đại có thể là thời của những điều cũ kĩ, của một thế giới lạc hậu, nhưng họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh, hiện đại mà cậu sinh viên đang sống.

- Điểm 0,5: Trả lời đầy đủ 2 ý trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý; Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4.Chi tiết “Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng” cho thấy cậu sinh viên đã hoàn toàn bị thuyết phục trước lời nói có ý nghĩa sâu sắc của người thầy, từ đó cậu cũng cảm nhận được vai trò của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau.

- Điểm 1,0: Trả lời đầy đủ 2 ý trên; Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ

- Điểm 0,5: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 5. HS nêu được bài học cho bản thân. Nội dung bài học phải gắn với chủ đề của văn bản

- Điểm 0,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng ½ yêu cầu câu trả lời chung chung , chưa rõ ý.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):

- Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):

- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lối sống thực dụng đang là vấn đề đáng báo động, lên án. Nó trở thành một vấn đề tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý nghĩa câu nói:

Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích ki, trục lợi.

i của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu.

+ Giải pháp: Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng?:

thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.

+ Bài học nhận thức và hành động:

- Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các phần (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

- Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,25 điểm)

- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

- Điểm 0,25: Không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (5,0 điểm):

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Phân tích bài thơ để thấy được bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các tho tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm).

- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; trích dẫn ý kiến.

+ Giải thích ý kiến: (0,5 điểm).Ý kiến khẳng định hai tâm trạng tưởng chừng trái ngược nhau nhưng thống nhất trong bản lĩnh, tính cách Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phân phận éo le dang dở vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của bà.

+ Phân tích bài thơ để chứng minh

+ Bài thơ Tự tình nói lên bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương

+ Bi kịch về duyên phận của Hồ Xuân Hương thể hiện ở nỗi niềm buồn tủi của bà.

Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân hương được gợi lên từ sự tĩnh lặng của đêm khuya thanh vắng. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non”. Câu thơ vừa nói lên sự dầu dãi, cay đắng vừa gợi lên sự bạc phận, sự bẽ bàng.

Nỗi niềm buồn tủi của bà còn thế hiện qua tâm trạng chán chường: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con! Tuổi xuân qua đi tuổi xuân không trở lại. Nỗi lòng của bà cũng là nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

+ Bi kịch về duyên phận thể hiện qua nỗi xót xa của Hồ Xuân Hương.

Nhà thơ đã cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trơ là tủi hổ, trơ là bẽ bàng. Dù câu thơ chỉ nói về một vế hồng nhan nhưng vẫn gợi lên vế bạc phận. Vì vậy, Hồ Xuân Hương càng thấy xót xa, bẽ bàng và cay đắng.

+ Bài thơ tự tình nói lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Rơi vào hoàn cảnh ấy, nhiều người có thể tuyệt vọng hoặc phó mặc buông xuôi. Thế nhưng, nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì không thế. Trước sự trớ trêu của cuộc đời, của số phận, nhà thơ vẫn luôn khát khao hạnh phúc.

+ Lòng khát khao hạnh phúc được thể hiện ở việc tác giả muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của số phận. Từ trơ kết hợp với từ nước non thể hiện sự bền gan thách đố và cũng là thể hiện sự khát vọng vượt lên sự nghiệt ngã của cuộc đời.

+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc còn thể hiện ở sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Cách sử dụng từ xiên ngang, đâm toạc thể hiện thể hiện được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên cũng là thể hiện sức sống mãnh liệt của nữ sĩ trong tình cảnh bi thương.

+ Đánh giá chung:

– Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Bài thơ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.

– Tác giả sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm. Tất cả có tác dụng diễn tả những biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng của nữ sĩ.

– Bài thơ giúp ta hiểu hơn tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
- Điểm 2,5 – 3,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,5 -2,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,5 – 1,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Đề thi số 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
    Ai chẳng biết chán đời là phải,
   Vội vàng sao đã mải lên tiên;
         Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
   Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
   Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
       Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở,
   Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
        Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan !

                               (Ngữ văn 11-Tập một, trang 32, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,75 điểm)

Câu 2. Chỉ ra 03 từ láy diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên. (0,75đ)

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của hai điển cố được sử dụng trong đoạn thơ.  (1,0 điểm)

Câu 4. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về ý nghĩa của tình bạn.

Câu 2 (5đ): Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên  ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

                         (Ngữ văn 11 - Tập một, trang 19, NXB Giáo dục)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Hai dòng thơ còn thiếu:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu 2.

- Tác phẩm: Thương vợ

- Tác giả: Trần Tế Xương (Tú Xương)

Câu 3.  Các biện pháp tu từ và tác dụng:

- Hình ảnh ẩn dụ: “Thân cò” à Nhấn mạnh nỗi vất vả, lam lũ, nhỏ bé của bà Tú.

- Đảo ngữ: “Lặn lội”, “eo sèo” àNhấn mạnh sự nhọc nhằn, gian truân của bà Tú.

- Đối lập: “Khi quãng vắng” > < “Buổi đò đông” àNhấn mạnh sự vất vả, gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải trong cảnh chen chúc mưu sinh.

Câu 4. Nội dung: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương, cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. ĐỌC – HIỂU

Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm – Nguyễn Khuyến)

Câu 1: Phong cách của văn bản?

Câu 2: Tìm các từ láy có trong văn bản.

Câu 3: Hãy xác định biện pháp tu từ trong hai dòng thơ:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Nêu hiệu quả biểu đạt của chúng.

Câu 4: Nội dung của văn bản? Bài thơ bồi đắp tình cảm gì với quê hương của mình? Hãy trình bày trong khoảng 5-7 dòng.

II. LÀM VĂN

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

       (Tự tình – Bài II, Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.19)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

Phong cách Nghệ thuật

Câu 2

Từ láy: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh

Câu 3

- Biện pháp tu từ: so sánh "Làn ao lóng lánh bóng trăng loe"

- Tác dụng: thể hiện quan sát và cảm nhận của thi sĩ rất tinh tế: sương thu như màu khói nhạt phủ quanh lưng giậu. Bóng trăng soi trên mặt ao lăn tăn gợn sóng, lúc tụ lại, lúc tản ra, tạo cảm giác là bóng trăng loe.

Câu 4

- Nội dung: Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp huyền ảo, lung linh, mang đậm hồn thu đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ (chứa đựng những nét chung của làng quê Việt Nam). Đồng thời đó còn là nỗi ưu tư về thời thế cố giấu kín in dấu trong cách nhìn cảnh vật,

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

1) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai ? (1,0 điểm)

2) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm)

3) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Văn bản trên được trích trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Câu 2. Biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì đó là cách tốt nhất giúp ông thể hiện tài năng và thực hiện lí tưởng (trí quân trạch dân) của mình.

Câu 3. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: - Liệt kê những danh vị, chức vụ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại tướng, Phủ doãn. - Điệp từ “khi” - Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào của tác gỉa vì ông đã tạo dựng được một sự nghiệp lẫy lừng, hơn đời.

II. Làm văn (7,0 điểm)

1/ Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, phân tích hình ảnh một nhân vật trong tác phẩm thơ

- Bài có bố cục 3 phần rõ rệt; diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

2/ Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.

Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn[…]. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn chúng ta.

(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008, trang 68)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. (1.0 điểm)

Câu 2. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)

Câu 3. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) làm rõ ý: “Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn”. (2.0 điểm)

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2.

2. Từ chuyển nghĩa

- Từ “vết nhăn” được dùng theo nghĩa chuyển.

- Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn.

3. Văn bản gửi đến thông điệp:

- Đừng để tâm hồn trở nên già nua.

- Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, lạc quan, can đảm, yêu thương.

4. Viết đoạn văn

* Yêu cầu về kĩ năng

* Yêu cầu về kiến thức

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Minh Thuận. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON