YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Hoàn Kiếm

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Hoàn Kiếm được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

HOÀN KIẾM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

Phần I (6 điểm):

Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.

2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?

3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.

4. Dựa vào khổ thơ em vùa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).

Phần II (4.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....

            Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....

(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)

1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.

2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

PHẦN I

Câu 1:

*Phương pháp: Thuộc thơ và nhớ kiến thức tìm hiểu chung

*Cách giải:

- 9 câu thơ tiếp theo:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/1980, 5 năm sau giải phóng miền Nam, thi sĩ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

Câu 2:

*Hướng dẫn giải: Vận dụng kiến thức về Từ Hán Việt

*Cách giải:

- Có thể sử dụng hai trong số các từ: Tổ quốc, quốc gia, giang sơn, sơn hà.

- Không thể thay các từ vừa rồi cho “Đất nước” bởi “Đất nước” là từ Thuần Việt, gợi sự gần gũi, thân thiết, giản dị, mộc mạc. Qua đó ta càng cảm nhận được tác giả rất yêu và tự hào về đất nước Việt Nam.

Câu 3:

*Hướng dẫn giải: Vận dụng kiến thức bài So sánh

*Cách giải:

- Tác giả so sánh đất nước với “vì sao”.

- Tác dụng của phép so sánh: góp phần làm nổi bật hình ảnh đất nước cũng lung linh toả sáng, mang vẻ đẹp trường tồn như những vì sao đang đi lên phía trước, đất nước sẽ toả sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm tin, niềm tự hào về tương lai đất nước.

Câu 4:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng câu bị động và thành phần khởi ngữ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

Cần làm nổi bật được các ý:

+ Vẻ đẹp mùa xuân đất nước được thể hiện trong chiều rộng không gian:

./ Từ tiền tuyến đến hậu phương đều đang hăng say chiến đấu, lao động; tương ứng với hai nhiệm vụ: bảo vệ và xây dựng đất nước.

./ Sức sống của đất nước được biểu hiện qua từ “lộc”, “hối hả”, “xôn xao”.

./ Mùa xuân được mở rộng dần: từ tấm lưng người chiến sĩ mở rộng tới cánh đồng bao la.

+ Vẻ đẹp mùa xuân đất nước còn mở ra ở chiều dài thời gian:

./ Bốn ngàn năm lịch sử đất nước ta đã vất vả và gian lao.

./ Ngày hôm nay đất nước như vì sao, vẫn “cứ” đi lên phía trước, đất nước rất kiên cường và hiên ngang

+ Cảm xúc của tác giả: tin tưởng, tự hào về sức sống và tương lai tươi sáng của đất nước.

* Về nghệ thuật: thể thơ 5 chữ giàu nhạc điệu, giọng thơ tha thiết, hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp nghệ thuật hoán dụ, điệp ngữ, so sánh... được sử dụng hiệu quả.

PHẦN II

Câu 1:

*Hướng dẫn giải: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).

- COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.

- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 2:

*Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;

- Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19

b. Thân bài

- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19

- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua

- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc

- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc

- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

c. Kết bài

- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

.....”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”

(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?

Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng (có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”)? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.

Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. (gạch chân, chú thích rõ).

PHẦN II (3 điểm)

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

            Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

            Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”

            Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

            Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”

(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3: Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.

-----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN I

Câu 1:

*Phương pháp: Vận dụng kiến thức Văn bản Những ngôi sao xa xôi

*Cách giải:

- Nhân vật “tôi” là Phương Định.

- Đoạn trích giúp em hiểu cô là người lạc quan, yêu đời, mộng mơ, nhạy cảm.

Câu 2:

*Hướng dẫn giải: Vận dụng kiến thức Các loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép)

*Cách giải:

- Câu đơn.

- Việc sử dụng câu này có tác dụng: dùng để diễn tả, kể lại suy nghĩ của Phương Định lúc bấy giờ.

Câu 3:

*Hướng dẫn giải: Vận dụng kiến thức về Xưng hô trong hội thoại

*Cách giải:

- Lúc xưng “tôi”: Phương Định kể về công việc, suy nghĩ, hành động của riêng mình.

- Lúc xưng “chúng tôi”: Phương Định kể về công việc, hành động, tính cách, đặc điểm của cả 3 cô gái.

=> Xưng như vậy giúp ngôi kể vẫn liền mạch, đồng thời khắc hoạ được nét chung của 3 cô gái cũng như nét riêng của nhân vật chính Phương Định.

- Văn bản khác có đặc điểm như vậy (Thí sinh chọn 1 trong 2):

+ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải.

+ "Hai cây phong" - Ai-ma-tốp.

Câu 4:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối tổng – phân hợp, gạch chân chú thích đúng câu ghép và thành phần khởi ngữ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ về nội dung: làm rõ được tinh thần đồng đội thân thiết của ba cô gái:

./ Thấu hiểu sở thích, tính cách của nhau

./ Luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc nhau (tiêu biểu là khi Phương Định ở trong hang trực điện thoại và khi Nho bị thương).

+ Về nghệ thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất hiệu quả, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật thành công để khắc hoạ tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của các nhân vật.

PHẦN II

Câu 1:

*Hướng dẫn giải: Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận, Hành chính – công vụ)

*Cách giải:

- Phương thức chính: tự sự.

Câu 2:

*Hướng dẫn giải: Vận dụng kiến thức Lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp

*Cách giải:

- Chép một trong 4 câu văn chứa dấu ngoặc kép là được chấp nhận.

- Ví dụ: Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Câu 3:

*Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

 Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

- Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

  Yêu cầu nội dung:

- Giải thích: khoan dung là biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

- Khoan dung có ý nghĩa như nào trong cuộc sống?

- Lật lại vấn đề: Nếu không có lòng khoan dung? Cuộc sống sẽ buồn thảm, con người tự dày vò bản thân vì sự trả thù hoặc giận dữ, mâu thuẫn diễn ra ở mọi nơi...

- Hiện nay vẫn có nhiều người không có lòng khoan dung, điều ấy thật đáng phê phán. Tuy nhiên khoan dung không có nghĩa là tha thứ cho mọi lỗi lầm nghiêm trọng.

- Chúng ta nên làm gì để phát huy lòng khoan dung? Hãy biết bình tĩnh trước sai lầm của người khác, biết đặt mình vào vị trí của họ, đừng vội vàng phán xét,...

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

- Tổng kết.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Phần 1. (6.0 điểm)

Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:

                        Mọc giữa dòng sông xanh

                        Một bông hoa tím biếc.

1. Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân đất nước ở khổ thơ dưới đây. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch chân chú thích rõ)

                        Mùa xuân người cầm súng

                        Lộc giắt đầy trên lưng

                        Mùa xuân người ra đồng

                        Lộc trải dài nương mạ

                        Tất cả như hối hả

                        Tất cả như xôn xao.

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

4. Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về đề tài mùa xuân và ghi rõ tên tác giả.

Phần II. (4.0 điểm)

Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:

[...] Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt (1) Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của mọt sự tự nhục mạ. (2)

Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó (3)

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

1. Nhân vật “chị” trong đoạn trích là ai? Viết từ 3 đến 5 câu văn nối tiếp nhau giới thiệu nhân vật đó.

2. Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết.

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

---------------HẾT--------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

PHẦN I

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào phần tìm hiểu chung của tác phẩm

*Cách giải

- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Tháng 11/1980, 5 năm sau giải phóng miền Nam, thi sĩ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

- Mạch cảm xúc: Mạch thơ được gợi hứng từ mùa xuân nên cảm xúc được bộc lộ trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước, con người và mùa xuân trong tâm hồn thi sĩ. Qua đó thể hiện ước nguyện được hòa nhập và công hiến, cùng những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế của tác giả.

Câu 2:

*Hướng dẫn giải: Căn cứ các biện pháp tu từ đã học

*Cách giải:

- Biện pháp: đảo từ “mọc” lên đầu câu.

- Tác dụng: nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của bông hoa nhỏ bé.

Câu 3:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng câu bị động và trợ từ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

Làm nổi bật được các ý:

Nội dung: Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh:

./ Người làm nhiệm vụ chiến đấu: người cầm súng

./ Người làm nhiệm vụ lao động: người ra đồng

./ Hình ảnh “lộc”: niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

./ Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động, tràn đầy sức sống.

Nghệ thuật: điệp cấu trúc, từ láy…

=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

Câu 4:

*Hướng dẫn giải: nhớ nội dung các tác phẩm đã học trong chương trình THCS.

*Cách giải: HS có thể chọn một trong các đáp án sau

- Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng.

- Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du.

PHẦN II

Câu 1:

*Hướng dẫn giải: dựa vào tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

*Cách giải:

- Nhân vật “chị”: chị Thao.

- Giới thiệu:

+ Là tổ trưởng và nhiều tuổi nhất đội.

+ Sống thiết thực nhưng cũng nhiều khát khao của tuổi trẻ.

+ Nữ tính với những sở thích, thói quen của con gái

+ Có nhiều mâu thuẫn trong tính cách.

=> Nhân vật sống động và đáng yêu.

Câu 2:

*Hướng dẫn giải: Căn cứ bài học Liên kết câu và liên kết đoạn văn

*Cách giải:

- Phép liên kết: lặp từ.

- Từ ngữ liên kết: “nước mắt”.

Câu 3:

*Hướng dẫn giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy.

- Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

- Giải Thích:

- Biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ:

- Chứng minh

- Bác bỏ: Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh.

- Liên hệ với bản thân: Biết sống đẹp, đồng cảm với gia đình, bạn bè, mọi người

- Tổng kết:  Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp nên cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Hoàn Kiếm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON