Kì thi giữa HK1 đang đến gần, nhằm giúp các em học sinh Lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập kiến thức và rèn kĩ năng giải đề, HOC247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Đại Cường dưới đây. Chúc các em ôn tập hiệu quả!
TRƯỜNG THPT ĐẠI CƯỜNG |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GDCD 11 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. Đề thi số 1
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Phương tiện cất trữ B. Thước đo giá trị
C. Phương tiện thanh toán D. Tiền tệ thế giới
Câu 2: Để sản xuất ra bánh in cùng chất lượng và mẫu mã, thời gian lao động của chi H là 1 giờ/1 cái, chị K là 2 giờ/1 cái, chị N là 3 giờ /1 cái. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua và bán với thời gian là 2 giờ/1 cái. Vậy trong 3 người trên, ai là người không thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị ?
A. Chị K
B. Chị H
C. Chị H và chị K
D. Chị N
Câu 3: Vai trò của sản xuất của cải vật chất được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Cung cấp thông tin cho sản xuất.
B. Xóa bỏ mọi loại cạnh tranh.
C. Gây lũng đoạn cho thị trường.
D. Quyết định mọi hoạt động xã hội.
Câu 4: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị B. Phương tiện cất trữ
C. Phương tiện lưu thông D. Phương tiện thanh toán
Câu 5: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó được gọi là
A. chất lượng. B. giá trị.
C. giá trị sử dụng. D. chức năng.
Câu 6: Trong các yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Tư liệu lao động
B. Đối tượng lao động
C. Công cụ lao động
D. Sức lao động
Câu 7: Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nói đến
A. khái niệm cạnh tranh. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
C. mặt tích cực của canh tranh. D. mục đích của canh tranh.
Câu 8: Một vật hay hệ thống nhiều vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu con người được gọi là
A. Sức lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Máy móc hiện đại.
D. Tư liệu lao động.
Câu 9: Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì
A. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau
B. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng
C. Chúng có giá trị bằng nhau
D. Chúng đều là sản phẩm của lao động
Câu 10: Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Tư liệu sản xuất. B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng.
Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt hạn chế của cạnh tranh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế
A. đầu cơ tích trữ. B. gây rối thị trường.
C. lạm dụng chất cấm. D. thu hẹp sản xuất.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Tăng quy mô quảng cáo .
B. Bán hàng giả gây rối thị trường.
C. Tiếp cận bán hàng trực tuyến.
D. Giảm thiểu chi phí sản xuất.
Câu 13: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con B. 3 con
C. 20 con. D. 15 con
Câu 14: Hoạt động nào sau đây được coi là cạnh tranh lành mạnh?
A. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách.
B. Đầu cơ tích trữ hàng hóa trong mùa mưa lũ.
C. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để sản xuất.
D. Tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm.
Câu 15: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Thông tin cung cầu hàng hóa.
B. Thời gian lao động xã hội.
C. Phân phối lại tư liệu sản xuất.
D. Tiết kiệm chi phí sản xuất.
Câu 16: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội
A. cần thiết. B. bất kì.
C. cá biệt. D. ngẫu nhiên.
Câu 17: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. Làm viêc B. Lao động.
C. Sức lao động D. Người lao động
Câu 18: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa
B. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán
C. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả
D. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
Câu 19: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. An bỏ số tiền đó vào lợn đất B. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ
C. An mua đồng Euro và cất giữ D. An gửi số tiền đó vào ngân hàng
Câu 20: Chị A vừa mua chiếc áo khoát da và liền khoe với bạn mình nó có chất liệu da bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Vậy nhận xét của chị A về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?
A. Lượng giá trị. B. Giá trị.
C. Giá trị sử dụng. D. Giá cả.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Để sản xuất ra một mét vải cùng chất lượng và mẫu mã, thời gian lao động của chị H là 1 giờ/1 cái, chị K là 2 giờ/1 cái, chị N là 3 giờ /1 cái. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua và bán với thời gian lao động cần thiết là bao nhiêu? Người thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị là ai và điều đó mang lại điều gì cho họ?
Câu 2 (1 điểm): Em đã thực hiện những chức năng nào của tiền tệ? Lấy ví dụ cụ thể về quá trình thực hiện chức năng tiền tệ của bản thân em?
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
D |
6 |
D |
11 |
D |
16 |
A |
2 |
D |
7 |
B |
12 |
B |
17 |
C |
3 |
D |
8 |
D |
13 |
D |
18 |
D |
4 |
C |
9 |
C |
14 |
A |
19 |
D |
5 |
B |
10 |
B |
15 |
D |
20 |
C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm):
+ Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua và bán với thời gian lao động cần thiết là 2 giờ: 0.5đ
+ Người thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị là chị H: 0.5đ
+ Người thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị mang lại cho họ nhiều lợi nhuận về mình hơn những người khác vì thời gian lao động cá biệt của chị H thấp hơn nhiều so với thời gian lao động xã hội cần thiết: 1.0đ
Câu 2 (1 điểm): Em đã thực hiện những chức năng của tiền tệ
+ Thước đo gá trị: 0.25đ
+ Phương tiện lưu thông: 0.25đ.
+ Ví dụ
- Thước đo gá trị: Em mua cái bánh mỳ có giá 10.000đồng: 0.25đ
- Phương tiện lưu thông: Em dùng tiền để mua hàng là cái bánh mỳ: 0.25đ.
2. Đề thi số 2
Câu 1: Việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá là biểu hiện quy luật giá trị trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Sản xuất.
B. Cạnh tranh.
C. Lưu thông.
D. Cung cầu.
Câu 2: Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự . Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị
Câu 3: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
B. Gây rối loạn thị trường
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái
Câu 4: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất D. Tái cơ cấu sản xuất
Câu 5: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm B. Tăng
C. Tăng mạnh D. ổn định
Câu 6: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu B. Do cung > cầu
C. Do cung < cầu D. Do cung, cầu rối loạn
Câu 7: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định D. Thị trường bão hòa
Câu 8: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa ?
A. Cung = cầu B. Cung > cầu
C. Cung < cầu D. Cung ≥ cầu
Câu 9: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 10: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Làm cho môi trường bị suy thoái.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Kích thích sức sản xuất.
Câu 11: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
A. Lợi nhuận. B. Giá cả.
C. Công dụng của hàng hóa. D. Số lượng hàng hóa.
Câu 12: Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng?
A. Giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
B. Không thiệt thòi khi bán hàng.
C. Thiếu tự tin khi tham gia mua bán trên thị trường.
D. Nhắc nhở người khác không thực hiện sai giá trị hàng hoá.
Câu 13: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi
A. Giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa.
B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Giá trị của hàng hóa.
Câu 15: Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là
A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. Tự động hóa
Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước
B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả
D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức
Câu 17: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
D. Do yêu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề thi số 3
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, xét về mặt bản chất, tua tham quan Huế – Đà Nẵng – Hội An là loại hàng hoá
A. dịch vụ. B. ở dạng vật thể.
C. không xác định. D. hữu hình.
Câu 2: Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nói đến
A. khái niệm cạnh tranh. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
C. mặt tích cực của canh tranh. D. mục đích của canh tranh.
Câu 3: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm
A. bảo mật các nguồn thu nhập.
B. cân đối ngân sách quốc gia.
C. đáp ứng mong muốn của mình.
D. phù hợp với nhu cầu của mình.
Câu 4: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Thừa nhận giá trị sử dụng. B. Hợp lý hóa sản xuất.
C. Nộp thuế sử dụng đất. D. Trả nợ tiền vật liệu.
Câu 5: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ có chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Kích thích tiêu dùng.
C. Kiểm soát thông tin.
D. Điều tiết sản xuất.
Câu 6: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa
B. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận
C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận
D. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận
Câu 7: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. Cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Tạo ra giá trị vật chất, tinh thần.
C. Giúp con người có việc làm.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 8: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Phân phối lại sức lao động
B. Cải tiến kỹ thuật sản xuất.
C. Trả tiền mua chịu hàng.
D. Mua vàng cất trữ.
Câu 9: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định
A. Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
B. Chất lượng và số lượng hàng hóa
C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa
D. Giá cả và số lượng hàng hóa
Câu 10: Việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá là biểu hiện quy luật giá trị trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Cung cầu.
B. Sản xuất.
C. Cạnh tranh.
D. Lưu thông.
Câu 11: Đối với hàng hóa, công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người làm cho hàng hóa có
A. giá trị sử dụng. B. chức năng.
C. giá trị. D. chất lượng.
Câu 12: Vải là đối tượng lao động của chủ thể nào dưới đây?
A. Thợ may. B. Thợ mộc C. Thợ hồ. D. Thợ máy.
Câu 13: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều
A. giá trị. B. lợi ích. C. sản phẩm. D. lợi nhuận.
Câu 14: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là
A. sản xuất của cải vật chất.
B. Lao động.
C. Sức lao động.
D. Hoạt động.
Câu 15: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
A. quan hệ giữa người bán và người mua.
B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
C. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.
D. giá trị của hàng hóa được kết tinh.
Câu 16: Việc chuyển từ sản xuất mũ vải sang mũ bảo hiểm chịu sự tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất.
C. Phân hóa người sản xuất.
D. Điều tiết lưu thông hàng hóa.
Câu 17: Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình?
A. Nâng cao chất lượng hàng hóa,
B. Dùng mọi thủ đoạn để giành khách hàng.
C. Làm hàng giả để thu được nhiều lợi nhuận.
D. Nhập lậu nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề thi số 4
Câu 1: Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào?
A. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị. B. Cung – cầu, giá cả, tiền tệ.
C. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị. D. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 2: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sức sản xuất.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Làm cho môi trường bị suy thoái.
Câu 3: Hành động nào là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh?
A. Giảm giá bán sản phẩm.
B. Chèo kéo, tranh giành khách hàng.
C. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác.
D. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác.
Câu 4: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
B. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận.
D. Hạ giá thành sản phẩm.
Câu 5: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa?
A. Quy luật giá trị. B. Quy luật lưu thông hàng hóa.
C. Quy luật cạnh tranh. D. Quy luật cung – cầu.
Câu 6: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
A. Sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động.
C. Tác động. D. Lao động.
Câu 7: Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa. B. Trao đổi hàng hóa. C. Thực hiện. D. Đánh giá
Câu 8: Tư liệu lao động làm nhiệm vụ
A. chứa các nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
B. đáp ứng được yêu cầu trong quá trình sản xuất.
C. truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao đông.
D. biến đổi các yếu tố tự nhiên thành sản phẩm tiêu dùng.
Câu 9: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?
A. Sản xuất được nhiều hàng hóa nhất.
B. Bán được nhiều hàng hóa nhất.
C. Trở thành người chi phối thị trường.
D. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Câu 10: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 11: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
Câu 12: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. Cung B. Cầu
C. Nhu cầu D. Thị trường
Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
Câu 14: Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa
A. được bày bán nhiều hay ít. B. nhiều hay ít.
C. không bán được. D. thay đổi mẫu mã.
Câu 15: Cạnh tranh trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
A. Trong lĩnh vực nghệ thuật. B. Trong lĩnh vực chính trị.
C. Trong lĩnh vực kinh tế. D. Trong lĩnh vực xã hội.
Câu 16: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong lưu thông. B. Điều tiết trong sản xuất.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Câu 17: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa. B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.
C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa. D. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.
Câu 18: Hàng hóa được đem ra trao đổi trên thị trường căn cứ vào
A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt.
C. thời gian lao động hiện tại.
D. thời gian lao động quá khứ của người lao động.
Câu 19: Xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu:
A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải = Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải > Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
C. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải < Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
D. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán suy ra Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong SX.
Câu 20: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Tăng năng suất lao động.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề thi số 5
Câu 1:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. Lao động. B. Người lao động
C. Sức lao động D. Làm viêc
Câu 2: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. Người lao động
B. Tư liệu lao động
C. Tư liệu sản xuất
D. Nguyên liệu
Câu 3: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là
A. Đối tượng lao động
B. Tư liệu lao động
C. Tài nguyên thiên nhiên
D. Nguyên liệu
Câu 4: yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Không khí
B. Sợi để dệt vải
C. Máy cày
D. Vật liệu xây dựng
Câu 5: Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vài vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động?
A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng
B. Khả năng sử dụng
C. Nguồn gốc của vật đó
D. Giá trị của vật đó
Câu 6: Phát triển kinh tế là
A. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm
B. Sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống
C. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững
D. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội
Câu 7: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là
A. Phát triển kinh tế
B. Thúc đẩy kinh tế
C. Thay đổi kinh tế
D. Ổn định kinh tế
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?
A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm
B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế
C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe
Câu 9: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để
A. Thực hiện tốt chức năng kinh tế
B. Loại bỏ tệ nạn xã hội
C. Đảm bảo ổn điịnh về kinh tế
D. Xóa bỏ thất nghiệp
Câu 10: Khẳng định nào dưới đâu không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối ngoại với xã hội?
A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục
B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng
C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội
D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định
Câu 11: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. Giá trị trao đổi
B. Giá trị sử dụng
C. Chi phí sản xuất
D. Hao phí lao động
Câu 12: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình
A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người
B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị
C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người
D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị
Câu 13: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa
B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa
C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch
D. Tiền dùng để cất trữ
Câu 14: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 15: Tiền tệ có mấy chức năng?
A. Hai chức năng B. Ba chức năng
C. Bốn chức năng D. Năm chức năng
Câu 16: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 17: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ
B. An mua vàng cất đi
C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng
D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất
Câu 18: Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 19: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 20: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?
A. Gửi tiền vào ngân hàng
B. Mua vàng cất vào két
C. Mua xe ô tô
D. Mua đô là Mĩ
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Đại Cường. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Văn Lang
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.