YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thời Bình có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thời Bình có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT THỜI BÌNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

Thế nào là mùa? Nguyên nhân sinh ra mùa.

Khu vực giờ gốc là 16 giờ ngày 2/10/2011. Việt Nam sẽ là mấy giờ, ngày mấy? (Được biết Việt Nam ở múi giờ thứ 7)

Câu 2:

Quá trình bồi tụ là gì? Kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió mà em biết.

Ngoại lực là gì? Nguyên nhân sinh ra ngoại lực.

Câu 3:

a) Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra các hệ quả nào?

b) Trình bày sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Hiện tượng mùa: Mùa là một phần thời gian của năm nhưng lại có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Một năm chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông); màu ở 2 bán cầu trái ngược nhau.

Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Khu vực giờ gốc là 16 giờ ngày 2/10/2011. Việt Nam sẽ là 23 giờ, ngày 2/10/2011

Câu 2:

- Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu bị phá hủy

Kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió mà em biết:

+ Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, cồn cát là địa hình bồi tụ do gió

Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời

Quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất, vì bề mặt Trái Đất tiếp xúc trực tiếp với nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

Câu 3:

a. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.

     + Sự luân phiên ngày, đếm

     + Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

     + Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

b. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí

  a  vĩ độ địa lý:  càng lên vĩ độ cao thì  nhiệt độ  trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt càng lớn.

   b. Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa. Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ lục địa có biên độ nhiệt năm lớn.

   c. Phân bố theo địa hình. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và huớng phơi của sườn núi

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a) Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn.

b) Trình bày sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học. 

Câu 2:

a) Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời? Mùa là gì? Nguyên nhân nào sinh ra mùa trên Trái Đất?

b) Nêu nguyên nhân gây nên hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 3:

Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp

Câu 4:

a) Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh xảy ra lần lượt trong năm như thế nào?

b) Hãy cho biết những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm hai lần, những nơi nào một lần, nơi không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn?

-Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí CO2, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.

- Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió...) làm các sản phẩm phong hoá dời khỏi vị trí ban đầu của nó.

b. Sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học

- Phong hóa lí học không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của đá và khoáng vật

- Phong hóa hóa học thì làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và  khoáng vật  

Câu 2:

a. - Hiện tựơng mùa.

+ Chuyển động biểu kiến là chuyển động không có thực của Mặt Trời giữa hai chí tuyến.

     + Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Một năm chia làm 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông); mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.

- Nguyên nhân: Trục TĐ nghiêng không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT.

b. Nguyên nhân hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương

nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 3: Frông là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí có sự khác biệt nhau về tính chất vật lí

Các Frông cơ bản:

+ Frông địa cực (FA) năng cách giữa các khối khí cực và ôn đới

+ Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến

- Giải thích: càng xa địa dương biên độ nhiệt độ năm càng lớn, do tính chất lục địa tăng dần

Câu 4:

a.

- Ngày 31/3 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo.

- Ngày 22/6 Mặt Trời lên  thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc.

- Ngày 23/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo.

- Ngày 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam.

b. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm

- Nơi có hai lần là vùng nội chí tuyến.

- Nơi có một lần tại chí tuyến Bắc và Nam.

- Nơi không có là vùng ngoại chí tuyến

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Thế nào là sinh quyển? Phân tích nhân tố khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Câu 2. Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa ô.

Câu 3.

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2005

Chỉ số

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

Châu Phi

30,3

906

Châu Mỹ

42,0

888

Châu Á (trừ Liên bang Nga)

31,8

3920

Châu Âu (kể cả Liên bang Nga)

23,0

730

Châu đại dương

8,5

33

a) Vẽ biểu đồ cột ghép 2 nhóm cột so sánh diện tích, dân số giữa các châu lục.

b) Qua biểu đồ rút ra nhận xét.

Câu 4: Hãy trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Khái niệm sinh quyển: là một quyển của trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

Nhân tố khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt  độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

+ Nước và độ ẩm không khí: nhiệt, ẩm, nước thuận lợi sinh vật phát triển mạnh và ngược lại

+ Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Cây chịu bóng thường sống dưới bóng râm, dưới tán lá của cây khác

Câu 2.

Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa ô

Khái niệm: quy luật địa ô là sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

- Nguyên nhân:

+ Do sự phân bố đất liền và biển, đai dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa tính chất lục địa càng tăng.

+ Ngoài ra còn ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

- Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm vật theo kinh độ. Ví dụ: ở vĩ tuyến 400B, từ ven biển Thái Bình Dương vào sâu trong lục địa Âu Á lần lượt xuất hiện các kiểu thảm thực vật: rừng là rộng và rừng hỗn hợp ôn đới ⟶ thải nguyên, cây bụi chịu hạn ⟶ hoang mạc và bán hoang mạc...

Câu 3.

a) Vẽ biểu đồ cột ghép 2 nhóm cột so sánh diện tích, dân số giữa các châu lục.

Biểu đồ diện tích, dân số giữa các châu lục năm 2005

Chú ý: biểu đồ cần có 2 trục tung thể hiện 2 đơn vị khác nhau là dân số (triệu người) và diện tích (triệu km2); biểu đồ có chú giải, tên biểu đồ đầy đủ

b) Nhận xét:

- Diện tích giữa các châu lục có sự chênh lệch:

+ Châu Mĩ có diện tích lớn nhất 42,0 triệu kmlớn hơn cả diện tích chây Á (khi không tính diện tích Liên Bang Nga); gấp 4,9 lần châu Đại dương

+ Châu Đại dương có diện tích nhỏ nhất chỉ 8,5 triệu km2

- Dân số giữa các châu lục có sự chênh lệch

+ Châu Á có số dân đông nhất với 3920 triệu người, gấp 118,8 lần châu đại dương

+ Châu đại dương có số dân ít nhất với 33 triệu người

⟹ Châu Á (trừ Liên Bang Nga) tuy không có diện tích lớn nhất nhưng số dân lại đông nhất ⟹ mật độ dân số cao

- Châu Đại dương vừa có diện tích nhỏ nhất lại vừa có số dân ít nhất

Câu 4. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường  bao gồm:

- Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị...

- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát)

+  Nông thôn: Thiếu lao động (đất không có ai sản xuất)...

+ Thành thị: Thất nghiệp, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác...

4. ĐỀ 4

Câu 1: Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu: 0,5 điểm

A. Phương vị ngang

B. Phương vị đứng

C. Hình nón đứng

D. Hình nón ngang

Câu 2: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu: 0,5 điểm

A. Hình nón đứng và hình trụ đứng

B. Phương vị ngang và hình trụ đứng

C. Phương vị ngang và hình nón đứng

D. Phương vị đứng và hình trụ đứng

Câu 3: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại   phụ thuộc nhiều vào: 0,5 điểm

A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng

B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất

C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Câu 4: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành: 0,5 điểm

A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

D. Gio Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu 5: Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy: 0,5 điểm

A. Võ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người

B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới

C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn

D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất

Câu 6: Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ: 0,5 điểm

A. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật

B. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo

C. Hoạt động của núi lửa

D. Các hoạt động của ngoại lực

Câu 7: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ: 0,5 điểm

A. Xích đạo

B. Nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Hàn đới

Câu 8: Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?0,5 điểm

A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.

B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 9: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta dùng phương pháp: 0,5 điểm

A. Kí hiệu đường chuyển động        B. Bản đồ - biểu đồ

C. Kí hiệu        D. Chấm điểm

Câu 10: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là: 0,5 điểm

A. Do bề mặt Trái Đất cong        B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện        D. Do hình dáng lãnh thổ

Câu 11: Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động: 0,5 điểm

A. Tự quay quanh trục của Trái Đất

B. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất

D. Tịnh tiến của Trái Đất

Câu 12: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng:0,5 điểm

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động

D. Về phía xích đạo

Câu 13: Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước càng:0,5 điểm

A. không thay đổi     B. mạnh     C. yếu     D. trung bình

Câu 14: Qúa trình mài mòn có đặc điểm là: 0,5 điểm

A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hoá học của đá và khoáng vật

B. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất

C. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất

D. Dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu

Câu 15: Lớp Ôzôn có tác dụng: 0,5 điểm

A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất

B. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất.

C. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất

D. Bảo vệ Trái Đất và sự sống cho con người

Câu 16: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí: 0,5 điểm

A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa

B. Chí tuyến hải dương và xích đạo

C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo

D. Chí tuyến lục địa và xích đạo

Câu 17: Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng: 0,5 điểm

A. 0 – 14 tuổi     B. 0 – 15 tuổi     C. 0 – 16 tuổi     D. 0 – 17 tuổi

Câu 18: Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là:0,5 điểm

A. Trên 25%     B. Trên 35%    C. Trên 30%     D. Trên 32 %

Câu 19: Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là:0,5 điểm

A. Hình nón     B. Hình trụ     C. Mặt phẳng     D. Mặt nghiêng

Câu 20: Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là:0,5 điểm

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do đặc điểm lưới chiếu

ĐÁP ÁN

Câu 1. Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu phương vị đứng.

Chọn: B.

Câu 2. Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị ngang và hình trụ đứng.

Chọn: B.

Câu 3. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng.

Chọn: A.

Câu 4. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

Chọn: B.

Câu 5. Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới.

Chọn: B.

Câu 6. Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật.

Chọn: A.

Câu 7. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ hàn đới bởi hàn đới có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là rất lớn, luôn luôn trên 30 độC.

Chọn: D.

Câu 8. Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Chọn: D.

Câu 9. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp kí hiệu.

Chọn: C.

Câu 10. Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là do yêu cầu sử dụng khác nhau.

Chọn: B.

Câu 11. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của mình sinh ra các hệ quả, đó là sự luân phiên ngày – đêm, giờ Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Chọn: A.

Câu 12. Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng về phía bên phải theo hướng chuyển động.

Chọn: B.

Câu 13. Nước có tác dụng hòa tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước càng mạnh.

Chọn: B.

Câu 14. Qúa trình mài mòn có đặc điểm là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất với một số nguyên nhân như: Nước chảy tràn trên sườn dốc, sự mài mòn của sóng biển và sự chuyển động của băng hà.

Chọn: C.

Câu 15. Lớp Ôzôn có tác dụng hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất.

Chọn: B.

Câu 16. Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí, đó là Bắc xích đạo và Nam xích đạo.

Chọn: C.

Câu 16.

Các yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỉ suất sinh là Tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán, tâm lí xã hội và sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách.

Chọn: D.

Câu 17.

Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng từ 0 – 14 tuổi.

Chọn: A.

Câu 18.

Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là trên 35% (tham khảo thêm bảng trong SGK trang 90).

Chọn: B.

Câu 19.

Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là hình nón, hình trụ và mặt phẳng.

Chọn: D.

Câu 20.

Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu.

Chọn: A.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thời Bình có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON