Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 397267
Cho ΔABC có AB + AC = 10cm, AC − AB = 4cm. So sánh \(\widehat B\) và \(\widehat C\)?
- A. \(\widehat C < \widehat B\)
- B. \(\widehat C > \widehat B\)
- C. \(\widehat C = \widehat B\)
- D. \(\widehat B \ge \widehat C\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 397268
Cho tam giác ABC có \(\widehat B = {70^o},\widehat A = {50^0}\). Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
- A. \(BC < AB < AC\)
- B. \(AC < AB < BC\)
- C. \(AC < BC < AB\)
- D. \(AB < BC < AC\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 397269
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và B nằm giữa A và C. Trên đường thẳng vuông góc với AC tại B ta lấy điểm M. So sánh MB và MC, MB và MA
- A. \(MA < MB,MC > MB\)
- B. \(MA > MB,MC < MB\)
- C. \(MA > MB,MC > MB\)
- D. \(MA < MB,MC < MB\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 397270
Cho ΔABC có CE và BD là đường vuông góc (E ∈ AB, D ∈ AC). So sánh BD + CE và 2BC?
- A. \(BD + CE > 2BC\)
- B. \(BD + CE < 2BC\)
- C. \(BD + CE \le 2BC\)
- D. \(BD + CE = 2BC\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 397271
Cho tam giác ABC biết AB = 1cm; BC = 9cm và cạnh AC là một số nguyên. Chu vi ABC là
- A. 17cm
- B. 18cm
- C. 19cm
- D. 16cm
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 397272
Có bao nhiêu tam giác có độ dài hai cạnh là 9 cm và 3 cm còn độ dài cạnh thứ ba là một số nguyên (đơn vị cm)?
- A. 6
- B. 4
- C. 5
- D. 7
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 397273
Cho tam giác ABC có G là trọng tâm tam giác, N là trung điểm AC. Khi đó BG = ... BN. Số thích hợp điền vào chỗ trống là :
- A. \(\frac{2}{3}\)
- B. \(\frac{3}{2}\)
- C. 3
- D. 2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 397274
Tam giác ABC có trung tuyến AM = 15cm và G là trọng tâm. Tính độ dài đoạn AG
- A. 7,5 cm
- B. 5 cm
- C. 10 cm
- D. 22,5 cm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 397275
Cho tam giác ABC cân tại A, có hai đường trung trực của đoạn thẳng AB, AC cắt nhau tại I. Chọn phát biểu đúng.
- A. AI cắt BC tại trung điểm của BC
- B. \(AI \bot BC\)
- C. AI là trung trực của đoạn thẳng BC
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 397276
Cho ΔABC, hai đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC. Em hãy chọn câu sai:
- A. BM = MC
- B. ME = MD
- C. DM = MB
- D. M không thuộc đường trung trực của DE