YOMEDIA

Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 có đáp án môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hoc247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 có đáp án môn Hóa học 12 năm 2019-2020 được biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm 10 đề thi với mỗi đề 25 câu trắc nghiệm đi kèm đáp án. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 10 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là

A. CnH2n+1-NH2.         B. CnH2n+3N.                  C. CnH2n+kNk.                D. CnH2n+2+kNk.

Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. H2N-[CH2]6-NH2.        B. CH3-(CH3)CH-NH2.       C. CH3-NH-CH3.               D. C6H5NH2.

Câu 3: Alanin là tên gọi của amino axit

 A.CH3CH(NH2)COOH.                                                   B. H2N[CH2]2COOH.    

C. CH3CH(NH2)CH2COOH.                                            D. H2NCH2COOH

Câu 4: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử           

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.                           B. chỉ chứa nhóm amino.

 C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                                             D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 5: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?             

 A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.                     B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. 

 C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.                          D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH. 

Câu 6: Peptit X có cấu tạo như sau:                                   

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH(CH3)2)-COOH

Ký hiệu của X là 

 A. Ala-Ala-Val.                       B. Ala-Gly-Val.        C. Gly-Ala-Gly.          D. Gly-Val-Ala.

Câu 7: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được dùng làm

A. nhựa bakelit.    B. nhựa PVC.             C. tơ nilon-6. D. thuỷ tinh hữu cơ.

Câu 8: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ (như H2O, NH3, HCl, ...) được gọi là

A. sự tổng hợp.                 B. sự polime hóa.               C. sự trùng ngưng.             D. sự peptit hóa.

Câu 9: Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào sau đây?

A. Rửa bằng xà phòng.                                               

B. Rửa bằng nước

C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước.

D. Rửa bằng dung dịch, sau đó rửa lại bằng nước

Câu 10: Cho các dãy chuyển hóa: : Glyxin  và Glyxin . X, Y lần lượt là

A. NaOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.              B. HOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.

C. NaOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.                  D. HOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.

Câu 11: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: 

A. X, Y, Z, T.                   B. X, Y, T.                         C. X, Y, Z.                         D. Y, Z, T

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. 

B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường. 

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Polietilen là polime thiên nhiên, xenlulozơ triaxetat là polime bán tổng hợp.

Câu 13: Cho các vật liệu polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại vật liệu có nguồn gốc từ xenlulozơ là:

A. 2, 6, 7.                          B. 2, 3, 5, 7.                        C. 2, 3, 7.                           D. 2, 5, 6, 7.

Câu 14: Cho anbumin (lòng trắng trứng) vào một ống nghiệm, thêm vào đó một ít Cu(OH)2. Hiện tượng quan sát được là dung dịch chuyển từ

A. không màu thành màu vàng.   

B. không màu thành màu tím.            

C. không màu thành màu đỏ.          

D. không màu thành màu đen.

Câu 15: Đipeptit   phản ứng với NaOH đặc, đun nóng theo phương trình sau:

H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + NaOH (dư) → Y + H2O. Y là 

A. natri aminoaxetat.        B. natri axetat.                    C. metylamin.                     D. amoniac.

Câu 16: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2.

Dãy thứ tự pH tăng dần từ trái sang phải là: 

A. (2), (1), (3).                   B. (3), (1), (2).                    C. (1), (2), (3).                    D. (2), (3), (1).

Câu 17: Thành phần phần trăm về khối lượng của nitơ trong hợp chất CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn là 

A. 3.                                  B. 1.                                    C. 4.                                   D. 2.

Câu 18: Cho 0,1 mol α-amino axit   tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH tạo 16,8 gam muối. Mặt khác, 0,1 mol   tác dụng vừa đủ với dung dịch có 0,2 mol HCl. Công thức cấu tạo phù hợp của

X là

A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.                                  B. H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.                          D. H2N[CH2]3CH(NH2)-COOH.

Câu 19: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch  . Cho NaOH dư vào dung dịch  . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 

A. 0,70.                             B. 0,50.                               C. 0,65.                                 D. 0,55.

Câu 20: Cho các polime sau: polistiren, xenlulozơ triaxetat, policaproamit, poli (metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo gồm:    

A. Polistiren, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua).    

B. Polistiren, xenlulozơ triaxetat, poli (metyl metacrylat), poliacrilonitrin.

C. Polistiren, poli (metyl metacrylat), poliacrilonitrin, poli (vinyl clorua).        

D. Polistiren, xenlulozơ triaxetat, poli (metyl metacrylat).

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

A. Sự đông tụ xảy ra khi luộc trứng, lên men sữa chua, làm fomat, nấu riêu cua .

B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.

C. Protein rất ít tan trong nước lạnh và dễ tan khi nước nóng.

D. Phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala bằng Cu(OH)2.

Câu 22: Biết 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,01 mol HCl hoặc 0,02 mol NaOH. Công thức của X có dạng

A. H2NRCOOH.              B. (H2N)2R(COOH)2.        C. H2NR(COOH)2.            D. (H2N)2R(COOH).

Câu 23: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 120.                              B. 60.                                  C. 30.                                 D. 45.

Câu 24: E là este của glyxin với 1 ancol no, đơn chức, mạch hở. Phần trăm khối lượng oxi trong E là 27,35%. Cho 16,38 gam E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với

A. 20,55.                           B. 20,00.                             C. 20,78.                            D. 21,35

Câu 25: Cho 1 mol amino axit   phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino

axit   phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của   là 

A. C5H9O4N.                    B. C4H10O2N2.                   C. C5H11O2N.                     D. C4H8O4N2.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

D

C

A

A

B

B

D

C

D

D

B

D

B

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

B

A

A

D

B

C

A

C

C

B

B

A

 

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1:Bậc của amin tương ứng với

A. bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

B. số nguyên tử hiđro trong nhóm amin.

C. số nguyên tử hiđro trong NH3 được thay thế bởi gốc hiđrocacbon.        

D. số nguyên tử N trong nhóm amin.

Câu 2: Công thức tổng quát của hợp chất amin đơn chức, no, mạch hở là

A. CnH2n+3N.                     B. CnH2n+2N.                  C. CnH2n+1N.                   D. CnH2n-1N.

Câu 3: Glyxin còn có tên gọi là 

 A. axit 2-amino axetic.           B. axit -amino propioic.        C. axit 1-amino butyric.   D. axit -amino axetic.   

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amino axit không đúng?

A. Dễ bay hơi.                                                                    B. Điều kiện thường tồn tại trạng thái tinh thể rắn.

C. Dễ tan trong nước.                                                         D. Tinh thể không màu có vị hơi ngọt.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

B. Tất cả các loại amino axit đều có thể cấu thành peptit.

C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bằng số gốc -amino axit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở có chứa n gốc -amino axit thì số liên kết peptit bằng (n-1).

Câu 6: Trong cơ thể protein chuyển hóa thành 

A. amino axit.                         B. glucozơ.                         C. axit béo.                         D. axit hữu cơ.

Câu 7:Dựa vào nguồn gốc để phân loại polime thì xenlulozơ triaxetat thuộc loại

A. polieste.                              B. polimetổnghợp.             C. polime bán tổng hợp.    D. poliamit.

Câu 8: Để điều chế nilon-6,6 thực hiện phản ứng trùng ngưng hexametylen điamin với 

A. axitterephtalic.       B. axit oxalic. C. axit stearic.             D. axit ađipic.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính bazơ của amin?

A. CH3NH+ H2O  → CH3NH3+   + OH-.              

B. CH3NH+ HCl  →  CH3NH3Cl.

C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+.              

D. nH2N[CH2]6NH2+nHOOC[CH2]4COOH  → -(NH[CH2]6NH-CO[CH2]4CO-)m      + 2nH2O.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).           

B. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.

C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.

D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh.

Câu 11: Cho hợp chất H2N–CH2–COOH lần lượt tác dụng với: CH3OH (dư)/HCl, dung dịch NaOH dư, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 2.                                        B. 5.                                    C. 4.                                   D. 3.

Câu 12:Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit được các dipeptit và tripeptit sau: Gly-Ala, Glu-Phe,

Gly-Ala-Val, Ala-Val-Glu. Trình tự đúng của các amino axit trong pentapeptit trên là

A. Gly-Ala-Val-Glu-Phe.        B. Gly-Ala-Glu-Phe-Val. 

C. Ala-Val-Glu-Gly-Phe.        D. Val-Glu-Phe-Gly-Val. 

Câu 13: Cho các chất sau: CH2=CH2 (1), HCHO (2), CH2=CH–Cl (3), CH3–CH3 (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. (1), (3).                         B. (3), (2).                           C. (1), (2), (3), (4).             D. (1), (2), (3).

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. 

B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime bán tổng hợp.

Câu 15: Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc  nhẹ thì xuất hiện

A. dung dịch màu vàng.

B. kết tủa màu xanh.

C. dung dịch màu tím.       

D. dung dịch xanh lam.

Câu 16: Cho 3 dung dịch riêng biệt X, Y, Z lần lượt vào 3 ống nghiệm có chứa sẵn Cu(OH)2 được đánh số (1), (2), (3). Lắc đều 3 ống nghiệm và quan sát thì thấy: Ống (1) xuất hiện màu tím, ống 2 tạo dung dịch trong suốt màu xanh nhạt, ống 3 tạo dung dịch trong suốt xanh lam.  X, Y, Z chứa các chất tương ứng là:

A. Hồ tinh bột, axit fomic, mantozơ.                           B. Protein, andehit axetic, saccarozơ.      

C. Anbumin, axit propionic, glyxin.                            D. Lòng trắng trứng, axit axetic, glucozơ.

Câu 17: Trật tự tăng dần độ mạnh tính bazơ của dãy nào dưới dây không đúng?

A. C6H5NH2, NH3, CH3NHCH3.                                B.CH3CH2NH2, CH3NHCH3.      

C. NH3, CH3NH2, CH3CH2NH2                                 D.NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 18: Biết 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,01 mol HCl hoặc 0,02 mol NaOH. Công thức của X có dạng

A. H2NRCOOH.              B. (H2N)2R(COOH)2.        C. H2NR(COOH)2.            D. (H2N)2R(COOH).

Câu 19: Cho amino axit X (chứa một nhóm NH2 trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. Cấu tạo phù hợp với X là

A. H2NCH2COOH.                                                     B. H2NCH2CH2COOH.      

C. HOOCCH(NH2)COOH.                                        D. CH3CH(NH2)COOH.  

Câu 20: Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây?   

A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.

B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.

C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.

D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.

Câu 21: Để rửa sạch ống nghiệm còn dính anilin, người ta nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch nào dưới đây trước khi rửa lại bằng nước cất?

A. HCl loãng.                    B. NaOH loãng.                 C. NaCl loãng.                   D. Xà phòng.

Câu 22: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9O2N. Cho 15,45 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Y nặng hơn không khí, làm giấy quì ẩm chuyển màu xanh. Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn Z thu được khối lượng muối khan là

A. 9,4 gam.                       B. 14,1 gam.                       C. 10,08 gam.                     D. 12,3 gam.

Câu 23: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2–m1=7,5. Đốt cháy hoàn toàn 36,75 gam X, rồi cho toàn bộ hỗn hợp sản phẩm thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra m gam kết tủa. Giá trị m là 

A. 100.                              B. 125.                                C. 110.                               D. 115.

Câu 24: Một peptit mạch hở X cấu tạo từ glyxin và alanin. Đốt m gam X cần  gam oxi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ (đun nóng) thu được dung dịch chứa  gam muối. X là

A. tetrapeptit.                    B.hexapeptit.                      C. pentapeptit.                    D. tripeptit

Câu 25: Cho amino axit X no, mạch hở (phân tử X có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Trong X, nguyên tố oxi chiếm 42,67% về khối lượng. Từ X tổng được một tetrapeptit Y. Thủy phân m gam Y trong môi trường axit thì thu được 28,35 gam tripeptit, 79,2 gam đipeptit và 101,25 gam  . Giá trị của m là

A.184,5.                            B. 258,3.                             C. 405,9.                            D. 202,95.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

C

A

D

A

D

A

C

D

D

A

D

A

A

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

D

C

D

D

C

A

C

A

B

B

C

A

 

 

---(Để xem nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 9:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 thu được amin.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH.

C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon thu được amin.

D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon thu được ancol.

Câu 2:Có thể phân biệt lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách

A. ngửi mùi.                     

B. thêm vài giọt H2SO4.      

C. dùng quì tím.             

D. thêm vài giọt NaOH.

Câu 3: Cho hợp chất X: CH3–CH(NH2)–COOH. Tên gọi không đúng với X là

A. axit 2-aminopropanoic.

B. alanin.                           

C. axit α-aminopropionic.           

D. valin.

Câu 4: Các amino axit dễ tan trong nước là do nguyên nhân chính nào sau đây?

A. Nhẹ hơn nước.                                                        B. Tạo liên kết hiđro với nước.

C. Có cấu tạo ion lưỡng cực.                                      D. Phân tử khối nhỏ.

Câu 5: Peptit   có công thức cấu tạo: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH(CH3)2)-COOH. Trật tự liên kết giữa các gốc α-amino axit trong X là 

A. Ala-Ala-Val.                 B. Ala-Gly-Val.                 C. Gly – Ala – Gly.            D. Gly-Val-Ala.

Câu 6: Thực hiện phản ứng tạo đipeptit từ hỗn hợp alanin và valin, số đipeptit tối đa thu được là

A. 2.                                  B. 3.                                    C. 4.                                   D. 5.

Câu 7: Trong các polime sau:  1- Sợi bông, 2- Tơ tằm, 3- Len, 4- Tơ visco, 5- Tơ enang, 6- Tơ axetat, 7- Tơ nilon-6,6. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là:

A. 1, 2, 3.                          B. 2, 3, 4.                            C. 1, 4, 5.                           D. 1, 4, 6.

Câu 8: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH(Cl)-)n

A. poli(mety lmetacrylat).

B. poli(vinyl clorua).        

C. polistiren.                    

D. polietilen.

Câu 9: Cho các chất: NH3, CH3NH2, C6H5NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH và (C6H5)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ từ trái sang phải là:

A. (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2, C2H5NH2.

B. (C6H5)2NH, C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH.

C. C2H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, (C6H5)2NH, C6H5NH2.

D. (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH, C2H5NH2, CH3NH2.

Câu 10: Cho sơ đồ sau: Alanin  . Y là

A. CH3-CH(NH2)-COONa.                                           B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH3Cl)COOH                                           D. CH3-CH(NH3Cl)COONa.

Câu 11: Hợp chất X có công thức phân tử C4H11O2N. Đun   với dung dịch NaOH dư thu được khí Y (làm xanh quỳ ẩm) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z rồi trộn với CaO, nung thu được khí metan. Công thức cấu tạo của X là (Cho: Cl=35,5, N=14, C=12, H=1, Na=23, O=16)

A. CH3COONH3CH2CH3.                                          B. CH3CH2COONH3CH3

C. HCOONH3CH(CH3)2.                                             D. NH2CH2CH2COOCH3.

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Y thì thu được 3 mol alanin, 1 mol valin và 1 mol glyxin. Khi thủy phân không hoàn toàn Y thì thu được các đipeptit Ala–Val, Val–Ala và tri peptit Gly–Ala–Ala. Trình tự các α–amino axit trong Y là:

A. Ala-Val-Ala-Ala-Gly.    

B. Val-Ala-Ala-Gly-Ala.

C. Gly-Ala-Ala-Val-Ala.

D. Gly-Ala-Ala-Ala-Val

Câu 13: Trong các polime: PVC, PE, amilopectin trong tinh bột, cao su buna, xenlulozo triaxetat, số polime tổng hợp là

A. 1.                                  B. 2.                                    C. 3.                                   D. 4.

Câu 14: Một đoạn mạch PVC có phân tử khối 62500đvC. Số mắt xích trong đoạn mạch trên là (cho

Cl=35,5, C=12, H=1, O=16)

A. 100.                              B. 1000.                              C. 5000.                             D. 2000.

Câu 15: Phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây?

A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.

B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.

C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.

D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.

Câu 16: Cho các phát biểu: 

(1) Nhúng quỳ tím vào dung dịch NH3Cl-CH2-CH2-COOH quì tím có đỏ.       

(2) Tripeptit là hợp chất có 3 gốc amino axit giống nhau.

(3) Amin no, mạch hở, đơn chức có công thức chung là CnH2n+3N (n ≥ 1).

(4) Tơ nilon-6,6, tơ tằm, tơ visco là tơ thiên nhiên.

(5) Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm –CO–NH– trong phân tử.

(6) Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được dùng làm thuỷ tinh hữu cơ.

Số phát biểu đúng là 

A. 5.                                 B. 2.                                    C. 3.                                   D. 4.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức của amin là (Cho N=14, C=12, H=1, O=16) 

A. C2H5NH2.                     B. CH3NH2.                       C. C4H9NH2.                      D. C3H7NH2.

Câu 18: Cho7,5 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là (Cho Cl=35,5, N=14, C=12, H=1, O=16)

A. 11,15 gam.                   B. 11,05 gam.                     C. 43,00 gam.                     D. 44,00 gam.

Câu 19: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HCl thu được muối Y. Cho 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Công thức của X là (Cho Cl=35,5, N=14, C=12, H=1, Na=23, O=16)

A. (NH2)2C3H5-COOH.    B. NH2-C3H5(COOH)2.      C. NH2-C2H3(COOH)2.       D. NH2-C2H4-COOH.

Câu 20: Khi clo hóa PVC, trung bình cứ k mắt xích trong mạch PVC phản ứng với 1 phân tử clo. Sau khi clo hóa thu được polime chứa 63,96% clo về khối lượng. Giá trị của k là (Cho Cl=35,5, N=14, C=12, H=1)

A. 3.                                  B. 4.                                    C. 5.                                   D. 6.

Câu 21: Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch trên là

A. 62500 đvC.                   B.  625000 đvC.                C. 125000 đvC.                  D. 250000 đvC.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 140 ml CO2 và 250 ml hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (Cho O=16, N=14, C=12, H=1)

A. C2H4 và C3H6.              B. C2H2 và C3H4.               C. CH4 và C2H6.                 D. C2H6 và C3H8.

Câu 23: Cho 10 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15,84 gam hỗn hợp muối. Nếu trộn 3 amin trên theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là (Cho Cl=35,5, N=14, C=12, H=1)

A. CH5N, C2H7N, C3H7NH2.                                       B. C2H7N, C3H9N, C4H11N.

C. C3H9N, C4H11N, C5H11N.                                       D. C3H7N, C4H9N, C5H11N.

Câu 24: Có các dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: anbumin, glixerol, Gly-Ala, axit axetic.

Thuốc thử phân biệt các dung dịch trên là

A. quỳ tím.                        B. phenol phtalein.             C. HNO3 đặc.                    D. Cu(OH)2.

Câu 25: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong   là (Cho Br =80,

C=12, H=1) 

A. 1 : 1.                             B. 1 : 2.                              C. 2 : 3.                              D. 1 : 3.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 9

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

C

C

D

C

B

C

D

B

B

C

A

C

C

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

B

C

D

B

A

B

A

A

C

B

D

B

 

 

ĐỀ SỐ 10

Câu 1: Cho các chất sau: (1) CH3NH2, (2) CH3NHCH2CH3, (3) CH3NHCOCH3, (4) NH2(CH2)2NH2, (5)

(CH3)2NC6H5, (6) NH2CONH2, (7) CH3CONH2, (8) CH3C6H4NH2. Nhóm gồm các amin là

A. (1), (2), (4), (5), (8).      B. (1), (2), (6).                     C. (1), (5), (7).                  D. (3), (6), (7). 

Câu 2: N,N-đimetylpropan-2-amin là tên của chất có cấu tạo thu gọn nào sau đây?

A. (CH3)2N[CH2]2CH3.           B. (CH3)2NCH2CH(CH3)2.  C. (CH3)3N.                    D. (CH3)2NCH(CH3)2

Câu 3: Trong cơ thể protein chuyển hóa thành 

A. amino axit.                   B. glucozơ.                         C. axit béo.                         D. axit hữu cơ.

Câu 4: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. PVC.                            B. cao su isopren.                C. amilopectin.                 D. xenlulozơ.

Câu 5: Tơ enang thuộc loại tơ

A. axetat.                           B. poliamit.                        C. polieste.                         D. tằm.

Câu 6: Cho các polime: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là:

A. 1, 2, 6, 7.                      B. 2, 3, 5, 7.                        C. 2, 3, 6, 7.                       D. 2, 5, 6, 7.

Câu 7: Thực hiện phản ứng tạo đipeptit từ hỗn hợp alanin và valin, số dipeptit tối đa thu được là

A. 2.                                  B. 3.                                    C. 4.                                    D. 5.

Câu 8: Để rửa sạch ống nghiệm còn dính anilin, người ta nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch chứa các loại chất nào dưới đây, trước khi rửa lại bằng nước cất?

A. Axit mạnh.                   B. Muối ăn.                        C. Bazơ mạnh.                   D. Xà phòng.

Câu 9: Cho hợp chất H2N-CH2-COOH tác dụng với các chất sau: CH3OH (dư)/HCl, NaOH dư, CH3COOH, HCl. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 2.                                  B. 5.                                    C. 4.                                    D. 3.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).            

B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.

C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.

D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh. 

Câu 11:Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH.Thứ tự tính bazơ tăng dần  từ trái sang phải là:

A. (4), (5), (2), (1), (3).      B. (5), (4), (1), (2), (3).      C. (1), (4), (5), (2), (3).       D. (5), (3), (2), (1), (4).

Câu 12:Cho các chất: CH2=CH2 (1), CH2=C=CH-CH3 (2), CH2=CH–Cl (3), CH3–CH3 (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:

 A. (1), (3).                  B. (2), (3).  C. (1), (2), (3), (4).  D. (1), (2), (3).

Câu 13: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để trùng hợp hoặc trùng ngưng để tạo ra các polime trên lần lượt là: 

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3CH(NH2)-COOH.              

B. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.

C. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-COOH. 

D.CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.

Câu 14: 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc vừa đủ với 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng

A. H2NRCOOH.              B. (H2N)2RCOOH.            C. H2NR(COOH)2.               D. (H2N)2R(COOH)2.

Câu 15: Cho các dãy chuyển hóa: Glyxin  và Glyxin  . X, Y lần lượt là

A. NaOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.              B. HOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.

C. NaOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.                  D. HOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.

Câu 16: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit   thu được alanin và glyxin theo tỉ lệ mol là 1:2. Số cấu tạo tối đa có thể có của X là         

A. 3.                                  B. 2.                                    C. 4.                                    D. 6.

Câu 17:Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin đơn chức đồng đẵn kế tiếp nhau, thu được hỗn hợp sản phẩm hơi với tỉ lệ thể tích VCO2 :VHO2 = 8:17. Hai amin là

A. CH3NH2,C2H5NH2.                                                 B. C2H5NH2, C3H7NH2.    

C. C3H7NH2,C4H9NH2.                                                D. C4H9NH2, C5H11NH2.

Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng sau:  polime. X có công thức phân tử C8H10O và không tác dụng với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. C6H5CH(CH3)OH, C6H5COCH3.                          B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO. 

C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH=CH2.                          D. CH3-C6H4CH2OH, C6H5CH=CH2.

Câu 19: Khi trùng ngưng 7,5 gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị của m là

A. 5,56.                                   B. 5,25.                         C. 4,25.                               D. 4,56.

Câu 20: Từ 5,8 tấn butan có thể điều chế được m tấn cao su Buna với hiệu suất quá trình là 60%. Giá trị của m là

A. 3,48.                                   B. 5,4.                           C. 9.                                    D. 3,24.

Câu 21: Chất X (chứa C, H, O, N) có thành phần phần trăm các nguyên tố C, H, O lần lượt là 40,45%, 7,86%, 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl. X có nguồn gốc từ thiên nhiên và MX < 100. Công thức cấu tạo của X là

A. H2NCH2CH(NH2)COOH.                                      B. H2NCH2COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.                                             D. H2NCH2CH2COOH.

Câu 22: Cho amin X mạch hở, trong đó nguyên tố N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức phù hợp của X là

A. C3H7(NH2)2.                 B. C4H7NH2.                      C. C2H4(NH2)2.                  D. C5H11NH2.

Câu 23: X là chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO, t0 được chất Z có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là.

A. H2NCH2CH2COOC2H5.                                         B. CH3(CH2)4NO2.              

C. H2NCH2COOCH2CH2CH3.                                   D. H2NCH2COOCH(CH3)2.

Câu 24: Cho 0,2 mol X là -amino axit (có dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH tạo ra

22,2 gam muối khan. Tên gọi đúng của X là 

A. alanin.                           B. phenylalanin.                C. valin.                              D. glyxin.

Câu 25: Để điều chế 100 gam thủy tinh hữu cơ cần m1 gam ancol metylic và và m2 gam axit metacrylic với hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80%. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là

A. 68,8 và 25,6.                B. 86,0 và 32.                    C. 107,5 và 40.                   D.  107,5 và 32.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

A

D

A

C

B

B

C

A

C

A

B

A

D

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

B

D

A

A

C

D

D

C

C

D

A

C

 

 

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 có đáp án môn Hóa học 12 năm 2019-2020Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF