Tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Kim Đồng có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với mong muốn giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới. Hi vọng tài liệu có ích cho các em học sinh và là tài liệu giảng dạy cho quý thầy cô. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi.
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG |
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?
A. Đi chân đất.
B. Ngoáy mũi.
C. Cắn móng tay và mút ngón tay.
D. Xoắn và giật tóc.
Câu 2. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?
A. Phần lớn sống kí sinh.
B. Ruột phân nhánh.
C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.
D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.
Câu 3. Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?
A. Tiêu hoá thức ăn.
B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4. Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?
A. Tế bào mô bì – cơ.
B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
C. Tế bào sinh sản.
D. Tế bào cảm giác.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?
A. Cơ thể hình dù.
B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
C. Luôn sống đơn độc.
D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?
A. Cơ thể hình dù.
B. Luôn sống đơn độc.
C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.
D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
Câu 7. Phần lớn các loài ruột khoang sống ở
A. sông. B. biển. C. ao. D. hồ.
Câu 8. Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng
A. các xúc tu.
B. các tế bào gai mang độc.
C. lẩn trốn khỏi kẻ thù.
D. trốn trong vỏ cứng.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm?
Câu 2: Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt).
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
B |
C |
A |
B |
D |
B |
B |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:
Ngành Thân mềm (gồm trai, ốc sên, mực...) có đặc điểm chung như sau :
- Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở ngành Thân mềm.
- Giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp (thường là mang) phát triển.
- Ở đa số thân mềm, lớp áo tiết ra lớp vỏ đá vôi phủ ngoài. Ớ mặt bụng có một túi lồi gọi là chân, có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển.
- Thân mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở.
- Hệ thần kinh thân mềm gồm : một số đôi hạch có dây thân kinh nối với nhau như các đôi: hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch thân... thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.
- Về sinh sản: thân mềm phân tính. Tuy nhiên một số thân mềm lưỡng tính (như ốc sên).
- Đa số các loài thân mềm sống ở nước, hầu hết ở biển. Chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng, v
Câu 2:
Tuy là 3 ngành khác nhau, nhưng Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt có chung các đặc điểm sau đây :
- Cơ thể có đối xứng 2 bên : Nghĩa là chỉ có thể vẽ được 1 mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Nhờ đối xứng 2 bên, cơ thể chúng bắt đầu chia thành : phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.
- Thành cơ thể có cấu tạo 3 lớp : Khác với ruột khoang, đến các ngành Giun, thành cơ thể xuất hiện lớp giữa. Chính lớp này đã hình thành nên hệ cơ, mô liên kết, các tuyến nội tiết và thành mạch máu… là đặc điểm quan trọng của các động vật có tổ chức cơ thể cao.
- Thành cơ thể có sự liên kết chặt chẽ của các loại cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, cơ lưng bụng...) tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển, nhất là ở Giun dẹp, đến Giun đốt thì xuất hiện cơ quan di chuyển chuyên hoá.
-------------------------------------0.0-------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Hình dạng của thuỷ tức là
A. dạng trụ dài.
B. hình cầu.
C. hình đĩa.
D. hình nấm.
Câu 2. Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?
A. Di chuyển kiểu lộn đầu.
B. Di chuyển kiểu sâu đo.
C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3. Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?
A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.
B. Tiết diện ngang cơ thể.
C. Đời sống.
D. Con đường lây nhiễm.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về giun tròn là sai?
A. Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
B. Phần lớn sống kí sinh.
C. Tiết diện ngang cơ thể tròn.
D. Ruột phân nhánh.
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?
A. Miệng ở phía dưới.
B. Di chuyển bằng tua miệng.
C. Cơ thể dẹp hình lá.
D. Không có tế bào tự vệ.
Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
A. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ nổi ; (3) : tầng keo
B. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : tầng keo
C. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ nổi ; (3) : khoang tiêu hóa
D. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : khoang tiêu hóa
Câu 7. Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?
A. Thuỷ tức.
B. Hải quỳ.
C. San hô.
D. Sứa.
Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.
A. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột
B. (1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo
C. (1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột
D. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Dinh dưỡng của trai sông thực hiện như thế nào?
Câu 2: Hãy nêu cách dinh dưỡng và sinh sản thụ động của trai sông.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
D |
B |
D |
A |
C |
B |
A |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?
A. 50m.
B. 100m.
C. 200m.
D. 400m.
Câu 2. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?
A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 3. Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 4. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?
A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
B. Gây ngứa và độc cho người.
C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
Câu 5. Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là
A. quang tự dưỡng.
B. hoá tự dưỡng.
C. dị dưỡng.
D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
Câu 6. Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?
A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.
Câu 7. Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?
A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.
B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
Câu 8. Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ
A. tuyến hình cầu.
B. tuyến sữa.
C. tuyến hình vú.
D. tuyến bã.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Giữa trai sông và mực thì đại diện nào có kiểu dinh dưỡng chủ động? Tại sao?
Câu 2. Trình bày cấu tạo của mực thích nghi với di chuyển tích cực trong nước biển.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
D |
B |
A |
C |
C |
B |
C |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Kim Đồng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: