HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung Bộ 5 đề thi giữa Học kì 2 môn Địa lí 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo bao gồm: các kiến thức cơ bản về định hướng nghề nghiệp của môn Địa lí, Thạch quyển, nội lực, ngoại lực, .... Ngoài ra, tài liệu còn có các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức sẽ giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài của mình. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới.
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: ĐỊA LÍ 10 CTST (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Gia tăng cơ học không có ý nghĩa đối với
A. từng khu vực.
B. từng quốc gia.
C. qui mô dân số.
D. từng vùng.
Câu 2. Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi
A. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.
B. tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao.
C. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.
D. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
Câu 3. "Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến” thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Tự nhiên - sinh học.
B. Tâm lý - xã hội.
C. Hoàn cảnh kinh tế.
D. Chính sách dân số.
Câu 4. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo
A. lao động và giới.
B. lao động và theo tuổi.
C. tuổi và theo giới.
D. tuổi và trình độ văn hoá.
Câu 5. Tiêu chí nào sau đây cho biết một nước có dân số trẻ?
A. Nhóm tuổi 0 - 14 chiếm trên 35%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm dưới 10%.
B. Nhóm tuổi 0 - 14 chiếm trên 35%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm trên 10%.
C. Nhóm tuổi 0 - 14 chiếm dưới 10%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm trên 15%.
D. Nhóm tuổi 0 - 14 chiếm dưới 10%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm dưới 15%.
Câu 6. Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?
A. Học sinh.
B. Sinh viên.
C. Nội trợ.
D. Thất nghiệp.
Câu 7. Cơ cấu dân số theo giới không phải biểu thị tương quan giữa giới
A. nam so với tổng dân.
B. nữ so với tổng dân.
C. nam so với giới nữ.
D. nữ so với giới nam.
Câu 8. Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?
A. Quy mô số dân.
B. Mật độ dân số.
C. Cơ cấu dân số.
D. Loại quần cư.
Câu 9. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là
A. Trung Phi.
B. Bắc Mĩ.
C. châu Đại Dương.
D. Trung - Nam Á.
Câu 10. Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với
A. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp và hạ tầng các đô thị.
B. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
C. chính sách phân bố lại dân cư, lao động của các nước, thu hút nhân tài.
D. gia tăng dân số tự nhiên, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 11. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là
A. Tây Âu.
B. Đông Á.
C. Ca-ri-bê.
D. Nam Âu.
Câu 12. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
D. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.
Câu 13. Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp đến sự mở rộng phạm vi phân bố của dân cư trên Trái Đất?
A. Gia tăng dân số quá mức.
B. Chính sách phân bố dân cư.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 14. Các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) chủ yếu bao gồm có
A. vị trí địa lí, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất, nguồn lao động.
B. khoa học và công nghệ, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
C. đường lối chính sách, khoa học công nghệ, nguồn nước, vốn, thị trường.
D. khí hậu, khoa học, công nghệ, khoáng sản, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
Câu 15. Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của
A. sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.
B. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
C. khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
D. sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.
Câu 16. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
D. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
Câu 17. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, gồm có
A. trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
B. nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
C. trồng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản.
D. chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Câu 18. Nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến
A. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
B. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
D. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 19. Vật nuôi và cây trồng muốn tồn tại và phát triển phải cần đầy đủ các yếu tố cơ bản nào của tự nhiên?
A. Nguồn vốn, thực vật, nước, khí hậu, ánh sáng, con người.
B. Giống đất, ánh sáng, không khí, khí hậu, nguồn nước.
C. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí, các chất dinh dưỡng.
D. Nước, ánh sáng, không khí, khí hậu, con người, địa hình.
Câu 20. Cây chè cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 21. Cây cao su cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 22. Trang trại có đặc điểm nào sau đây?
A. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
B. Kết hợp chặt chẽ giữa các hộ gia đình.
C. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
D. Liên kết vùng nguyên liệu với chế biến.
Câu 23. Sản xuất trang trại được tiến hành theo cách thức
A. đa canh.
B. đa dạng.
C. thâm canh.
D. quảng canh.
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức sản xuất trang trại trong nông nghiệp?
A. Đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa.
B. Tập trung vào các nông sản có lợi thế.
C. Thuê mướn lao động làm ở trang trại.
D. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. Trình bày khái niệm gia tăng dân số thực tế. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1-C |
2-B |
3-B |
4-C |
5-A |
6-D |
7-D |
8-B |
9-C |
10-B |
11-A |
12-D |
13-D |
14-B |
15-B |
16-C |
17-B |
18-D |
19-C |
20-C |
21-D |
22-A |
23-C |
24-D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
|
Gia tăng dân số tự nhiên |
Gia tăng dân số cơ học |
Đặc điểm |
Là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. |
Gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư. Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. |
Ý nghĩa |
Động lực của phát triển dân số, dân số tăng hay giảm phụ thuộc vào gia tăng dân số tự nhiên (sinh đẻ và tử vong). |
Không làm thay đổi số dân trên toàn thế giới nhưng đối với từng quốc gia, khu vực thì nó có thể làm thay đổi số dân và tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội. |
- Gia tăng dân số thực tế
+ Khái niệm: Gia tăng dân số thực tế được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất tăng dân số tự nhiên và tỉ suất tăng dân số cơ học (tính bằng %).
+ Ví dụ: Ở Việt Nam, tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 1,1% và tỉ suất gia tăng cơ học là 1,2% thì gia tăng dân số thực tế ở Việt Nam là 2,3%.
Câu 2:
* Sơ đồ
SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình với các yếu tố như dạng địa hình, độ cao, độ dốc,... sẽ ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Đất đai với các yếu tố như quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Khí hậu với các yếu tố như chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,... sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
- Nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thuỷ sản.
- Sinh vật là nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 10 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO - ĐỀ 02
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2020 là 19% có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
B. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em bị chết trong năm đó.
C. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em nguy cơ tử vong trong năm.
D. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
Câu 2. Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một số quốc gia, vùng lãnh thổ là
A. gia tăng cơ học.
B. gia tăng tự nhiên.
C. gia tăng dân số.
D. tỉ suất sinh thô.
Câu 3. Ở những nước phát triển, tỉ suất tử thô thường cao là do tác động chủ yếu của yếu tố nào sau đây?
A. Dân số già.
B. Dịch bệnh
C. Động đất.
D. Bão lụt.
Câu 4. Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo
A. giới và theo lao động.
B. lao động và theo tuổi.
C. trình độ văn hoá và theo giới.
D. lao động và trình độ văn hoá.
Câu 5. Các tiêu chí nào sau đây thể hiện được trong cơ cấu dân số theo lao động?
A. Nguồn lao động, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
B. Tỉ suất sinh, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
C. Tỉ số giới, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. Dân số già, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
Câu 6. Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
A. Người có việc làm ổn định.
B. Những người làm nội trợ.
C. Người làm việc tạm thời.
D. Người chưa có việc làm.
Câu 7. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh
A. trình độ dân trí, học vấn của dân cư.
B. sự phân bố dân cư của một quốc gia.
C. tình hình dân số của một quốc gia.
D. trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đô thị là sản xuất
A. công nghiệp.
B. ngư nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. ngư nghiệp.
Câu 9. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Câu 10. Đặc điểm của đô thị hóa không phải là
A. dân cư thành thị theo hướng tăng nhanh.
B. dân cư tập trung vào các thành phố lớn.
C. phổ biến rộng rãi lối sống của thành thị.
D. phổ biến nhiều loại giao thông thành thị.
Câu 11. Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là
A. ngoại lực.
B. nội lực.
C. vị trí địa lí.
D. tài nguyên.
Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?
A. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
B. Gồm các yếu tố về đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
C. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
D. Có vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia.
Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
D. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
Câu 14. Cơ cấu nền kinh tế bao gồm
A. cơ cấu lao động, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.
B. cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
D. cơ cấu kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 15. Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. duy trì và nâng cao độ phì cho đất.
B. tăng cường bón phân hóa học cho đất.
C. đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.
D. trồng trọt liên tục để đất được tơi xốp.
Câu 16. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt là
A. quy mô sản xuất trên một diện tích lớn.
B. sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
D. sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
Câu 17. Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ trong nông nghiệp là
A. đất và địa hình.
B. đất và khí hậu.
C. nguồn nước và sinh vật.
D. khí hậu và nguồn nước.
Câu 18. Tiền đề quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt là
A. đất trồng.
B. địa hình.
C. nguồn nước.
D. khí hậu.
Câu 19. Cây mía cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 20. Cây bông cần điều kiện khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
Câu 21. Loại nào sau đây thuộc gia súc lớn?
A. Trâu.
B. Lợn.
C. Cừu.
D. Dê.
Câu 22. Trang trại không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
B. Có quy mô sản xuất tương đối lớn.
C. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
D. Có sử dụng người lao động làm thuê.
Câu 23. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ.
B. Tạo ra tiền đề cần thiết sử dụng hợp lí nguồn lực.
C. Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức.
D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu 24. Thể tổng hợp nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
B. Có quy mô sản xuất tương đối lớn.
C. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
D. Có sử dụng người lao động làm thuê.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỬ THÔ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2020
|
Ăng-gô-la |
l-ta-li-a |
Xin-ga-po |
Tỉ suất sinh thô (%o) |
44 |
7 |
9 |
Tỉ suất tử thô (%o) |
9 |
11 |
5 |
Tỉ suất tăng dân số tự nhiên (%) |
………… |
………… |
………… |
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy tính tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ăng-gô-la, I-ta-li-a, Xin-ga-po, năm 2020 và rút ra nhận xét.
Câu 2. Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1-A |
2-C |
3-A |
4-D |
5-A |
6-B |
7-A |
8-A |
9-A |
10-D |
11-B |
12-D |
13-B |
14-C |
15-A |
16-D |
17-B |
18-A |
19-A |
20-B |
21-A |
22-C |
23-A |
24-C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Tính toán
+ Công thức: Tỉ suất tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh thô – tỉ suất tử thô : 10 (%).
+ Áp dụng công thức, tính được bảng dưới đây
|
Ăng-gô-la |
l-ta-li-a |
Xin-ga-po |
Tỉ suất sinh thô (%o) |
44 |
7 |
9 |
Tỉ suất tử thô (%o) |
9 |
11 |
5 |
Tỉ suất tăng dân số tự nhiên (%) |
3,5 |
- 0,4 |
0,4 |
- Nhận xét
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các quốc gia.
+ Ăng-gô-la có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất (3,5%), Xin-ga-po (0,4%) và I-ta-li-a (-0,4%).
-> Các nước phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, có thể dưới 0. Các nước kém phát triển, đang phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
Câu 2:
* Vai trò
- Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho nhu cầu xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Tạo ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
- Góp phần khai thác tốt các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi vùng, quốc gia.
- Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* Đặc điểm
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là cây trồng và vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều thay đổi trong nền sản xuất hiện đại và liên kết trong sản xuất ngày càng chặt chẽ hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 2 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lê Hồng Phong
- Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Khuyến
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.