Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi giữa HK2 lớp 10 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Bộ 2 đề thi giữa HK2 môn Vật lí 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi giữa kì 2 môn Vật lý 10 dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÍ 10 KNTT (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55 kg theo phương nằm ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms = 192,5 N. Gia tốc của thùng
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 4 m/s2.
D. 3,5 m/s2.
Câu 2: Một vật có khối lượng 3 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và sàn là 6 N. (Lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F là
A. 6 N.
B. 9 N.
C. 15 N.
D. 12 N.
Câu 3: Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F khi vật trượt đều là:
A. 15 N.
B. 30 N.
C. N.
D. N.
Câu 4: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h trên đoạn đường nằm ngang AB dài 696 m. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát có độ lớn là
A. 1800 N.
B. 4000 N.
C. 2000 N.
D. 1820 N.
Câu 5: Công thức moment lực là
A. M = F.d
B. M = F:d
C. M = F2.d
D. M = F.
Câu 6: Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là
A. 200 N.m.
B. 2 N.m.
C. 20 N.m.
D. 8 N.m.
Câu 7: Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là
A. tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
B. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực tiểu.
C. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
D. tổng các moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
Câu 8: Khi ngẫu lực tác dụng lên vật
A. chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
B. chỉ làm cho vật tịnh tiến chứ không quay.
C. làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
D. làm cho vật đứng yên.
Câu 9: Một người dùng tay tác dụng lực F nâng vật là một thanh rắn đồng chất dài 1 m như hình dưới đây. Biết góc giữa thanh và sàn nhà là 300 và thanh rắn có trọng lượng 20 N. Độ lớn của lực F là
A. 10 N.
B. 20 N.
C. N.
C. N.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác nhưng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật nà y sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.
D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.
Câu 11: Khi đun nước bằng ấm điện thì có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?
A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
D. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
Câu 12: Đơn vị của công là
A. jun (J).
B. niutơn (N).
C. oát (W).
D. mã lực (HP).
Câu 13: Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động?
A. Ô tô đang xuống dốc.
B. Ô tô đang lên dốc.
C. Ô tô chạy trên đường nằm ngang.
D. Ô tô được cần cẩu cẩu lên theo phương thẳng đứng.
Câu 14: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 30o, kéo một vật và làm vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 5 m là
A. 216 J.
B. 115 J.
C. 0 J.
D. 250 J.
Câu 15: Công suất là
A. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
B. đại lượng đo bằng công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
D. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
Câu 16: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
A. N.m/s.
B. W.
C. J.s.
D. HP.
Câu 17: Một vật chuyển động với vận tốc dưới tác dụng của lực không đổi. Công suất của lực là:
A. P = Fvt.
B. P = Fv.
C. P = Ft.
D. P = Fv2.
Câu 18: Cần một công suất bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s?
A. 2,5 W.
B. 25 W.
C. 250 W
D. 2,5 kW.
Câu 19: Nếu một người sống 70 tuổi thì công của trái tim thực hiện là bao nhiêu? Một ôtô tải muốn thực hiện được công này phải thực hiện trong thời gian bao lâu? Coi công suất của xe ôtô tải là 3.105 W.
A. A = 662256000 J; t = 2207,52 (s).
B. A = 6622560000 J; t = 22075,2 (s).
C. A = 662256000 J; t = 220,752 (s).
D. A = 6622560 J; t = 22075,2 (s).
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về động năng?
A. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
B. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao so với mặt đất.
C. Động năng là đại lượng vectơ; có thể âm, dương hoặc bằng 0.
D. Động năng được xác định bởi biểu thức Wđ =mv2.
Câu 21: Một vật khối lượng m chuyển động tốc độ v. Động năng của vật được tính theo công thức:
A.Wđ = .
B. Wđ = mv2.
C. Wđ = .
D. Wđ = mv.
Câu 22: Trong các câu sau đây câu nào là sai?
Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều.
D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 23: Thả một quả bóng từ độ cao h xuống sàn nhà. Thế năng của quả bóng được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào ngay khi quả bóng chạm vào sàn nhà?
A. Động năng, quang năng, nhiệt năng.
B. Động năng, nhiệt năng, năng lượng âm thanh.
C. Nhiệt năng, quang năng.
D. Quang năng, năng lượng âm thanh, thế năng.
Câu 24: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 9,8 J đối với mặt đất (mốc thế năng chọn tại mặt đất). Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 0,5 m.
B. 4,9 m.
C. 9,8 m.
D. 19,6 m.
Câu 25: Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng
A. không; độ biến thiên cơ năng.
B. có; độ biến thiên cơ năng.
C. có; hằng số.
D. không; hằng số.
Câu 26: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi:
A. động năng của vật không đổi.
B. thế năng của vật không đổi.
C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 27: Hiệu suất được xác định bằng biểu thức nào sau đây?
A. \(H = \frac{{{P_{tp}}}}{{{P_i}}}.100\%\).
B. \(H = \frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}}.100\%\).
C. \(H = \frac{{{P_{tp}} - {P_i}}}{{{P_{tp}}}}.100\%\).
D. \(H = \frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}} - {P_i}}}.100\%\).
Câu 28: Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 40 kg lên cao 5 m với lực kéo 480 N. Tính công hao phí?
A. 2400 J.
B. 2000 J.
C. 400 J.
D. 1600 J.
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là bao nhiêu?
Bài 2: Một chiếc cần cẩu xây dựng cẩu một khối vật liệu nặng 500 kg từ vị trí A ở mặt đất đến vị trí B của một tòa nhà cao tầng với các thông số cho trên Hình 25.6. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 . Tính thế năng của khối vật liệu tại B và công mà cần cẩu đã thực hiện.
Bài 3: Thả một vật có khối lượng m = 0,5 kg từ độ cao h1 = 1,2 m so với mặt đất. Xác định động năng của vật ở độ cao h2 = 1 m. Lấy g = 10 m/s2 .
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM
1A |
2D |
3C |
4C |
5A |
6B |
7A |
8A |
9A |
10B |
11A |
12A |
13A |
14A |
15C |
16C |
17B |
18C |
19B |
20A |
21A |
22D |
23B |
24A |
25A |
26C |
27B |
28C |
|
|
II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Đổi 1 phút 40 giây = 100 s
Lực kéo vật lên bằng trọng lượng của vật: F = P = mg = 10.10 = 100 N
Vật chuyển động thẳng đều nên vận tốc của vật là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{5}{{100}} = 0,05m/s\)
Công suất trung bình của lực kéo là:
\(P = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t} = F.v\)= 100.0,05 = 5 W
Bài 2.
Chọn mốc thế năng tại A
Ta có m = 500 kg; g = 9,8 m/s2 ; h = 40 m.
Thế năng của khối vật liệu tại B là: Wt = m.g.h = 500.9,8.40 = 1,96.105 (J)
=> Công mà cần cẩu đã thực hiện là: A = Wt = 1,96.105 J.
Bài 3.
Cơ năng của vật ở độ cao h1 là: W1 = mgh1 = 0,5.10.1,2 = 6 (J)
Theo định luật bảo toàn cơ năng: W1 = W2 = W = 6 (J)
Thế năng của vật ở độ cao h2 là: Wt2 = mgh2 = 0,5.10.1 = 5 (J)
Động năng của vật ở độ cao h2 là: Wđ2 =W −Wt = 6 − 5 = 1 (J)
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÍ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 02
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Một người dùng dây kéo một vật có khối lượng m = 5 kg trượt đều trên sàn nằm ngang với lực kéo F = 20 N. Dây kéo nghiêng một góc 600 so với phương ngang. Xác định độ lớn của lực ma sát. (Lấy g = 10 m/s2).
A. 10 N.
B. 20 N.
C. 15 N.
D. 50 N.
Câu 2: Vật có khối lượng m = 4 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực theo phương ngang. Lực ma sát cản trở chuyển động của vật là 12 N. (Lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F để vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2 là
A. 12 N.
B. 15 N.
C. 16 N.
D. 17 N.
Câu 3: Đơn vị của moment lực là
A. N.
B. m.
C. N.m.
D. N/m.
Câu 4: Moment lực đối với trục quay là
A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng thương của lực với cánh tay đòn của nó.
C. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tổng của lực với cánh tay đòn của nó.
D. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng hiệu của lực với cánh tay đòn của nó.
Câu 5: Một lực 2 N tác dụng vào thanh rắn như hình vẽ dưới đây. Độ lớn của moment lực là
A. 2 N.m
B. 1 N.m
C. N.m
D. N.m
Câu 6: Ngẫu lực là
A. một lực tác dụng lên vật rắn có phương đi qua trục quay.
B. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau.
C. hệ hai lực song song, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
D. hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật.
Câu 7: Moment ngẫu lực có độ lớn 5 N.m tác dụng lên một vật có trục quay cố định, cánh tay đòn của ngẫu lực là 5 cm. Độ lớn của ngẫu lực là
A. 50 N.
B. 25 N.
C. 100 N.
D. 2,5 N.
Câu 8: Có sự truyền và chuyển hóa năng lượng nào trong việc bắn pháo hoa?
A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
D. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
Câu 9: Đơn vị của công suất là
A. J
B. W.
C. J.s.
D. N.
Câu 10: Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s.
B. A = mgh.
C. A = F.s.cosa.
D. A = mv2.
Câu 11: Chọn câu sai.
A. Công của trọng lực có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.
Câu 12: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:
A. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}mgh\)
B. \(W = m{v^2} + mgh\)
C. \(W = \frac{1}{2}m{v^2} + mgh\)
D. \(W = m{v^2} + \frac{1}{2}mgh\)
Câu 13: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 100 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng cạn sâu 3,3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là bao nhiêu ? (Lấy g = 10 m/s2).
A. 4,5 J.
B. 5,4 J.
C. 6,5 J.
D. 2,5 J.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công gọi là:
A. Công cơ học.
B. Công phát động.
C. Công cản.
D. Công suất.
Câu 15: Công thức tính công suất là:
A. P=F/t
B. P=A/t
C. P = F.t.
D. P = A.t
Câu 16: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại.
B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không.
D. thế năng bằng động năng.
Câu 17: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9 m. Độ cao vật khi động năng bằng hai lần thế năng là:
A. 3 m.
B. 4,5 m.
C. 9 m.
D. 6 m.
Câu 18: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
A. Công suất có đơn vị là W.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được xác định bằng công \(P = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t} = F.v\)
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Câu 19: Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức tính hiệu suất?
A. \(H = \frac{{{W_i}}}{{{W_{tp}}}}.100\%\)
B. \(H = \frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}}.100\%\)
C. \(H = \frac{A}{Q}.100\% \)
D. \(H = \frac{W}{{{W_t}}}.100\%\)
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 21: Một vật chuyển động từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có độ cao h so với phương ngang xuống chân mặt phẳng nghiêng. Trong quá trình chuyển động trên thì động năng và thế năng biến đổi như thế nào? Bỏ qua mọi ma sát.
A. động năng tăng, thế năng giảm.
B. động năng giảm, thế năng tăng.
C. động năng tăng, thế năng giữ nguyên không đổi.
D. động năng giữ nguyên không đổi, thế năng giảm.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc bằng 0.
B. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
C. Động năng được xác định bởi công thức: Wđ = mv2.
D. Động năng có giá trị bằng công của lực làm cho vật chuyển động từ trạng thái đứng yên đến khi đạt được vận tốc v.
Câu 23: Đơn vị của thế năng là
A. J.
B. W.
C. J.s.
D. N.
Câu 24: Để đưa một vật có khối lượng 250 kg lên độ cao 10 m người ta dùng một hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1 = 1500 N. Hiệu suất của hệ thống là:
A. 80%.
B. 83,3%.
C. 86,7%.
D. 88,3%.
Câu 25: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa:
A. không đổi.
B. tăng gấp 2 lần.
C. tăng gấp 4 lần.
D. giảm 2 lần.
Câu 26: Một người có khối lượng 50 kg chạy đều hết quãng đường 200 m trong thời gian 50 s. Động năng của người đó là:
A. 200 J.
B. 315 J.
C. 800 J.
D. 400 J.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công suất của máy được đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công đó.
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
C. Hiệu suất của một máy được đo bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần.
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 28: Người lái xe tác dụng hai lực lên vô lăng như hình vẽ. Đây là cặp lực
A. Cặp lực cân bằng.
C. Cặp lực trực đối.
B. Cặp ngẫu lực.
D. Một ngẫu lực.
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Vật m = 5 kg bắt đầu trượt trên mặt phẳng nghiêng góc 300 so với phương ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt μ = 0,2, lấy g = 10 m/s2. Gia tốc chuyển động của vật là bao nhiêu?
Bài 2: Một người nhấc một vật có m = 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đi ngang được một độ dời 30 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
Bài 3: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1A |
2D |
3C |
4A |
5D |
6D |
7C |
8C |
9B |
10C |
11D |
12C |
13A |
14D |
15B |
16A |
17A |
18A |
19D |
20D |
21A |
22C |
23A |
24B |
25B |
26D |
27B |
28D |
|
|
II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Phân tích lực P thành hai thành phần vuông góc như sau
Áp dụng định luật II Newton, ta có
Chiếu lên trục tọa độ Oxy ta được
Bài 2.
- Công nâng vật lên cao 1 m: A1 = m.g.h1 = 6.10.1 = 60 J
- Công đi ngang được một độ dời 30 m: A2 = mg.s.cos900 = 6.10.30.0 = 0 J
- Công tổng cộng thực hiện để dời vật : A = A1 + A2 = 60 J
Bài 3.
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và Hùng lần lượt là F1, F2.
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là t1, t2.
Chiều cao của giếng nước là h.
- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo: P1 = 2P2 ⇒ F1 = 2F2
- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam: t2= t1/2
- Công mà Nam thực hiện được là: A1 = F1.h\(\frac{{{F_1}}}{{2h}} = \frac{{{A_1}}}{2}\)
- Công mà Hùng thực hiện được là: A2 = F2.h
- Công suất của Nam và Hùng lần lượt là: \({P_1} = \frac{{{A_1}}}{{{t_1}}};{P_2} = \frac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{{A_1}}}{2}.\frac{2}{{{t_1}}} = \frac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\)
⇒ P1 = P2 ⇒ Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 2 đề thi giữa HK2 môn Vật lí 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lê Hồng Phong
- Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Khuyến
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.