YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Mỹ Long

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Mỹ Long sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS MỸ LONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

Câu chuyện kể về cậu bé lớp 6 đội mưa, móc rác khởi công khiến cộng đồng mạng xuýt xoa vì hành động quản đẹp của em.

Em tên là Phạm Trọng Đạt (12 tuổi, học tại trường THCS Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) hiện sống cùng ông bà ngoại… Hoàn cảnh của em, ai nghe cũng phải chép miệng: "tội quá”. Với trái tim thuần khiết của một đứa trẻ, nhìn thấy miệng cống thì chẳng đặng dừng đá chống xe đạp và dùng tay không móc ra. Em làm điều đó trong tâm thể hồn nhiên, không hề biết camera của chủ nhà quay lại. Ngay cả chị chủ nhà khi quay về, bất ngờ thấy miệng cống trước nhà thông thoáng, không ứ nước mỗi khi có mưa lớn. Tò mò, chị xem lại camera vật tư ngàng trước hành động của đứa trẻ mặc áo trắng nên quyết định chia sẻ lên mạng.

Đáng nói hơn là tiết lộ của Đạt càng khiến nhiều người lớn phải giật mình, tự soi rọi lại mình: “Chiều hôm đó em móc được khoảng 10 cái miệng cống đây rác. Em tiện tay làm sạch thôi... Trước đây mỗi lần gặp trời mưa, mà thấy miệng cống nào bị tắc, em cũng thường dừng lại và làm như vậy.” Gia cảnh em Đạt khó khăn, em cũng không thuộc dạng học sinh giỏi điểm 10 trên lớp, cơm ăn bữa nay phải lo bữa mai. Nhưng tất cả điều đó không khiến em thôi là người tử tế. Và càng đẹp hơn, đáng trân trọng hơn khi lòng tốt đó xuất phát từ tự nguyện, chẳng ai ép buộc và cũng chẳng cần công nhận. Cứ âm thầm mà đâm chồi, nảy nở và đơm hoa từ bàn tay lẫn trái tim tử tế.

Mong rằng sau câu chuyện về cậu học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng trái tim nở hoa tử tế này sẽ có thêm nhiều hành vi đẹp trong cuộc sống của chúng ta.

(Theo webtretho.com)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. (1,5 điểm)

a. Tìm một lời dẫn trực tiếp trong văn bản và cho biết dấu hiệu nhận biết?

b. Từ lời dẫn trực tiếp đó, em hãy chuyển sang lời lẫn gián tiếp.

Câu 3. Chi tiết nào thể hiện việc móc rác khơi cống là việc làm thường xuyên của Đạt?

(1.0 điểm)

Câu 4. Theo em, tại sao việc làm của Đạt: “khiến nhiều người lớn phải giật mình, tự soi rọi lại mình.” (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Thuyết minh về một trò chơi dân gian tuổi thơ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

a.

- Lời dẫn trực tiếp: “Chiều hôm đó em móc được khoảng 10 cái miệng cống đây rác. Em tiện tay làm sạch thôi... Trước đây mỗi lần gặp trời mưa, mà thấy miệng cống nào bị tắc, em cũng thường dừng lại và làm như vậy.”

- Dấu hiệu nhận biết: đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm.

b. Chuyển sang lời dẫn gián tiếp: Đạt tiết lộ là hôm đó em đã móc được khoảng 10 cái miệng cống đây rác. Em vẫn thường dừng lại làm như thế vào những hôm trời mưa khi thấy miệng cống bị tắc.

Câu 3.

- Chi tiết thể hiện việc móc rác khơi cống là việc làm thường xuyên của Đạt: câu nói của em “Trước đây mỗi lần gặp trời mưa, mà thấy miệng cống nào bị tắc, em cũng thường dừng lại và làm như vậy.”

Câu 4.

- Việc làm của Đạt: “khiến nhiều người lớn phải giật mình, tự soi rọi lại mình.” vì nhiều người lớn nhưng ý thức rất kém, vứt rác bừa bãi, không quan tâm đến cảnh trí công cộng. Mặc dù người lớn có sự hiểu biết và điều kiện tốt hơn trẻ em để làm những việc nhỏ nhặt trong bảo vệ môi trường và giư gìn cảnh quan.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Những ngày qua, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Xót xa khúc ruột miền Trung “oằn” mình trong gian khó, không phân biệt giàu nghèo, vùng miền, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng túng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Nhiều câu chuyện thắm đượm tình người giữa mùa mưa lũ khiến cộng đồng vô cùng cảm phục, xúc động. (1)

Đó là chuyện những anh bộ đội cùng các thanh niên thôn La Hối, 1 huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vượt qua vùng lũ chảy xiết đưa sản phụ đến Trung tâm y tế an toàn sau 30 phút. (2)

Đó là chuyện chàng trai xứ Nghệ rong ruổi chạy xe tải dọc ba tỉnh Quảng trị, Huế Quảng Nam để tiếp tế lương thực cho người dân đang bị cô lập. Anh tự mình lái xe tải suốt 5 ngày, đi đến nhiều nơi ngập sâu ở 3 tính để ứng cứu, cấp phát mì tôm miễn phí. “Sợ bà con không có gì ăn, nhịn đói, tôi phải lái xe xuyên đêm, giữa trời mưa giỏ cho kịp”, anh chia sẻ. (3)...

(Tổng hợp theo Báo Tuổi Trẻ Online.net)

1. Văn bản trên đề cập đến nội dung gi? (1,0 điểm)

2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (3). Em cảm nhận gì về lời chia sẻ trực tiếp ấy? (1.0 điểm)

3. Qua những câu chuyện trên, bản thân em cần làm gì để góp phần xoa dịu những mất mát về tinh thần, vật chất đến những người dân vùng lũ? Trả lời 3-5 câu. (1.0 điểm)

Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Hãy kể một câu chuyện cảm động tình người trong cuộc sống mà em biết. Qua câu chuyện ấy, em như được tiếp thêm động lực, thêm trân trọng, yêu quý cuộc sống hiện tại và có ước mơ, hoài bão vươn đến tương lai tươi sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I

Câu 1.

- Nội dung: văn bản trên nói về sự đồng lòng giúp đỡ của nhân dân cả nước dành cho đồng bào miền Trung trong những ngày bão lũ.

Câu 2.

- Lời dẫn trực tiếp: “Sợ bà con không có gì ăn, nhịn đói, tôi phải lái xe xuyên đêm, giữa trời mưa giỏ cho kịp”.

- Lời dẫn trực tiếp ấy tái hiện chân thực hình ảnh chàng trai lái xe đồng lòng cùng miền Trung. Qua đó, ta thấy được tấm lòng thảo thơm và sự nhân hậu của chàng trai dành cho đồng bào của mình.

Câu 3.

- Về vật chất, em chưa làm ra được nhiều tiền nên có thể góp nhặt những thứ trong khả năng của em: quần áo cũ, đồ ăn, tiền ăn sáng…

- Về tinh thần: sẻ chia sâu sắc tới đồng bào miền Trung để người dân có thêm nghị lực, tinh thần vượt qua giai đoạn khó khăn này.

PHẦN II:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản kể chuyện.

+ Bài văn đầy đủ bố cục; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể lại cuộc chia tay của hai cha con.

+ Sử dụng yếu tố nghị luận: thể hiện cách nhìn nhận của nhân vật về vấn đề trong truyện kể.

+ Sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:

(1) Ngày nay, giới trẻ ít nhắc đến hay biết về những tác phẩm kinh điển hơn. Thay vào đấy, những cuốn truyện tranh với nội dung đơn giản và tiểu thuyết tình yêu thường được ưa chuộng hơn.

(2) Có thể nói, không quan trọng chung ta đọc gì, và quan trọng là sau khi đọc, khác, đó là giải trí. Thiết nghĩ những người trẻ lựa chọn sách hợp với tuổi tác là điều vốn dễ hiểu chứ không thể vì thế mà đánh giá rằng văn hóa đọc của họ đang trở nên “xuống cấp trầm trọng”. Trết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng phát biểu: “Tất cả những gì con người đã làm, đã nghĩ được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”

(3) Với bản thân mỗi người, văn hóa đọc chính là kĩ năng đọc sách của họ. Để nâng cao kĩ năng của mình, chúng ta cần lựa chọn đề tài sách phù hợp với bản thân, định hướng tài liệu cần tham khảo từ đó vận dụng được những gì mình đã đọc vào trong thực tế.

(4) Hi vọng với việc ngày càng có nhiều những hội sách được tổ chức mỗi năm như hiện nay, giới trẻ sẽ được tạo cơ hội tiếp cận nhiều hơn với kho tàng sách quý của trong nước cũng như trên thế giới, qua đó nâng cao và định hướng được đúng đắn "văn hóa đọc" cho giới trẻ nói riêng và cho người dân trong nước nói chung.

(Theo Trần Hồng Hạnh, bảo Công an Nhân dân, ngày 26/4/2019)

a. (1 điểm): Nêu nội dung của văn bản trên.

b. (1 điểm): Tìm lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn (2). Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.

c. (1 điểm): Em có đồng ý với nội dung đoạn (1) không? Vì sao?

d. (1 điểm): Viết một đoạn văn (3-5 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản trên.

Câu 2:

Kể về câu chuyện của cuốn sách đã theo em trong những ngày đến trường, vui từ sách, buồn từ sách, giận hờn bạn bè từ sách, tha thứ cho nhau từ sách. Qua câu chuyện đó em cảm nhận được gì từ sách và tình bạn!

* Lưu ý:

- Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại.

- Học sinh viết theo mọi tình huống để tư xây dựng câu chuyện liên quan yêu cầu đề.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a.

- Nội dung: văn bản trên nói về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.

b.

- Lời dẫn trực tiếp: “Tất cả những gì con người đã lành, đã nghĩ được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”

- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Trết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng cho rằng những gì con người đã làm, đã nghĩ đều được bảo tồn trên những trang sách.”

c.

- Em đồng ý với nội dung đoạn (1).

- Vì đoạn văn nói đúng về hiện tượng đọc sách của giới trẻ hiện nay. Sự ra đời của truyện tranh, những cuốn sách ngôn tình hấp dẫn và thu hút họ hơn là những tác phẩm kinh điển hoặc sách dạy làm người.

c.

- Đọc sách là thói quen tốt của mỗi người.

- Sách đem lại kho tàng kiến thức rộng lớn cũng như những cảm xúc đẹp, giúp con người trở nên sâu sắc và có cuộc sống tích cực hơn.

- Tuy nhiên, sách tràn lan rất nhiều và mỗi người cần biết chọn lọc để tiếp thu những cuốn sách tốt nhất.

Câu 2.

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự để tạo lập bài văn.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về vai trò của sách và tình bạn.

+ Vận dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại để viết bài.

+ Tùy chọn tình huống để xây dựng câu chuyện theo cách sáng tạo.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về vấn đề: những kỉ niệm bên cuốn sách.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về cuốn sách: truyện, sách kỹ năng…

- Cuốn sách đã đến với em trong hoàn cảnh nào: được tặng, mua…

- Nhờ cuốn sách mà em có thêm kiến thức gì về cuộc sống.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I (6,5 điểm)

Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân miêu tả tâm trạng ông Hai như sau:

Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày càng làm việc với anh em. Ô sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuần đả. Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhở làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 2019)

1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Làng.

2. Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào? Cho biết tác dụng của tình huống ấy.

3. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì?

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của em về tình yêu làng của ông Hai trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu phủ định).

PHẦN II (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho Đả sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vỏ trị bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn. Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả.

(Đá và Nước)

1. Em hãy giải thích tại sao các danh từ chung “Đá”, “Nước” lại được tác giả viết hoa?

2. Theo em, Hạ Long đã cho ta bài học gì?

3. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I

Câu 1:

Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Câu 2:

- Tình huống: Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc, từ đó ông đã thất vọng, đau khổ và dằn vặt giữa tình yêu làng và yêu nước.

- Tác dụng: Tình huống có tác dụng làm nổi bật tình yêu nước, yêu làng quê của nhân vật ông Hai.

Câu 3:

- Từ “lại” trong đoạn trích được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh câu nói, cho thấy tình yêu làng quê tha thiết của nhân vật ông Hai. Tình yêu ấy không ở yên mà cứ thôi thúc trong lòng ông.

Câu 4:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp: câu chủ đề nằm cuối đoạn.

+ Sử dụng câu phủ định và lời dẫn trực tiếp.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: tình yêu làng của ông Hai.

- Gợi ý cụ thể:

1. Mở đoạn: giới thiệu chung về nhân vật ông Hai là người dân tản cư, có tình yêu làng sâu đậm.

2. Thân đoạn:

a. Sơ lược hoàn cảnh: gia đình ông theo lệnh kháng chiến nên đi tản cư. Ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

b. Phân tích nhân vật:

- Trước khi nghe tin làng theo giặc:

+ Ông nhớ làng quê, luôn đi khoe làng

+ Ông yêu nước, yêu cách mạng, luôn nghe ngóng tình hình chiến đấu của quân ta.

- Khi nghe tin làng theo giặc:

+ Ông đau khổ, không tin, xấu hổ, sợ hãi.

+ Ông mâu thuẫn giữa chọn làng hay chọn nước, cuối cùng ông chọn yêu nước và không về làng.

+ Khi bị đuổi, ông bị dồn vào đường cùng, dẫn đến khổ tâm cùng cực.

- Khi tin làng theo giặc được cải chính.

+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con

+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.

+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

+ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

 3. Kết đoạn: tổng kết.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Mỹ Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF