YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Trực

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Trực có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ TRỰC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:

- Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

 

- Thế thì là sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

 

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngau được mẹ

 

- Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhệ giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết […]

Tính mẹ cứ hay là nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

 

- À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế!

(Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh)

Câu 1: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn văn bản?

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người. 

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 4: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)   

Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm:

- Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé (trong suy nghĩ của con) không thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn quá thì cũng khó đạt tới vì thế cậu bé chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”.

- Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người. 

Câu 2: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau:

- Tình mẫu tử (cùng tình phụ tử) là tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

- Là tình cảm đầu tiên con người được tiếp xúc, đi cùng đến hết cuộc đời, giúp con người vượt qua những trở ngại cuộc sống, khơi dậy những giá trị cao cả, giúp con người trưởng thành.

- Biết và thấu hiểu tình mẫu tử giúp con người sống tốt, có ý nghĩa. 

Câu 3: Phương thức biểu đạt: phương thức biểu cảm.

Câu 4: Những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ: Tình yêu mẹ bằng/(như) ông trời… Hà Nội… con dế.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)   

a. Bài viết đảm bảo đúng trọng tâm yêu cầu đề, xác định đúng ngôi tự sự (ngôi thứ nhất, nhân vật Rùa Vàng tự kể). Nhận xét ngắn gọn vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết, kết cấu 3 phần đúng theo yêu cầu về bài viết làm văn.  

b. Mở bài, kết bài đúng yêu cầu đề, có sức tưởng tượng phong phú, tích cực, lời văn kể sinh động hấp dẫn.

c. Đảm bảo trần thuật đủ và đúng diễn biến hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc của Rùa Vàng. Cụ thế:

- Hình dung khung cảnh diễn ra sự việc, thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ giữa Rùa Vàng và An Dương Vương.

- Tái hiện diễn biến các sự việc và các chi tiết tiêu biểu: 

+ Rùa Vàng xuất hiện từ phương đông như lời báo của cụ già, được An Dương Vương đón vào thành, giúp nhà vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ thần. 

+ Rùa Vàng hiện ra sau lời cầu cứu của An Dương Vương, chỉ Mị Châu là giặc, đưa nhà vua đi xuống biển.

- Chọn cách kể phù hợp nhất: 

+ Nhập thân vào Rùa Vàng, kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “ta”. 

+ Tưởng tượng những yếu tố hư cấu phù hợp với câu chuyện và chủ đề của truyện. 

+ Lời kể phải tự nhiên, có yếu tố biểu cảm, được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, cảnh vật… qua cách lồng cảm xúc, ý nghĩ của người kể (như suy nghĩ của Rùa Vàng khi thét lớn kết tội Mị Châu…

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

Dịu dàng là thế Tấm ơi

Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?

Phận nghèo hôm sớm dãi dầu

Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.

người ngoan ở với người gian

Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng

Tin em, em cướp mất chồng

Đành làm quả thị thơm cùng nước non…

(Trích Lời của Tấm, Ánh Tuyết)

Câu 1: Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích Tấm Cám là gì? (Viết không quá 5 câu để cụ thể hoá tư tưởng ấy) 

Câu 2: Liệt kê nhân vật “người ngoan” và “người gian” trong truyện Tấm Cám 

Câu 3: Những chi tiết nào nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm cám?

Câu 4: Trong truyện Tấm Cám, Tấm đã “hoá bao nhiêu kiếp”? Đó là những kiếp nào?

Câu 5: Sự hoá kiếp của Tấm, sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt cho thấy truyện Tấm Cám thuộc loại nào?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về sự chiến thắng tất yếu của cái thiện trước cái ác, về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về năng lực phẩm chất tuyệt vời của con người.

- Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, gieo gió gặp bão 

Câu 2:

- Người ngoan: Tấm

- Người gian: Dì ghẻ và Cám 

Câu 3: Những chi tiết nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám:

- Bố mất sớm, phải ở với dì ghẻ và Cám.

- Làm lụng từ sáng đến tối không hết việc.

- Bị mẹ con cám áp bức.

Câu 4: Tấm hoá 4 kiếp: Vàng anh, xoan đào, tiếng chửi của khung cửi, quả thị. 

Câu 5: Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung.

- Xây dựng luận điểm - luận cứ - luận chứng rõ ràng.

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau:

1. Mở bài:

- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.

- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.

2. Thân bài:

- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.

+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.

+ Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).

- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.

+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.

+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.

+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.

- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.

+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.

+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên

Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.

Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?

Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25)

Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của thành ngữ được gạch chân trong câu văn: Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời.

Câu 2: Anh/chị lựa chọn triết lí nào cho cuộc sống của bản thân: Sống là không chờ đợi hay là đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi? Vì sao? 

Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: tình yêu “theo trào lưu”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, có ý kiến cho rằng: “Nỗi niềm chua  xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc”

(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr 85)

Qua một số bài ca dao anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.  

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Há miệng chờ sung trong câu văn này có nghĩa: chỉ sự thụ động, thiếu tinh thần chủ động trong công việc.

Câu 2: HS trình bày triết lí sống của bản thân, câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục có thể HS sẽ trình bày một trong các quan điểm sau:

- Sống là không chờ đợi: sống tích cực, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội - nhưng không đồng nghĩa với sống vội, sống gấp.

- Đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi: Biết chờ đợi bởi đó là biểu hiện của sự kiên trì, chín chắn, nắm được quy luật của cuộc sống, không nóng vội hay đốt cháy giai đoạn – nhưng không đồng nghĩa với sự thụ động, chậm chạp. 

Câu 3: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: phương thức tự sự, phương thức nghị luận.

Câu 4: Về nội dung: tác giả bác bỏ triết lí sống: sống là không chờ đợi, từ đó chứng minh rằng: trong cuộc sống, sự chờ đợi là cần thiết và có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

- Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng ½ trang giấy, biết  triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.

- Yêu cầu về nội dung: bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:

+ Mở đoạn: giải thích hiện tượng: tình yêu “theo trào lưu”: tình yêu của nam nữ không xuất phát từ những rung cảm đích thực, chân thành; đó là những tình cảm hời hợt, yêu theo phong trào, đua đòi theo đám đông.

+ Thân đoạn: trình bày suy nghĩ về hiện tượng:

  • Biểu hiện tình yêu theo trào lưu: chủ yếu trong giới trẻ.
  • Tác hại của tình yêu theo trào lưu: lãng phí thời gian, tổn thương tâm hồn, (và thể xác).
  • Nguyên nhân: do tâm lí đám đông, do đặc thù lứa tuổi.
  • Giải pháp: bản thân giới trẻ, gia đình….

+ Kết đoạn: liên hệ bản thân

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Hai kiểu áo

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ?

Câu 2 (1,5 điểm): Bày tỏ thái độ của anh/chị về những thói xấu qua câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 3 (1,0 điểm): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?

Câu 4 (0,5 điểm): Vị quan là người thế nào?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm):

Câu 1 (1,0 điểm): Những điều nhận ra về con người trong xã hội bấy giờ qua câu chuyện: một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình và thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

Câu 2 (1,5 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Những thói xấu trong câu chuyện là gì: vị quan luồn cúi, xu nịnh quan trên hòng nhận được nhiều quyền lợi; coi thường và vơ vét của cải của nhân dân.

- Thái độ của em trước thói xấu đó: phẫn nộ, căm ghét, muốn trừng trị thật thích đáng,…

- Liên hệ thực tế: trong cuộc sống có nhiều người quan to chức trọng nhưng cũng có thói hống hách,…

- Giải pháp: nhà nước cần thường xuyên thanh tẩy bộ máy để hạn chế tối đa những quan lại tham lam.

- Khái quát lại vấn đề.

Câu 3 (1,0 điểm):

- Nhân vật trong câu chuyện trên: viên quan và người thợ may.

- Nội dung cuộc đối thoại: về vấn đề viên quan muốn may một cái áo thật sang để tiếp khách.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

 

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

(Chân quê - Nguyễn Bính)

Câu 1 (1,5 điểm): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có gì đặc sắc?

Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những thay đổi của con người khi đứng trước những cám dỗ của cuộc sống.

Câu 3 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

II. LÀM VĂN (5,0 điểm):

Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (1,5 điểm): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có nét đặc sắc ở chỗ thành khẩn, không còn là lời cảm thán mà là lời van xin người yêu hãy giữ nguyên những nét chân chất của quê hương mình.

Câu 2 (2,0 điểm): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Cám dỗ: là những hào quang, bóng bẩy, xa hoa của cuộc sống mà nhiều người hướng đến.

- Tại sao con người lại dễ rơi vào cám dỗ: vì chưa đủ bản lĩnh giữ vững bản thân; ham muốn thể hiện bản thân mình hơn người.

- Những thay đổi của con người trước cám dỗ: thay đổi tính nết, thích chạy theo những thứ vật chất bên ngoài, ưa xa hoa,…

- Hệ quả: mất dần đi những mối quan hệ, bị người khác xa lánh, dễ rơi vào những con đường sai trái,…

- Giải pháp: giữ vững bản lĩnh mình trong mọi trường hợp, không tham lam, chạy theo vật chất,…

- Khái quát lại vấn đề.

Câu 3 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 4 (1,0 điểm):

- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc “nào đâu… cái”.

- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.

II. LÀM VĂN (5,0 điểm):

1. Mở bài:

- Giới thiệu về hiện tượng nghiện Facebook ở giới trẻ.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Facebook giống như một xã hội ảo, ở đó con người có thể giao lưu, kết bạn, chia sẻ cuộc sống.

b. Thực trạng:

- Đối tượng sử dụng Facebook chính: giới trẻ. Thời gian sử dụng trung bình vài tiếng một ngày.

- Số lượng tài khoản Facebook được lập mới mỗi ngày cao.

- Ở bất cứ đâu cũng thấy con người sử dụng Facebook.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Trực. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF