YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Thiên Hộ Dương

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 10 tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Thiên Hộ Dương được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?

A. 9, 11, 13                          B. 3, 11, 19                      C. 17, 18, 19                    D. 20, 22, 24

Câu 2: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây bao goomg các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn?

A. 2, 10                                B. 7, 17                            C. 18, 26                          D. 5, 15

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.

B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tang dần.

C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tang dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.

D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần.

Câu 4: Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau:

X : 1s2;

Y : 1s22s22p63s2;

Z : 1s22s22p63s23p2;

T : 1s22s22p63s23p63d104s2;

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc nhóm A.

B. X, Y, T có 2 electron ở lớp ngoài cùng và đứng ở vị trí thứ hai trong chu kì.

C. Y và T là những nguyên tố kim loại.

D. Y, Z, T đều có 2 electron hóa trị.

Câu 5: Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?

A. chu kì 4, nhóm VB.         B. chu kì 4, nhóm IIA.    C. chu kì 5, nhóm IIA.    D. chu kì 5, nhóm IVB.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là

A. 18                                    B. 20                                C. 38                                D. 40

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm 1 electron thì tạo thành ion Y¯ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Trong hạt nhân của Y có 10 nowtron. Số khối của Y là

A. 19                                    B. 20                                C. 16                                D. 9

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình [Ne]3s23p5. Y là nguyên tố cùng nhóm với X và thuộc chu kì kế tiếp. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cấu hình electron nguyên tử của Y là [Ar]4s24p5.

B. X và Y đều là những phi kim mạnh.

C. Khi nhận thêm 1 electron, X và Y đều có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng cạnh nó.

D. Các nguyên tố cùng nhóm với X và Y đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5.

Câu 9: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự kim loại natri?

A. 12, 14, 22, 42                  B. 3, 19, 37, 55                C. 4, 20, 38, 56                D. 5, 21, 39, 57

Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là

A. As                                    B. P                                  C. O                                 D. Ca

Câu 11: Chọn phát biểu nào sai khi nói về nhóm.

A. Nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA, số thứ tự của nhóm A trùng với số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

B. Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn còn nhóm B chỉ có những nguyên tố thuộc chu kì lớn.

C. Số thứ tự của nhóm B được đánh số từ IIIB đến VIIIB rồi mới đến IB và IIB, trong đó nhóm VIIIB có 3 cột.

D. Với bất kì nguyên tố nào thì số electron lớp ngoài cùng chính là số electron hóa trị và bằng số thứ tự của nhóm chứa nguyên tố đó.

Câu 12: Số nguyên tố trong các chu kì 5 và 6 là:

A. 18 và 32                           B. 18 và 18                      C. 32 và 32                      D. 18 và 36

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

D

C

D

B

D

A

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

B

A

C

C

A

B

C

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

A

D

C

C

D

B

C

B

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.

(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.

(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.

(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.

(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2                                      B. 3                                  C. 4                                  D. 5

Câu 2: Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’.

Thứ tự tang dần tính bazơ của X’, Y’, Z’ là

A. X’ < Y’ < Z’                    B. Y’ < X’ < Z’               C. Z’ < Y’ < X’               D. Z’ < X’ < Y’

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong số các nguyên tố bền, cesi là kim loại mạnh nhất.

B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.

C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.

Câu 4: Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.

B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.

C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.

D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hidroxit của Z < hidroxit của Y < hidroxit của X.

Câu 5: Dãy nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau?

A.  11X, 11Y, 11Z               B.  11X, 11Y, 11Z           C.  11X, 11Y, 11Z          D.  11X, 11Y, 11Z

Câu 6: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.

Có các phát biểu sau đây:

(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                 D. 4

Câu 7: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxit cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.

Có các phát biểu sau đây:

(1) X và Y đứng cạnh nhau.

(2) X là kim loại còn Y là phi kim.

(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.

(4) Hợp chất của X và Y với hidro lần lượt là XH5 và YH4.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 8: Các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt ở các ô nguyên tố 8, 11, 13, 19 của bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các nguyên tố trên đều cùng một chu kì.               

B. Thứ tự tăng dần tính kim loại X < Y < Z < T.

C. Công thức hidroxit của Z là ­­  .                  

D. X là phi kim mạnh nhất trong chu kì.

Câu 9: Suy luận nào sau đây là chính xác?

A. Từ số thứ tự của nguyên tố suy ra số proton và số nơtron nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.

B. Từ số thứ tự của chu kì suy ra số lớp electron và số electron.

C. Từ số thứ tự của nhóm suy ra số electron lớp ngoài cùng.

D. Từ số thứ tự của nhóm A suy ra số electron lớp ngoài cùng.

Câu 10: Cho biết nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIA, cấu hình electron của nguyên tử của X là cấu hình nào sau đây?

A. 1s22s22p63s23p5           

B. 1s22s22p63s23p1      

C. 1s22s22p63s23p2      

D. 1s22s22p63s23p4

Câu 11: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 là:

A. K+, Cl-, Ar                     

B. Na+, F-, Ne                

C. Li+, F-, Ne                 

D. Na+, Cl-, Ar

Câu 12: Trong cùng một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì

A. Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

B. Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

C. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

D

D

B

B

B

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

D

C

B

D

A

A

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

D

C

A

B

A

B

A

D

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F                B. Na, Li, F, C, O            C. Na, Li, C, O, F            D. Li, Na, F, C, O

Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K                   B. Al, Na, K, Ca              C. Mg, K, Rb, Cs            D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z với sô hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 5: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.

B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.

C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.

D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH.

Câu 6: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử tương ứng:

Nguyên tố

Số hiệu nguyên tử

X

7

Y

13

Z

15

Thứ tự tăng dần tính phi kim của X, Y, Z là

A. X < Y < Z                        B. Z < Y < X                   C. Y < X < Z                   D. Y < Z < X

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

F là phi kim mạnh nhất.

Li là kim loại có độ âm điện lướn nhất.

He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 8: Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cùng cấu hình electron. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là

A. Na+ > Mg2+ > F- > O2-                                         B. Mg2+ > Na+ > F- > O2-

C. F- > Na+ > Mg2+ > O2-                                         D. O2- > F- > Na+ > Mg2+

Câu 9: Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì

A. 2                                      B. 3                                  C. 4                                  D. 5

Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Biết Y có nhiều hơn X là 5 electron p, số electron s của X và Y bằng nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X có thể là kim loại kiềm.

B. Giữa vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn luôn có 4 nguyên tố.

C. Y có thể thuộc nhóm VA.

D. X không thể là nguyên tố p.

Câu 11: Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?

A. A và B đều là các phi kim.

B. Độ âm điện của A lớn hơn B.

C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.

D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B2O3.

Câu 12: Hai nguyên tố X và Y ở cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có thể kết hợp để tạo ion dạng XY32-, tổng số electron trong ion này là 32. Kết luận nào sau đây là sai?

A. X có độ âm điện nhỏ hơn Y.

B. X và Y đều là những nguyên tố phi kim.

C. Hợp chất của X với hidro có công thức hóa học XH4.

D. Y là phi kim mạnh nhất trong chu kì.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

D

A

B

C

C

D

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

C

A

A

A

A

C

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Thiên Hộ Dương. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF