YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2020 có đáp án Trường THCS Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em Bộ 4 đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2020 có đáp án THCS Chu Văn An. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN GDCD 7

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?

A. Không nói leo trong giờ học.

B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

D. Cả A,B, C.

Câu 2: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đạp xe thật nhanh về nhà.

D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.

Câu 3: Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 4: Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.

B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.

C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 5: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?

A. Quy chế và cách ứng xử.

B. Nội quy và cách ứng xử.

C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

D. Quy tắc và cách ứng xử.

Câu 6: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?

A. Nội quy chung.

B. Quy tắc chung.

C. Quy chế chung.

D. Quy định chung.

Câu 7: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?

A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.

B. Tính Trung thực và thẳng thắn.

C. Tính răn đe và giáo dục.

D. Tính tuyên truyền và giáo dục.

Câu 8: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là?

A. Tự lập và tự trọng.

B. Khiêm tốn và thật thà.

C. Cần cù và tiết kiệm.

D. Trung thực và thẳng thắn.

Câu 9: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Lòng tự trọng.

D. Khiêm tốn.

Câu 10: Biểu hiện của lòng tự trọng là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A,B, C.

Câu 11: Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?

A. Đọc sai điểm để được điểm cao.

B. Không giữ đúng lời hứa.

C. Bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Cả A,B, C.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

D

D

C

D

A

A

C

D

D

C

B

D

D

D

A

C

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

C

D

D

C

C

D

A

D

D

A

D

D

D

D

D

D

A

A

 

 

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm). Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)

A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.

B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.

C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài.

D. Sống hà tiện.

Câu 2 (1.0 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)

A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình.

B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình.

C. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai.

D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc.

Câu 3 (1.0 điểm) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:

"Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận,........., đoàn kết ............"

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm) Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con người?

Câu 2 (2.0 điểm) Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao?

Câu 3 (1.0 điểm) Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

Câu 4 (3.0 điểm) Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Chọn câu B.

Câu 2. Chọn câu D.

Câu 3:

- Hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình vào chỗ trống thứ nhất.

- Với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân vào chỗ trống thứ hai.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 2:

- Không tán thành việc làm của cả 2 bạn.

- Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức của bài Đoàn kết, tương trợ để giải thích:

+ Đoàn kết, tương trợ theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau để cùng tiến bộ.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là trung thực:

A. Thẳng thắn nhận khuyết điểm.

B. Chào hỏi thầy, cô giáo.

C. Giúp bạn khi gặp khó khăn.

D. Tiêu xài hợp lí.

Câu 2: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:

A. Cùng hưởng ứng.

B. Không quan tâm.

C. Can ngăn ngay.

D. Xúi giục các bạn khác đánh phụ.

Câu 3: Lòng tự trọng giúp chúng ta:

A. Có cá tính.

B. Nâng cao uy tín, phẩm giá.

C. Có lòng tin.

D. Sống có trách nhiệm.

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?

A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.

B. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.

C. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.

D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là không yêu thương con người:

A. Đem lại niềm vui cho người khác.

B. Ganh ghét, đố kị.

C. Tham gia hoạt động từ thiện.

D. Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.

Câu 6: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây khi chúng ta sống đoàn kết, tương trợ:

A. Dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

B. Được mọi người yêu quý.

C. Có sức mạnh vượt qua khó khăn.

D. Có chỗ dựa trong mọi việc, đỡ tốn nhiều công sức.

Câu 7: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách:

A. Liều mạng, hiếu thắng.

B. Phiêu lưu, mạo hiểm.

C. Chủ động, tự giác trong mọi việc

D. Ba phải, a dua, cơ hội.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Góp phần làm phong phú truyền thống

B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm

C. Tự hào về truyền thống của gia đình

D. Tiếp nối phát triển và làm rạng truyền thống

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 1: (2.5 điểm) Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung?

Câu 2: (2.5 điểm) Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 3: (3.0 điểm) Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình.

Hỏi:

a. Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

B

A

B

D

C

D

 

II. Tự luận: (8.0 điểm)

Câu 1:

- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm.

- Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)

Câu 1: Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?

A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu                                        

B. Diễn đạt dài dòng.

C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.                     

D.Giản dị là đạo đức của con người.                  

Câu 2: Người tự tin có biểu hiện:

A. Đánh giá cao bản thân               

B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót

C.Tin tưởng vào bản thân              

D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.    

B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.                     

D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực?

A. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.

B. Nhận lỗi khi mình mắc phải.

C. Bao che khuyết điểm của bản thân.

D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?

A. Ăn cây táo rào cây sung.                                         

B. Qua cầu rút ván.            

C. Thương người như thể thương thân.                   

D. Trâu buộc ghét trâu ăn.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

B. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.

D. Anh em bất hòa.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Góp phần làm phong phú truyền thống     

B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm

C. Tự hào về truyền thống của gia đình          

D. Tiếp nối phát triển và làm rạng truyền thống. 

II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm). Thế nào là tự tin? Bản thân em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Câu 2. (3.0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng lại học kém toán; Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém?

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không?Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

1. B

2. C

3. C

4. D

5. B

6. C

7. A

8. D

II. Tự luận

Câu 1:

- Khái niệm: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin củng là người cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

- Cách rèn luyện:

+ Chủ động tự giác học tập.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi Học kì 1 môn GDCD 7 năm 2020 Trường THCS Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo một số tài liệu cùng chuyên mục dưới đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF