YOMEDIA

Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 năm 2019 - 2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 năm 2019 - 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả đổng thời rèn luyện kỹ năng làm bài thi, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 10 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKI MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2019- 2020

 

ĐỀ 1:

Câu 1 Hãy viết hai phưong trình hoá học trong mỗi trừong hợp sau đây:

a, Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.

b, Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

c, Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và bazơ mới.

Câu 2 Chỉ dùng quì tím hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2. Viết phưong trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết (nếu có).

Câu 3 Cho biết hiện tượng nào xảy ra khi tiến hành thí nghiệm sau và viết phương trình phản ứng: thổi khí Cabonic qua dung dịch nước vôi trong (lấy dư), rồi tiếp tục nhỏ từng giọt dung dịch acid Clohidric vào ống nghiệm đó.

Câu 4 Cho 58g hỗn hợp sắt và đồng tác dụng hoàn toàn với dung dịch acid clohidric thì thu được 16,8 lit khí hidro bay ra (ở đktc). Sau đó, lấy chất rắn còn lại sau phản ứng đem đi hoà tan hết vào trong 45,45 ml dung dịch acid sunfuric đậm đặc có khối lượng riêng là 1,1g/ml.

a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b, Xác định % khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu.

c, Hỏi nồng độ % của acid sunfuric là bao nhiêu?

 

ĐỀ 2:

Câu 1 Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaOH, NaCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ được dùng quì tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Câu 2 Em hãy viết phương trình phản ứng sau hoàn thành chuỗi biến hóa sau:

Na → NaCl → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl → NaNO3

Câu 3 Hiện tượng quan sát được khi ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat là gì? Giải thích và viết phương trình phản ứng.

Câu 4 Trộn 400 ml dung dịch có chứa 24g NaOH với dung dịch CuSO4 2M. Biết rằng phản ứng vừa đủ, sau phản ứng người ta thu được kết tủa A và dung dịch B. Lọc lấy kết tủa A đem đi nung đến khí khối lượng không đổi, ta được một chất rắn C.

a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra?

b, Hỏi đã dung hết bao nhiêu lit dung dịch CuSO4 ban đầu?

c, Xác định nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch B?

d, Tính khối lượng chất rắn C thu được sau khi nung kết tủa A?

Câu 5 Đốt cháy hoàn toàn 27g một kim loại A có hóa trị I trong bình đựng khí Clo dư, sau khi phản ứng xong ta thu được 35,875g muối clorua của kim loại đó. Hãy cho biết A là kim loại nào?

 

ĐỀ 3:

Câu 1 Trong phòng thí nghiệm có những chất sau: vôi sống CaO, sôđa Na2CO3, nước H2O, dung dịch HCl. Từ những chất đã có, hãy viết các phương trình hóa học trình bày 2 cách điều chế NaOH.

Câu 2 Có những chất sau: MgCO3, Mg(OH)2, Cu, Cu(OH)2, NaCl, NaOH, ZnSO4, ZnCO3, KOH, K2S, K3PO4. Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi phản ứng sau và cân bằng phương trình hóa học:

a, ...   →(to)   MgO +   …                                     d) …+ H2SO4  → CuSO4 +  …

b, … + HNO3   →  KNO3  + …                            e) … + NaOH  → Zn(OH)2 +  …

c, … +   FeSO4 →  Fe(OH)2  +  …                      f) … +  HCl → KCl  +  …

Câu 3  Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, MgCl2, KCl, K2SO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4 Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc chất rắn A ra khỏi dung dịch B.

a, Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra và tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b, Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dich B. Và xác định nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng này.

 

---(Để xem nội dung chi tiết đề số 4, 5, 6 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ 7

Câu 1 Từ những chất có sẵn là K, NaCl, H2O và các dung dịch CuCl2, Fe2(SO4)3, hãy viết các phương trình hóa học điều chế:   

a, 2 bazơ tan                        

b, 2 bazơ không tan

Câu 2  Để một mẫu natri hidroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn trắng thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hidroxit với:

a, oxi trong không khí (KK)                                       

b, cacbon dioxit và oxi trong KK  

c, hơi nước trong KK 

d, cacbon dioxit và hơi nước trong không khí

e, khí cacbonic trong KK

Hãy chọn câu đúng và viết các phương trình hóa học đã xảy ra trong thí nghiệm trên.

Câu 3 Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: HCl, Ca(NO3)2, HNO3, BaCl2. Viết phương trình hóa học xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4 Trộn một dung dịch có hòa tan 0,3 mol Fe(NO3)3 với một dung dịch có hòa tan 16,8 gam KOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a, Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa.

b, Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc.

Câu 5 Một người cần 11,2 lit khí oxi (đo ở đktc) thì theo em dùng nguyên liệu nào có lợi nhất trong 2 nguyên liệu sau: KClO3 và KNO3. Em hãy tư vấn và giải thích cho họ.

 

ĐỀ 8:

Câu 1 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a, Nước + Lưu huỳnh Trioxit →                                   

b, Canxi Hidroxit + Diphotpho Pentaoxit →             

c, Kẽm Hidroxit + Acid Nitric →   

d,  Sắt (III) oxit + Acid Clohidric →    

e,  Sắt + Acid Sunfuric →                         

f,  Natri Hidroxit + Acid Sunfuhidric →

Câu 2 Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Al, dung dịch BaCl2, dung dịch KNO3, dung dịch Na2CO3, dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, để viết phương trình phản ứng chứng minh rằng:

a, Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit.

b, H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng.

Câu 3 Bẳng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong dãy chất sau: ba chất rắn màu trắng là NaCl (muối ăn), CaCO3 (đá vôi có trong phấn viết bảng), Na2CO3 (sô đa). Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4 Cho một khối lượng Mg dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thì thu được 3,36 lit khí ở đktc.

a, Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

b, Để hòa tan hết lượng Mg còn dư ở trên người ta cho thêm vào phản ứng 300 ml dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ là 1M. Tính khối lượng Mg ban đầu đã cho vào phản ứng.

c, Tính khối lượng các chất tan có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

d, Xác định nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Câu 5 Sỏi thận là một khối rắn bao gồm một tập hợp các hạt tinh thể nhỏ. Sỏi thận có thể hình thành khi nước tiểu của bạn trở nên quá cô đặc (do ít uống nước) với các chất nhất định nào đó. Trong đó sỏi canxi là phổ biến nhất, canxi có thể kết hợp với các chất khác như oxalat, photphat hay cacbonat để tạo thành sỏi

Có một bệnh nhân bị sỏi thận, hằng ngày anh ta đều đặn uống nước thơm và dần dần anh ta được khỏi bệnh. Tại sao lại như vậy? em hãy giải thích ngắn gọn.

 

ĐỀ 9:

Câu 1 Trong phòng thí nghiệm có những chất sau: vôi sống CaO, sôđa Na2CO3, nước H2O, dung dịch HCl. Từ những chất đã có, hãy viết các phương trình hóa học trình bày 2 cách điều chế NaOH.

Câu 2 Có những chất sau: MgCO3, Mg(OH)2, Cu, Cu(OH)2, NaCl, NaOH, ZnSO4, ZnCO3, KOH, K2S, K3PO4. Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi phản ứng sau và cân bằng phương trình hóa học:

a, ...   → (to)   MgO  +  …                                 d,  …  +  H2SO →  CuSO4  + …

b, …  + HNO3 →  KNO3   +  …                        e, …  + NaOH  → Zn(OH)2 + …

c, …  + FeSO4  →  Fe(OH)2   +                        f,  …  + HCl  →  KCl  +  …

Câu 3 Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, MgCl2, KCl, K2SO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4 Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng (II) sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc chất rắn A ra khỏi dung dịch B.

a, Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra và tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b, Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dich B. Và xác định nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng này.

 

ĐỀ 10:

Câu 1 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a, CuO + HCl → ?                    c, NaOH + SO2 →  ?                            e, Fe + HCl →   ?         

b, KOH + H3PO4 → ?               d, Fe(OH)2 + H2SO→  ?                     f,  H2O + SO3 →  ?

Câu 2 Hãy cho biết những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Nếu tác dụng được thì hãy viết phương trình phản ứng.

a, BaCl2 + H2SO4 →  ?            

b, AgNO3 + HCl →   ?   

c, MgCl2 + HNO3  →  ?          

d,  CaCO3 + HCl →   ?

Câu 3 Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch được chứa trong các ống nghiệm riêng biệt sau: dung dịch HCl, dung dịch NaCl, dung dịch H2SO4, dung dịch BaCl2. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra trong quá trình nhận biết.

Câu 4 Hòa tan hoàn toàn 16 gam Fe2Obằng dung dịch HCl 10%, sau phản ứng thì dung dịch chuyển thành  màu vàng nâu.

a, Tính khối lượng dung dịch HCl đã tham gia phản ứng.

b, Xác định nồng độ % của dung dịch vàng nâu.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 năm 2019 - 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF