Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Sinh học 10 đã học. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT THANH ĐA
ĐỀ THI GIỮA HK1
NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?
A. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ
B. Tinh bột, xenlulôzơ, kitin.
C. Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột.
D. Glucôzơ, saccarôzơ, xelulôzơ.
Câu 2. Các bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực chỉ có 1 lớp màng bao bọc?
(1) ti thể (2) lục lạp
(3) lizoxom (4) bộ máy Golgi
(5) lưới nội chất (6) riboxom
Tổ hợp lựa chọn đúng là:
A. (1), (2), (4), (5), (6).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (6).
Câu 3. Trong cơ thể người , loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào bạch cầu
C. Tế bào gan
D. Tế bào cơ tim
Câu 4. Một mạch của phân tử ADN (gen) xoắn kép có X = 350 , G = 550, A= 200, T= 400. Gen trên có
A. 75 chu kì xoắn
B. tỷ lệ A/G là 2/5
C. 3600 liên kết hydro
D. hiều dài là 510 nm
Câu 5. Bộ máy Gôngi không có chức năng
A. gắn thêm đường vào prôtêin.
B. bao gói các sản phẩm tiết.
C. tổng hợp lipit
D. tạo ra glycôlipit
Câu 6. Trên một mạch của một gene có 20%T, 22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nu của gene là:
A. A=T=24%, G=X=26%
B. A=T=24%, G=X=76%
C. A=T=48%, G=X=52%
D. A=T=42%, G=X=58%
Câu 7. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt bay hơi cao
B. Tính phân cực.
C. Lực gắn kết.
D. Nhiệt dung riêng cao.
Câu 8. Nhận định nào dưới đây về màng sinh chất của tế bào thực vật là ĐÚNG?
A. Màng sinh chất có tác dụng bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
B. Màng sinh chất tăng cường tính ổn định bởi glucose xen kẽ trong màng.
C. Màng sinh chất cấu tạo chủ yếu bởi photpholipid kép và protein.
D. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, chỉ cho nước di chuyển qua màng.
Câu 9. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân
B. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân
D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 10. Đơn phân của ADN là:
A. các axit amin
B. các nuclêôtit
C. đường đơn
D. axit béo
Câu 11. Giới nguyên sinh bao gồm
A. tảo, nấm, động vật nguyên sinh
B. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
C. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
D. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
Câu 12. Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống?
A. Cơ thể B. Quần xã
C. Hệ cơ quan D. Hệ sinh thái
Câu 13. Tính phân cực của nước là do?
A. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hidro.
C. Xu hướng các phân tử nước.
D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.
Câu 14. Đặc điểm phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt là
A. lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội chất không hạt nối thông với màng tế bào.
B. lưới nội chất hạt có hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.
C. lưới nội chất trơn có enzim tham gia vào tổng hợp lipit còn lưới nội chất hạt tổng hợp prôtêin.
D. lưới nội chất trơn không có prôtêin và lưới nội chất hạt có prôtêin.
Câu 15. Đơn phân của prôtêin là
A. nuclêôtit B. glucôzơ
C. axit amin D. axít béo
Câu 16. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng
A. phân loại các loại vi khuẩn vào các bậc phân loại khác nhau.
B. để sản xuất vacxin.
C. các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
D. các loại môi trường nuôi cấy phù hợp với từng loại vi khuẩn.
Câu 17. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ A+TG+X=23
. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
A. 30% B. 15%.
C. 20% D. 60%
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào
B. Cơ thể đơn bào, tế bào nhân sơ.
C. Bao bên ngoài màng sinh chất có lớp vỏ nhầy.
D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm.
Câu 19. Mô cơ và mô gan của chúng ta chứa loại đường đa nào?
A. Glicogen B. Glucozo
C. Tinh bột D. Kitin
Câu 20. Cho các hiện tượng sau:
(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc
(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục
Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?
A. 3 B. 1
C. 4 D. 2
ĐÁP ÁN
1.A |
2.C |
3.D |
4.D |
5.C |
6.A |
7.B |
8.C |
9.D |
10.B |
11.C |
12.C |
13.A |
14.B |
15.C |
16.C |
17.A |
18.A |
19.A |
20.C |
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Các tế bào trong cùng cơ thể nhận diện được nhau là nhờ thành phần nào của màng sinh chất?
A. photpholipid
B. glicoprotein
C. cacbohydrat
D. cholesterol
Câu 2. Chất nào sau đây không phải là steroit?
A. Cholesterol B. Testosterol
C. Vitamin D. Sáp
Câu 3. Trong các loài sau đây, loài nào có hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng?
A. E.coli B. Châu chấu
C. Lúa D. Nấm sò
Câu 4. Ribôxôm khu trú trong bào quan nào nhiều nhất?
A. Lưới nội chất trơn.
B. Ti thể.
C. Lưới nội chất hạt.
D. Lục lạp.
Câu 5. Cấu trúc không gian bậc 2 của protein được duy trì bởi:
A. Liên kết ion
B. Các liên kết cộng hóa trị
C. Các cấu nối đisunfua
D. Các liên kết hidro
Câu 6. Cho đoạn ADN có 150 chu kì xoắn (C), tổng số nuclêôtit (N) của đoạn ADN là
A. 1500 Nu B. 3000 Nucleotit
C. 2400 Nu. D. 3600 Nu
Câu 7. Ở tế bào động vật, bên ngoài màng sinh chất có cấu trúc được tạo thành từ
A. xenlulo B. glicoprotein
C. kitin D. peptidoglican
Câu 8. Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?
A. Đường đa, Lipit, axit amin
B. Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic
C. Fructozơ, Prôtêin và Axitnuclêic
D. Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic
Câu 9. Protein có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì:
(1) Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.
(2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit.
(3) Cấu trúc không gian nhiều bậc.
(4) Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2
C. 4 D. 3
Câu 10. Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A. Mỡ chứa axit béo no.
B. Dầu hoà tan trong nước.
C. Mỡ chứa 2 phân tử axit béo không no.
D. Dầu có chứa 2 phân tử glixêrol.
Câu 11. Trong cấu trúc của phân tử ARN, có mấy loại đơn phân?
A. 2 B. 4
C. 1 D. 3
Câu 12. Điểm giống nhau lục lạp và ti thể là
A. hai màng đều nhẵn
B. có màng kép.
C. màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp
D. đều chuyển hóa quang năng.
Câu 13. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ
A. Kitin B. Peptiđôglican
C. Xenlulôzơ D. Cacbohiđrat
Câu 14. Xét các đặc điểm sau của lưới nội chất:
1. Hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.
2. Được cấu tạo từ màng giống màng tế bào.
3. Có chứa các hạt ribôxôm.
4. Làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp pôlisaccarit.
Số đặc điểm có ở lưới nội chất hạt là
A. 1 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 15. Một gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỷ lệ G1A1=914
II. Tỷ lệ G1+T1A1+X1=2357
III. Tỷ lệ T1X1=32
IV. Tỷ lệ T+GA+X=1
A. 2 B. 1
C. 3 D. 4
Câu 16. Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nucleotide trên mạch đơn thứ nhất là: A: T: G: X = 1: 2: 3: 4. Gen thứ hai có số lượng nucleotide từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là bao nhiêu?
A. A = T = 15%; G = X =35%.
B. A = T = 45%; G = X = 55%.
C. G = X = 15%; A = T = 35%.
D. G = X = 55%; A = T = 45%.
Câu 17. Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 18. Cho các ý sau?
(1) Kích thước nhỏ
(2) các bào quan có màng bao bọc
(3) Không có hệ thống nội màng
(4) Thành tế bào bằng pepridoglican
(5) Nhân có màng bao bọc
(6) Tế bào chất có chứa plasmit
Trong các ý trên những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?
A. (2), (3), (4), (5), (6)
B. (1), (3), (4), (6)
C. (1), (2), (3), (4), (6)
D. (1), (2), (3), (4), (5)
Câu 19. Gọi là tế bào nhân sơ vì
A. chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền
B. không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất
C. chưa có màng bao bọc khối tế bào chất
D. không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng
Câu 20. Đọc thông tin dưới đây:
"Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"
Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa
B. Hệ thống tự điều chỉnh
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
D. Hệ thống mở
ĐÁP ÁN
1.B |
2.D |
3.C |
4.C |
5.D |
6.B |
7.B |
8.B |
9.D |
10.A |
11.B |
12.B |
13.B |
14.C |
15.A |
16.A |
17.C |
18.B |
19.A |
20.B |
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố sau
A. H, O, N B. C, H, N C. C, H, O D. C, O, N
Câu 2. Tại sao hàng ngày ta phải ăn nhiều Protein từ nhiều loại thực phẩm khác nhau?
A. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axitamin khác nhau
B. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại đường khác nhau
C. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit béo khác nhau
D. Để đảm bào cung cấp đủ các Nucleotit tự do khác nhau
Câu 3. Muốn xác định nhân thân, hai người có cùng huyết thống thì người ta làm gì?
A. Xác định trình tự axit amin trong protein
B. Đếm số lượng axitamin trong protein
C. Xác định trình tự Nu trong ADN
D. Đếm số Nu trong ADN của mỗi người
Câu 4. Khi ta đun sôi nước lọc cua thì thấy thịt cua đông lại thành từng mảng. Hiện tượng này gọi là
A. Hiện tượng biến đổi C. hiện tượng đột biến
B. Hiện tượng biến tính D. hiện tượng biến dị
Câu 5. Một đơn phân của ADN được cấu tạo từ các thành phần
A. Đường C5H10O5, Axit photphoric, Basenito loại A, T, G, X
B. Đường C5H10O5, Axit photphoric, Basenito loại A, U, G, X
C. Đường C5H10O4, Axit photphoric, Basenito loại A, T, G, X
D. Đường C5H10O4, Axit photphoric, Basenito loại A, U, G, X
Câu 6. Trong sinh giới, các sinh vật được phân chia thành các giới theo thứ tự như sau
A. Khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật
B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật, nấm, thực vật
C. Nấm, thực vật, động vật, khới sịnh, nguyên sinh
D. Động vật, thực vật, nấm, khởi sinh, nguyên sinh
Câu 7. Cấu tạo cơ thể đơn bào, nhân sơ, dinh dưỡng kiểu cộng sinh, kí sinh hoặc hoại sinh là đặc điểm của giới nào sau đây?
A. Nguyên sinh B. Động vật C. Khởi sinh D. Thực vật
Câu 8. Chuỗi polipeptit dạng mạch thẳng liên tục cuộn xoắn hai lần sẽ tạo ra phân tử Protein cấu trúc bậc mấy?
A. Bậc bốn B. Bậc ba C. Bậc hai D. Bậc một
Câu 9. Cho các đặc điểm sau: (1) sống tự dưỡng; (2) Trong tế bào có chất diệp lục; (3) di chuyển nhanh, (4) Phản ứng chậm với kích thích, ( 5) Sống cố định, (6) lấy ưhức ăn từ môi trường. Đặc điểm của giới thực vật là
A. (1), (2), (4), (6) C. (2), (3), (4), (6)
B. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (4), (5)
Câu 10. Cho các dấu hiệu sau (1) chỉ có ở tổ chức sống cấp cao hơn, (2) tổ chức sống cấp dưới không có được, (3) được hình thành do sự tương tác của các bộ phân cấu thành. Đây là nội dung của đặc điểm nào trong thế giới sống?
A. Một hệ thống mở C. Nguyên tắc thứ bậc
B. Đặc điểm nổi trội D. Khả năng tự điều chỉnh
Câu 11. Trong phân tử ADN, số nucleotit loại A luôn bằng loại T và G luôn bằng X. Khi tính tổng số Nu trong phân tử ADN (N) thì ta sử dụng công thức nào sau đây?
A. N = 2A + 3G C. N = 2A + 2G
B. H = 2A + 2G D. H = 2A + 3G
Câu 12. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm nguyên tố đa lượng ?
A. Iot B. Cacbon C. Lưu huỳnh D. Photpho
Câu 13. Tại sao khi được sấy khô thì thực phẩm được bảo quản lâu hơn?
A. Một số chất độc bị bốc hơi gần hết.
B. Tính phân cực của phân tử nước bị mất.
C. Các chất hữu cơ gắn thành một khối bền chắc.
D. Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm
Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm tế bào, …(1)…, …(2)…, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. (1) và (2) lần lượt là?
A. (1) cơ thể, (2) hệ cơ quan C. (1) mô, (2) quần thể
B. (1) phân tử, (2) bào quan D. (1) cơ thể, (2) quần thể
Câu 15. Vai trò chủ yếu của nước trong tế bào là?
A. Tham gia hoạt hóa enzim C. Tham gia duy trì sự sống
B. Tham gia các phân tử hữu cơ D. Tham gia chuyển hóa vitamin
Câu 16. các hợp chất nào sau đây chủ yếu được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn?
A. Fructozo, Glucozo , Galactozo C. Fructozo, Saccarozo, Galactozo
B. Mantozo, Glucozo, Lactozo D. Mantozo, Saccarozo, Lactozo
II: TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày cấu tạo và phân loại Cacbohydrat? Mỗi loại cho ví dụ kèm theo?
Câu 2: Cho biết tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở những điểm cơ bản nào?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
A |
C |
B |
A |
A |
A |
B |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
B |
C |
B |
A |
D |
D |
C |
C |
II. TỰ LUẬN
Câu hỏi |
Đáp án |
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ |
- Kích thước nhỏ 1 – 5 micromet - Chưa có nhân hoàn chỉnh - Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có bào quan có màng bao bọc |
Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực |
Cấu tạo: gồm lớp kép phospholipits và protein, ngoài ra cong có các gai glycoprotein (dấu chuẩn) và một số yếu tố khác Chức năng: bảo vệ các bào quan bên trong tế bào Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường |
4. ĐỀ SỐ 4
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật là
A. Các đại phân tử hữu cơ B. Tế bào C. Mô D. Cơ quan
Câu 2: Đơn phân của Cacbohydrat là:
A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ C. Saccarozơ, fructozơ, galactozơ
B. Glucozơ, fructozơ, galactozơ D. Saccarozơ, xenlulozơ, glucozơ
Câu 3: Một đoạn phân tử ADN có số cặp nucleotit loại A – T là 33 cặp và số cặp G – X là 25 cặp. Hỏi số liên kết hidro trên đoạn phân tử ADN này là bao nhiêu?
A. 129 B. 249 C. 149 D. 141
Câu 4: Đặc tính chung của các phân tử Lipit là?
A. Tan rất tốt trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ
B. Tan rất tốt trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước
C. Kị nước và tan trong dung môi hữu cơ
D. Kị nước và tan trong nước
Câu 5: Thực vật có nguồn gốc từ:
A. Vi khuẩn B. Nấm C. Tảo lục đơn bào nguyên thủy D. Virut
Câu 6: Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì hậu quả gì sẽ xẩy ra?
A. Nước trong tế bào đóng băng và giảm thể tích
B. Tế bào bị co nguyên sinh chất
C. Nước trong tế bào đóng băng sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào
D. B và C đúng
Câu 7: Vai trò của các nguyên tố vi lượng là
A. Thành phần chính cấu tạo nên enzim, hoocmon và một số chất quan trọng khác
B. Thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ
C. Thành phần chính cấu tạo nên các cấu trúc của tế bào
D. B và C đúng
Câu 8: Trong cấu trúc bậc 1 của phân tử Protein, các axit amin liên kết với nhau bằng:
A. Liên kết hidro C. Liên kết photphodieste
B. Liên kết peptit D. Liên kết ion
Câu 9: Thành phần chủ yếu của dầu thực vật là
A. Axit béo no và glixerol C. Axit amin
B. Axit béo không no và glixerol D. Axit béo và glucozơ
Câu 10: Các yếu tố dẫn đến sự biến tính của protein là
A. Nhiệt độ, độ pH C. Nồng độ O2, độ pH
B. Nồng độ CO2, nhiệt độ D. Nồng độ CO2, và O2
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu những giống và điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?
Câu 2:
a. Tại sao nói các nguyên tố đại lượng và vi lượng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể sống?
b. Nêu vai trò của cacbohidrat đối với cơ thể sống?
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm
|
3. D 4. C |
5. C 6. C |
7. A 8. B |
9. B 10. A |
B. Tự luận
Câu 1:
* Giống nhau
- Đều là axit nucleic (các đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn)
- Đều được cấu tạo từ các đơn phân: nucleotit
- Đều có các liên kết photphodieste
- Đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein
* Khác nhau
Tiêu chí |
ADN |
ARN |
Cấu trúc |
- 2 mạch - 4 loại đơn phân: A,T, G,X - 1 nu gồm 3 TP: + Đường đêoxiribo (C5H10O4) + Nhóm phôt phát + 1 trong 4 loại bazơnitơ: A(T, G, X) - Có 2 loại liên kết hóa học:liên kết photphodieste và liên kết hidro |
- 1 mạch - 4 loại đơn phân: A, U, G, X - 1 nu gồm 3 TP: + Đường ribo (C5H10O5) + Nhóm phôt phát + 1 trong 4 loại bazơnitơ: A(U, G, X) - Chủ yếu 1 loại liên kết hóa hoc: liên kết phot phodieste - Gồm 3 loại: mARN, tARN, rARN |
Chức năng |
Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền |
Mỗi loại ARN thực hiện 1 chức năng + mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ AD N tới RBX và dùng làm khuôn để tổng hợp protein + tARN vận chuyển aa tới RBX và tham gia dịch mã tổng hợp protein + rARN kết hợp với protein cấu tạo nên RBX, nơi tổng hợp nên Protein |
Câu 2:
a. Các nguyên tố đại lượng và vi lượng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể sống:
Các nguyên tố đại lượng là thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử và tế bào, nếu thiếu chúng sẽ làm cơ thể còi cọc, chậm phát triển. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của các enzim, hoocmon... thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
b. Vai trò của phân tử cacbohidrat đối với cơ thể sống
- Là nguồn năng lượng chính của tế bào và cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thanh Đa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Các em có thể tham khảo các tài liệu khác: