YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 do HOC247 biên soạn nhằm giúp cho các bạn học sinh khối lớp 10 ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

A. Nội dung kiến thức ôn tập

Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống

1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống và đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

- Các cấp tổ chức của thế giới sôngs

- Học thuyết tế bào

- Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: nguyên tắc thứ bậc; hệ thống mở và tự điều chỉnh; thế

giới sống liên tục tiến hóa

2. Các giới sinh vật

- Giới và hệ thống phân loại 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật

- Đặc điểm chính của mỗi giới (đại điện, đặc điểm, vai trò)

Phần 2: Sinh học tế bào

Thành phần hóa học của tế bào

- Các nguyên tố hóa học: đại lượng, vi lượng

- Nước và vai trò của nước: cấu trúc, đặc tính lý hóa, vai trò

- Các đại phân tử cấu trúc tế bào: Cacbohidrat, Lipit, Protein, Axitnucleic (ADN, ARN)

B. Luyện tập

1. Một số câu hỏi tự luận gợi ý

Câu 1. Tính chất cơ bản để phân biệt cơ thể sống với chất vô cơ là gì? Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản nhất của sự sống?

Câu 2. Nêu ví dụ về đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống và khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người? Trong một khu rừng có những cấp tổ chức sống nào? Hãy nêu mối quan hệ của các cấp tổ chức đó?

Câu 3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trước hết người ta phải tìm kiếm xem có nước không? Trình bày cấu trúc hóa học và vai trò của nước trong tế bào? Vì sao nói tính phân cực của nước quyết định các tính chất còn lại?

Câu 4. Dựa vào đặc tính của nước, em hãy giải thích các hiện tượng sau:

a. Muốn bảo quản rau, của, quả được lâu thì để trong ngăn mát tủ lạnh chứ không để vào ngăn đá

b. Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt, ta lại cảm thấy mát lạnh.

Câu 5. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohidrat?

Câu 6. Mô tả cấu trúc của protein? Tại sao phải ăn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?

Câu 7. Mô tả cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN, ARN? Tại sao cũng chỉ có 4 loại nucleotit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

Câu 8. Các dạng bài tập liên quan đến Axit nuleic: Tính chiều dài, số nuclotit, liên kết hóa trị, liên kết hidro.

2. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm minh họa

Câu 1: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo tế bào khác hẳn các giới khác?

A. Giới Nấm                           B. Giới Khởi sinh

C. Giới Nguyên sinh               D. Giới Thực vật

Câu 2: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên Sinh, giới Thực vật, giới Động vật là:

A. Tế bào nhân sơ                   B. Cấu tạo đơn bào

C. Cấu tạo đa bào                   D. Tế bào nhân chuẩn

Câu 3: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là

A. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ ngành → giới

B. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ ngành → giới

C. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới

D. Chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài

Câu 4: Đặc điểm của giới Khởi sinh là

A. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng

B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng

C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng

D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng

Câu 5: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc

A. Giới Nấm               B. Giới Động vật                    C. Giới Nguyên sinh               D. Giới Khởi sinh

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về giới Động vật?

A. Giới Động vật không có khả năng quang hợp nên sống nhờ chất hữu cơ sẵn có của cơ thể khác

B. Giới Động vật thường có hệ thần kinh phát triển nên thích ứng cao với đời sống

C. Giới Động vật có khả năng vận động nên có khu phân bố rộng

D. Giới Động vật có số lượng loài nhiều hơn giới Thực vật

Câu 7: Câu có nội dung đúng:

A. Chỉ có thực vật mới có khả năng tự dưỡng quang hợp

B. Giới động vật chủ yếu là cơ thể đa bào, 1 số có thể là đơn bào

C. Vi khuẩn không có kiểu dinh dưỡng cộng sinh

D. Chỉ có động vật sống theo lối dị dưỡng

Câu 8: Cho các đặc điểm sau:

(1) Tế bào nhân thực

(2) Phần lớn thành tế bào bằng xenlulozo

(3) Sống tự dưỡng

(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào

(5) Không có lục lạp, không di động được

Trong các đặc điểm trên, có mấy đặc điểm không phải của giới Nấm?

A. 1                             B. 3                             C. 2                             D. 4

Câu 9: Các đặc điểm: đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp tự dưỡng, phần lớn sống cố định là

đặc điểm chủ yếu của giới nào?

A. Giới Nấm               B. Giới Nguyên sinh  

C. Giới Động vật        D. Giới Thực vật

Câu 10: Giới Nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là:

A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy

B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh

C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh

D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy

Câu 11: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. quần xã        2. quần thể      3. cơ thể          4. hệ sinh thái              5. tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là:

A. 5→3→2→4→1                 B. 5→2→3→1→4

C. 5→3→2→1→4                 D. 5→2→3→4→1

Câu 12: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P                          B. C, H, O, N

C. O, P, C, N                          D. H, O, N, P

Câu 13: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Sắt                          B. Photpho                              C. Lưu huỳnh                          D. Canxi

Câu 14: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao                                              B. tính phân cực

C. nhiệt bay hơi cao                                                    D. lực gắn kết

Câu 15: Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

A. Đạm                       B. Đường                                C. Chất hữu cơ                       D. Mỡ

Câu 16: Chất nào dưới đây thuộc loại đường pôlisaccarit

A. Đisaccarit               B. Tinh bột                              C. Hêxôzơ                               D. Mantôzơ

Câu 17: Đơn phân của prôtêin là:

A. axít amin                B. axít béo                               C. nuclêôtit                             D. glucôzơ

Câu 18: Cấu trúc của phân tử prôtêtin bị biến tính bởi:

A. Sự có mặt của khí CO2                                          B. Sự có mặt của khí oxi

C. Liên kết phân cực của các phân tử nước               D. Nhiệt độ

Câu 19: Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử prôtêin là:

A. Liên kết peptit        B. Liên kết hoá trị

C. Liên kết hidrô         D. Liên kết este

Câu 20: Các thành phần cấu tạo của mỗi nuclêotit là:

A. Đường, Axit và Prôtêin

B. Đường, Bazơ nitơ và Axit

C. Axit, Prôtêin và Lipit

D. Lipit, Đường và Prôtêin

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF