YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Cao Vân

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 7 chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới, HOC247 muốn giới thiệu tài liệu ôn tập từ Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Cao Vân. Tài liệu này bao gồm đề thi cùng đáp án chi tiết, giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài trong môn Công nghệ 7. Chúc các em học tập thành công và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Hãy tham khảo để có cơ hội ôn tập hiệu quả nhất.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

ĐỀ THI HK2

MÔN: CÔNG NGHỆ 7 CTST

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta là:

A. Phương thức chăn thả, nuôi nhốt.

B. Phương thức chăn thả, bán chăn thả .

C. Phương thức chăn thả, nuôi nhốt, bán chăn thả

D. Phương thức bán chăn thả, nuôi nhốt.

Câu 2: Cần nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khỏe mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?

A. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi.

B. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng.

C. Thường xuyên tắm chải cho vật nuôi non.

D. Cung cấp đủ calxium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng.

Câu 3: Trình bày kĩ thuật phòng bệnh cho gà?

A. Tiêu độc, khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.

B. Không tiêu độc, chỉ khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.

C. Tiêu độc, khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, không tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.

D. Tiêu độc, chỉ khử trùng giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng định kì, bổ sung vitamin.

Câu 4: Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

A. Vật nuôi phát triển cân đối về ngoại hình.            

B. Vật nuôi thích nghi với điều kiện sống.

C. Vật nuôi dễ dàng tiêu thụ thức ăn.                                    

D. Vật nuôi khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Câu 5: Nội dung nào không phải là quy trình nuôi cá?

A. Đào ao, đắp bờ.                                                      B. Xử lí đáy.

C. Chế biến sản phẩm.                                                D. Thu hoạch.

Câu 6: Đâu Không phải là công việc trong  kĩ thuật chăm sóc, quản lí tôm, cá?

A. Cho ăn.                                                                   B. Đào ao, đắp bờ.

C. Quản lý.                                                                  D. Phòng  và trị bệnh.

Câu 7: Nội dung nào không phải là vai trò bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

A. Xây dựng chuồng trại trên ao.                                          

B. Xử lí nước thải.

C. Dọn rác làm sạch môi trường.                                          

D. Không đánh bắt thủy sản bằng xung điện và chất nổ.

Câu 8: Bột cá được dùng làm thức ăn nuôi thủy sản. Bột cá thuộc nhóm thức ăn nào?

A.Giàu protein.                                                           B.Giàu chất khoáng.

C.Giàu chất béo.                                                         D.Giàu gluxit.

Câu 9:  Những loại thủy sản có giá trị cao là?

A. Heo, bò, cá, gà                                                       B. Dê, trâu, bò, tôm

C. Vịt, san hô, mèo, chó                                             D. Tôm, cá, cua, ghẹ

Câu 10: Ý nào sau đây không thuộc vai trò của thủy sản?

A.Cung cấp thực phẩm cho con người.         

B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.

C.Hàng hóa xuất khẩu.          

D.Cung cấp phân bón cho nông nghiệp.

Câu 11:Thức ăn tự nhiên của thủy sản gồm:

A.Tảo, ốc, giun, rong.                                                 B.Ngô, sắn, khoai, cá tươi.

C.Thức ăn viên nổi, thức ăn viên chìm.                      D.Bã đậu nành, trùn quế, rong.

Câu 12:Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?

A.Các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để.

B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lý đổ ra ao, hồ, kênh rạch.

C.Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm.    

D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Câu 13:Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm cá?

A. Cải tạo, xử lý tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kỹ thuật.

B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.

C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.

D. Xử lý kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 14: Hoạt động nào dưới dây không gây ảnh hưởng xâu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

A.Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.              

B. Phá hại rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn.

C. Nuôi không đúng kỉ thuật, ô nhiễm môi trường nước.     

D. Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phương.

B.TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? Em hiểu thế nào về ý kiến “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho vật nuôi trong chăn nuôi? ( 2 điểm)

Câu 2. Ao cá gia đình em đã đến thời gian thu hoạch. Em hãy đề xuất phương pháp thu hoạch cho phù hợp? Giải thích vì sao em lựa chọn phương pháp đó? Lập kế hoạch nuôi cá sau khi thu hoạch toàn bộ? (1điểm)

----HẾT----

D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 0,5đ cho mỗi câu đúng

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐÁP ÁN

C

B

A

D

C

B

A

A

D

D

A

B

A

D

II. TỰ LUẬN (3điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

+ Vai trò:

- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa… cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm vật nuôi

 

0,25

 

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa… phục vụ cho việc canh tác, tham quan, du lịch.

0,25

- Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

0,25

- Cung cấp nguyên liệu như lông, da, sừng, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ.

0,25

+ “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “ vì

 

- Phòng bệnh đỡ tốn công tốn sức, tiền và thời gian

0,25

- Phòng bệnh tốt thì sẽ cho sản phẩm chất lượng cao

0,25

- Nếu vật nuôi nhiễm bệnh sẽ tốn kém, hiệu quả kinh tế thấp, có thể làm lây lan

bệnh gây thiệt hại lớn, có khi gây nguy hiểm cho con người và xã hội

0,5

2

Phương pháp thu hoạch phù hợp: (HS chỉ cần trả lời một trong hai ý sau)

Ý 1: Phương pháp thu hoạch từng phần

Vì: Có những con còn nhỏ, phải giữ lại nuôi tiếp đên khi đạt kích cỡ

Ý 2: Phương pháp thu hoạch toàn bộ.

Vì: Cá trong ao đã đạt tiêu chuẩn thương phẩm.

0,5

+ Kế hoạch nuôi cá:

-  Cải tạo ao: Xử lí ao,  Bón vôi,  Phơi ao,  Cấp nước và bón phân gây màu nước

- Chọn giống và thả giống:

- Thời gian và cách thả giống

0,5

Đề số 2

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Kể tên các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.

b. Khi nuôi gà để lấy thịt người ta thường dùng phương thức chăn nuôi nào?

Câu 2 (3.0 điểm)

a. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là gì?

b. Kể tên các công việc cần làm khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản.

Câu 3 (3.0 điểm)

Cho các loại thức ăn thuỷ sản sau đây: tảo; cám; lòng ruột gà; bột thịt; ốc; trùng chỉ; bọ đỏ (bo bo); luân trùng; bả bia; bột cá; rong; tấm. Em hãy phân loại các thức ăn đã cho thành 2 nhóm: Nhóm thức ăn tự nhiên và Nhóm thức ăn nhân tạo.

Câu 4 (2.0 điểm)

"Năm 2022 ngành xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều biến động và khó khăn. Hệ lụy của đại dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản, xung đột Nga - Ukraine, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ”

(Trích “Xuất khẩu thủy sản hướng tới mốc 11 tỷ USD” - Báo Điện tử Chính phủ.)

Câu hỏi: Dựa vào vai trò của ngành thuỷ sản và thông tin đã cho. Em hãy đề xuất 04 biện pháp nhầm phục hồi và phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam.

-----------  HẾT  -----------

ĐÁP ÁN VÀ BAREM ĐIỂM

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Môn: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7

 

CÂU

 

NỘI DUNG TRẢ LỜI

ĐIỂM TỪNG PHẦN

Câu 1

 

a

 Có 3 phương thức chăn nuôi được áp dụng phổ biến ở nước ta: chăn thả, nuôi nhốt và bán chăn thả.

1.5 điểm

b

Phương thức chăn nuôi được áp dụng khi nuôi gà là: bán chăn thả.

0.5 điểm

Câu 2

 

a

Vật nuôi cái sinh sản cần có khả năng sinh con tỉ lệ sống cao, tiết sữa tốt, tỷ lệ nuôi sống đến lúc cai sữa cao, đàn con có chất lượng tốt.

1.0 điểm

b

Ở giai đoạn mang thai và nuôi con, vật nuôi cái sinh sản cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả… Cần theo dõi, chăm sóc khi vật nuôi sinh con để có chế độ vận động phù hợp, đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng bệnh.

2.0 điểm

Câu 3

- Nhóm thức ăn tự nhiên: tảo; ốc; trùng chỉ; bọ đỏ (bo bo); luân trùng; rong.

- Nhóm thức ăn nhân tạo: cám; lòng ruột gà; bột thịt; bả bia; bột cá; tấm.

1.5 điểm

 

1.5 điểm

Câu 4

- Nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

- Đa dạng hóa thị trường và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản ở thị trường trong nước và nước ngoài.

- Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài.

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

-----------   HẾT  -----------

Đề số 2

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Nêu đặc điểm môi trường nuôi thuỷ sản.

b. Kể tên 02 loài thuỷ sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Câu 2 (3.0 điểm)

a. Yêu cầu đối với vật nuôi đực giống là gì?

b. Kể tên các công việc cần làm khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống.

Câu 3 (3.0 điểm)

Em hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Câu 4 (2.0 điểm)

Nắm bắt được nhu cầu của người dân về gà thịt chất lượng cao, ông A đã quyết định nuôi gà ta thả vườn. Đây là một mô hình có rất nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích 7 ha đất cao su, ông A dành một phần xây chuồng để gà trú ngụ, phần còn lại ông tận dụng diện tích vườn cao su hiện có làm vườn cho gà. Hiện nay dịch cúm gia cầm H5 N1 có nhiều diễn biến phức tạp và có nguy cơ cao lây lan sang đàn gà nhà ông.

Câu hỏi: Em hãy đề xuất 04 biện pháp giúp ông A phòng bệnh cho gà hiệu quả.

-----------   HẾT  -----------

ĐÁP ÁN

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Môn: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7

 

CÂU

 

NỘI DUNG TRẢ LỜI

ĐIỂM TỪNG PHẦN

Câu 1

 

a

Nước có đặc điểm: có khả năng hòa tan các chất hữu cơ, vô cơ; nhiệt độ ổn định và điều hòa hơn nhiệt độ trên cạn; thành phần oxygen trong nước thấp và lượng cacbon dioxide cao hơn không khí trên cạn.

1.5 điểm

b

Các loài thuỷ sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam: tôm, cá nước ngọt/ cá nước mặn.

0.5 điểm

Câu 2

 

a

Vật nuôi đực giống cần cân đối, rắn chắc, khoẻ mạnh, thể hiện rõ tính đực.

1.0 điểm

b

Vật nuôi đực giống cần được cung cấp thức ăn đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng; cho vật nuôi vận động hằng ngày; nuôi dưỡng trong môi trường đảm bảo vệ sinh; tiêm phòng định kì, theo dõi để phát hiện kịp thời các bệnh truyền nhiễm.

2.0 điểm

Câu 3

Phương thức chăn nuôi

Chăn thả

Nuôi nhốt

Nuôi công nghiệp

Bán chăn thả

Ưu điểm

- Chi phí đầu tư thấp.

- Dễ thực hiện.

- Dễ kiểm soát dịch bệnh.

- Nhanh lớn.

- Ít phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

- Vật nuôi sử dụng ít thức ăn hơn do có thức ăn tự nhiên.

Nhược điểm

- Vật nuôi dễ nhiễm bệnh.

- Năng suất thấp.

- Đồi hỏi lao động có tay nghề cao.

- Chi phí đầu tư cao.

- Đồi hỏi lao động có tay nghề cao.

- Chi phí đầu tư cao

 

 

 

1.5 điểm

 

 

1.5 điểm

 

Câu 4

- Để phòng bệnh, cần giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện tiêm phòng bệnh cho gà.

-  Báo ngay cho cơ quan thú y đến khám và điều trị khi đàn gà có triệu chứng bệnh, bệnh dịch;

- Cách ly riêng gà bệnh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

- Sau khi điều trị bệnh, cần dọn vệ sinh,  khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

-----------   HẾT  -----------

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Cao Vân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON