YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Vật lý 9 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là:

A. P = U.R.t    B. P = U.I                   C. P = U.I.t                 D. P = I.R

Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp?

A\(R = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)                                                                B\({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

C\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)                                                             D\({R} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

Câu 3. Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào sau đây?

A. Máy khoan, máy bơm nước, nồi cơm điện.

B. Máy sấy tóc, máy bơm nước, máy khoan.

C. Mỏ hàn, bàn là điện, máy xay sinh tố.

D. Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện.

Câu 4. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

D. Giảm khi hiệu điện thế tăng

Câu 5. Từ công thức tính điện trở: \({\rm{R = \rho }}\frac{{\rm{l}}}{{\rm{S}}}\), có thể tính chiều dài dây dẫn bằng công thức

A. \(l = \rho \frac{R}{S}\).                              B. \({\rm{l = }}\frac{{{\rm{RS}}}}{\rho }\).                  

C. \({\rm{l = }}\rho \frac{{\rm{S}}}{{\rm{R}}}\).                              D. \({\rm{l = }}\rho {\rm{RS}}\).

Câu 6: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án B

Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là:

P = U.I

Câu 2. Chọn đáp án B

Công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp  R = R1 + R2

Câu 3. Chọn đáp án D

- Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện: mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện.

- Máy khoan, máy bơm nước: điện năng chuyển hóa chủ yếu thành cơ năng

- Nồi cơm điện, máy sấy tóc điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.

Câu 4. Chọn đáp án C

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc vào hiệu điện thế, khi hiệu điện thế tăng (giảm) thì cường độ dòng điện cũng tăng (giảm) theo tỉ lệ.

Câu 5. Chọn đáp án B

Công thức tính chiều dài dây dẫn bằng công thức \({\rm{l = }}\frac{{{\rm{RS}}}}{\rho }\)

Câu 6. Chọn đáp án D

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Biến trở là ………... có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

A. điện kế.                   B. biến thế.                                  C. điện trở.                     D. ampe kế.

Câu 2. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm  \(\left( {\rm{\Omega }} \right)\)                                                               B. mili ôm \(\left(m {\rm{\Omega }} \right)\)

C. kilo ôm  \(\left( {k\rm{\Omega }} \right)\)                                                       D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12  ) vào hiệu điện thế (3V ) thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 36A                        B. 4A                          C. 2,5A                       D. 0,25A

Câu 4. Khi đặt vào dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. nếu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ chạy qua nó là bao nhiêu?

A. 1A                          B. 0,5A                       C. 2A                          D. 1,5A

Câu 5. Hai điện trở R1và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?

A. 5R1                  B. 4R1                  C. 0,8R1               D. 1,25R1

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng? Một dây dẫn bằng đồng dài l1 = 10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2 = 2m có điện trở R2. So sánh giữa R1 và R2 nào dưới đây là đúng?

A. R1 = 2R2                             B. R1 < 2R2                

C. R1 > 2R2                             D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án C                

Biến trở là điện trở có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 2. Chọn đáp án D

Đơn vị đo điện trở là:  Ôm \(\left( {\rm{\Omega }} \right)\);  mili ôm \(\left(m {\rm{\Omega }} \right)\);  kilo ôm \(\left( {k\rm{\Omega }} \right)\).

Câu 3. Chọn đáp án D

-  Cường độ dòng điện qua dây dẫn: \(I = \frac{U}{R} = \frac{3}{{12}} = 0,25A\)

Câu 4. Chọn đáp án D

Ta có: \(\frac{{{U_2}}}{{{I_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} \Rightarrow {I_2} = \frac{{{U_2}.{I_1}}}{{{U_1}}}\)

Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi U = 36V là: \({I_2} = \frac{{36.0,5}}{{12}} = 1,5A\)

Câu 5. Chọn đáp án C

Ta có: \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} \Rightarrow {R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{{R_1}.4{R_1}}}{{{R_1} + 4{R_1}}} = \frac{4}{5}{R_1}\)

Câu 6. Chọn đáp án D

Ta có: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Vì ta không biết tiết diện của hai dây dẫn này như thế nào, nên không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Điều nào sau đây phát biểu không đúng

A. Hệu điện thế tăng thì cường độ dòng điện cũng tăng

B. Hệu điện thế giảm thì cường độ dòng điện cũng giảm

C. Hệu điện thế tăng thì cường độ dòng điện cũng giảm

D. cả A và B

Câu 2. Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?

A. Chỉ thay đổi hiệu điện thế.                        B. Chỉ thay đổi cường độ dòng điện

C. Chỉ thay đổi điện trở dây dẫn       D. Cả ba đại lượng trên

Câu 3. Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. \(1k{\rm{\Omega }} = 1000{\rm{\Omega }} = 0,01M{\rm{\Omega }}\)                                  B. \(1M{\rm{\Omega }} = 1000k{\rm{\Omega }} = 1.000.000{\rm{\Omega }}\)

C. \(1{\rm{\Omega }} = 0,001k{\rm{\Omega }} = 0,0001M{\rm{\Omega }}\)                          D. \(10{\rm{\Omega }} = 0,1k{\rm{\Omega }} = 0,00001M{\rm{\Omega }}\)

Câu 4. Cho mạch điện gồm   được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính?

A. 0,26A                     B. 0,46A                     C. 0,36A                     D. 0,16A

Câu 5. Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. \(U = {U_1} = {U_2}\)                                 B. \(I.R = {I_1}.{R_1} + {I_2}.{R_2}\)

C. \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)                           D. cả A và B

Câu 6. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn                                              B. Khối lượng của dây dẫn

C. Chiều dài của dây dẫn                                           D. Tiết diện của dây dẫn

Câu 7. Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Q = Irt                                                                    B. Q = I2Rt

C. Q = IR2t                                                                 D. Q = IRt2

Câu 8. Trong quạt điện, điện năng được chuyển hóa thành

A. nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.

B. cơ năng và năng lượng ánh sáng.

C. cơ năng và nhiệt năng.

D. cơ năng và hóa năng.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án C                

Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

A – đúng

B – đúng

C – sai

D – đúng

Câu 2. Chọn đáp án A

vì điện trở của dây dẫn luôn không thay đổi, chỉ có thể thay đổi hiệu điện thế rồi đo cường độ dòng điện theo từng hiệu điện thế khác nhau.

Câu 3. Chọn đáp án B

Ta có: \(1M{\rm{\Omega }} = {10^3}k{\rm{\Omega }} = {10^6}{\rm{\Omega }}\) ta suy ra:

A - sai

B - đúng

C - sai

D - sai

Câu 4. Chọn đáp án C

Ta có: \({R_{nt}} = R{}_1 + {R_2} = 10 + 15 = 25\Omega \)

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{9}{{25}} = 0,36A\)

Câu 5. Chọn đáp án D

Đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện thì

 \(U = {U_1} = {U_2}\)và \(I.R = {I_1}.{R_1} + {I_2}.{R_2}\)  và \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

Câu 6. Chọn đáp án B

Ta có: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

=> Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn

Câu 7. Chọn đáp án B

Ta có: Q = I2Rt

Trong đó:

+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ R: điện trở (Ω)

+ t: thời gian (s)

Câu 8.  Trong quạt điện, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng.

-----Còn tiếp-----

4. ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Điều nào sau đây phát biểu đúng

A. Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế

B. Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

C. Cường độ dòng điện tăng thì hiệu điện thế giảm

D. Cường độ dòng điện tỉ lệ giảm thì hiệu điện thế tăng

Câu 2. Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm (Ω)                 B. Oát ( W )                        C. Ampe (A)               D. Vôn (V)

Câu 3. Đặt một hiệu điện thế (U = 12V ) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu tăng hiệu điện thế lên (1,5 ) lần thì cường độ dòng điện là:

A. 3A                          B. 1A                          C. 0,5A                       D. 0,25A

Câu 4. Cho mạch điện gồm   được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V. Tính điện trở tương đương

A. 6Ω                         B. 25Ω                       C. 10Ω                      D. 15Ω

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

D. cả A và C

Câu 6. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn đáp án B

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

=> Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

Câu 2. Chọn đáp án A

Ta có:     

- ÔmΩ : đơn vị đo của điện trở

- Oát (W) : đơn vị đo của công suất

- Ampe (A) : đơn vị đo của cường độ dòng điện

- Vôn (V): đơn vị đo của hiệu điện thế

Câu 3. Chọn đáp án A

Ta có, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

Khi hiệu điện thế U1 = 12V thì cường độ dòng điện là

I1 = 2A

=> khi tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên 1,5 → I2 = 1,5I1 = 1,5.2 = 3A

Câu 4. Chọn đáp án B

Ta có: \({R_{nt}} = R{}_1 + {R_2} = 10 + 15 = 25\Omega \)

Câu 5. Chọn đáp án D

A, C, D - đúng

B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:

U = U1 = U2 = … = Un

Câu 6. Chọn đáp án A

 

Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải so sánh các dây có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.

-----Còn tiếp-----

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF