YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT An Mỹ

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em lớp 11 tham khảo, ôn tập và thi thử chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT An Mỹ. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT AN MỸ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

 Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất”

Câu 3: Hình ảnh về hai hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội?

Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: (0,5 điểm)

- Hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất bởi vì nó mong đợi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Câu 3: (1 điểm)

- Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người:

+ Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm.

+ Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách.

Câu 4: (1 điểm)

- Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Có thể thông điệp: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

a) Mở bài

- Câu cá mùa thu là một bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến - một nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.

- Trong bài thơ, bức tranh mùa thu đã được khắc họa rõ nét

b) Thân bài

* Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

- Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu

⇒ Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng

* Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

- Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

- Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” ⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu)

* Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

c) Kết bài

- Khái quát lại những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật góp phần thể hiện thành công bức tranh mùa thu trong tác phẩm

- Nhấn mạnh bức tranh mùa thu trong bài thơ được khắc họa là bức tranh mùa thu đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

2. Đề thi số 2

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Virus Zika là loại virus nguy hiểm liên quan đến dị tật bẩm sinh. Hãy tự biết cách để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng các phương pháp phòng tránh.

Người mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau cơ, nhức đầu và đau mắt. Theo WHO, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Zika lại không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Chính điều này khiến cho khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Trường hợp tiếp theo được phát hiện và ghi nhận tại Nigeria vào năm 1954. Từ đó chúng trở nên lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Cũng theo đó, trường hợp đầu tiên mắc bệnh này ở châu Á là tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia vào năm 2007. Vào băm 2013, tại French Polynesia cũng ghi nhận ổ dịch đầu tiên rồi lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương như (New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter). Thái Lan cũng đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh Zika vào năm 2013.Với phương thức lây truyền chủ yếu là qua muỗi Aedes và thời gian ủ bệnh là từ 3 đến 12 ngày (đây là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Hoặc bệnh Zika lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục, tuy nhiên tới hiện tại cũng chưa có sự ghi nhận nào cho những đường lây truyền này.

Hiện nay tại Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm virus Zika. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp như:

- Không tạo cơ hội và môi trường để muỗi đẻ trứng như các dụng cụ chứa nước, bể nước phải đậy kín.

- Diệt loăng quăng và bọ gậy thường xuyên bằng cách thả cả vào các dụng cụ chứa nước lớn. Vệ sinh và rửa sạch các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Không để nước ứ đọng trong bình, lọ, chai nơi ẩm thấp trong nhà và phải thay nước thường xuyên tránh nuôi muỗi.

- Loại bỏ các chất thải, phế liệu, các hốc nước tự nhiên để muỗi không thể đẻ trứng.

- Khi ngủ nhớ mắc màn, che đậy cẩn thận. Sử dụng các loại thuốc bôi, xịt trên da tránh bị muỗi đốt.

- Phun hóa chất diệt muỗi và chống dịch an toàn, đúng cách.

- Phải đến ngay trạm y tế để thăm khám khi có dấu hiệu của việc cảm cúm, ốm. Không tự ý điều trị bệnh ở nhà.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Đặt tên cho văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.

Câu 3. Tại sao Virus Zika là loại virus nguy hiểm?

Câu 4. Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay(Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ khoa học.

- Có thể đặt tên: Virus Zika và cách phòng ngừa

Câu 2: (1 điểm)

 Nội dung được đề cập đến trong văn bản:

- Biểu hiện của Virus Zika

-Nguồn gốc của Virus Zika

- Những mối nguy hiểm và cách phòng ngừa Virus Zika

Câu 3: (1 điểm)

Virus Zika là loại virus nguy hiểm?

-Vì nó để lại dị tật bẩm sinh ( teo não, đầu nhỏ ở trẻ)

-Bệnh nhân mắc bệnh Zika lại không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.

- Lây truyền qua đường muỗi đốt;

- Chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị.

Câu 4: (1 điểm)

 Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay(Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính:

- Sức khoẻ là quý nhất trong đời sống của mỗi người ( sức khoẻ là vàng)

- Bảo vệ sức khoẻ không những là trách nhiệm của mỗi người mà còn là của cả cộng đồng xã hội, cần thực hiện khẩu hiệu phòng bệnh hơn chữa bệnh

- Phê phán những biểu hiện coi thường sức khoẻ của mình và của người khác ( gây ô nhiễm mội trường, không an toàn thực phẩm…)

- Bài học nhận thức và hành động: giữ gìn sức khoẻ trên cả 2 mặt thể xác và tinh thần; tuyên truyền phòng chống những dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện trên thế giới và trong nước…

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng - Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1:

- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:

- Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là...

- Câu hỏi tu từ

- Liệt kê...

Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp...

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Giá trị phản ánh và hiện thực được bộc lộ qua các chi tiết sau trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

1) Bức tranh về cuộc sống, sinh hoạt xa hoa trong phủ Chúa

a) Quang cảnh trong phủ chúa: Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng:

- Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

- Những “ đại đường”, “Quyển bồng” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng

- Nội cung qua năm sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…

( Hình dung màu sắc, đường nét, hương sắc của vườn cây, lầu son gác tía, mân vàng chén bạc, sơn hào hải vị…)

-> Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi phủ chúa…

=> Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn  nghiêm của vương giả triều đình.

b) Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 - 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường - có nói:

(1) Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất... Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô. Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng...

(2) Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.

Câu 1: Tìm những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện rõ sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam.

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về lời nhắn của thầy Văn Như Cương: Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà bằng cả trái tim mình.

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình? Vì sao?

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC  HIỂU (4 điểm)

Câu 1  (1 điểm)

- Những từ ngữ thể hiện sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam: núi cao, sông dài, rừng xanh, biển bạc

Câu 2: (1 điểm)

- Thao tác lập luận chính: Phân tích

Câu 3: (1 điểm)

- Hãy học tập không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.

- Hãy học tập với tất cả sự thông minh và niềm đam mê, khao khát của mình.

Câu 4: (1 điểm)

- Học sinh bày tỏ rõ quan điểm cá nhân: đồng tình/không đồng tình; nêu lí do hợp lí, thuyết phục.

II. LÀM VĂN (6 điểm)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù.

2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao

a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:

* Tài gắn liền với danh:

- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn.

- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng.

* Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời:

- Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà.

- Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi

=> Đây không phải một cái tài bình thường mà nó đạt đến độ phi thường và siêu phàm.

b. Vẻ đẹp của thiên lương:

- “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”:

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. ĐỌC HIỂU (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư - Nguyễn Bính)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?

II. LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3đ):

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2 (1đ):

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: ẩn dụ (cau, giầu, thôn Đoài, thôn Đông để chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và câu hỏi tu từ (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?).

- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ và tình cảm tha thiết dành cho người thương đồng thời làm cho những câu thơ giàu hình ảnh hơn, hấp dẫn người đọc.

Câu 3 (1,5đ):

-Cảm nhận về tình yêu đôi lứa ngày xưa: Họ luôn hướng về người yêu, hướng về nhau. Nỗi nhớ được thể hiện thầm kín vô cùng đáng yêu.

II. LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.

Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT An Mỹ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON