QUẢNG CÁO Tham khảo 340 câu hỏi trắc nghiệm về Dao động điều hòa Câu 1: Mã câu hỏi: 43586 Điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa là A. con lắc đủ dài và không ma sát B. khối lượng con lắc không quá lớn C. góc lệch nhỏ và không ma sát D. dao động tại nơi có lực hấp dẫn lớn Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 43587 Chọn câu phát biểu đúng về con lắc đơn dao động tại một nơi có gia tốc trọng trường là g. A. Chu kì dao động luôn được tính bằng công thức \({\rm{T = 2\pi }}\sqrt {\frac{{\rm{l}}}{{\rm{g}}}} \) B. Dao động của hệ luôn là một dao động điều hòa C. Trên tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát thì gia tốc có biểu thức a = -gsina (a là góc lệch). D. Tần số góc w luôn được xác định bởi phương trình: s’’+ w2 s = 0 với w2 = \(\frac{{\rm{g}}}{{\rm{l}}}\) = const > 0 Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 43588 Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn sẽ tăng khi A. giảm khối lượng của quả nặng B. tăng chiều dài của dây treo C. đưa con lắc về phía hai cực Trái Đất D. tăng lực cản lên con lắc Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 43589 Có hệ con lắc lò xo treo thẳng đứng và hệ con lắc đơn cùng dao động điều hòa tại một nơi nhất định. Chu kì dao động của chúng bằng nhau nếu chiều dài của con lắc đơn A. bằng chiều dài tự nhiên của lò xo B. bằng chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng C. bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng D. bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí thấp nhất Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 43590 Một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5 s. Một con lắc đơn khác có chiều dài l2 dao động điều hòa có chu kì là T2 = 2 s. Tại nơi đó, chu kì của con lắc đơn có chiều dài l = l1 + l2 sẽ dao động điều hòa với chu kì là bao nhiêu? A. T = 3,5 s B. T = 2,5 s C. T = 0,5 s D. T = 0,925 s Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 43591 Một con lắc đơn dao động với biên độ góc là 600 ở nơi có gia tốc trọng lực bằng 9,8 m/s2. Vận tốc của con lắc khi qua vị trí cân bằng là 2,8 m/s. Tính độ dài dây treo con lắc A. 0,8 m B. 1 m C. 1,6 m D. 3,2 m Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 43592 Hai con lắc đơn có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 2 s và T2 = 3 s. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn có chiều dài bằng tổng chiều dài của hai con lắc trên là A. T = 5 s B. T = 3,61 s C. T = 2,5 s D. T = 1,66 s Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 43593 Một con lắc đơn dao động nhỏ thực hiện 12 dao động toàn phần trong thời gian Dt. Nếu giảm bớt chiều dài của con lắc đi 16 cm, thì khi cho nó dao động nhỏ cùng thời gian Dt trên, nó thực hiện được 20 dao động toàn phần. Tính chiều dài ban đầu của con lắc là A. 15 cm B. 20 cm C. 25 cm D. 30 cm Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 43594 Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ T = 2,4 s khi ở trên mặt đất. Biết rằng khối lượng Trái Đất lớn hơn khối lượng Mặt trăng 81 lần, và bán kính Trái đất lớn hơn bán kính mặt trăng 3,7 lần. Xem ảnh hưởng của nhiệt độ không đáng kể. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc khi đưa lên mặt trăng là A. 5,8 s B. 4,2 s C. 8,5 s D. 9,8 s Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 43595 Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc đơn dài l1 thực hiện được 5 dao động bé, con lắc đơn dài l2 thực hiện được 9 dao động bé. Hiệu chiều dài dây treo của hai con lắc là 112 cm. Tính độ dài l1 và l2 của hai con lắc. A. l1 = 162 cm và l2 = 50 cm B. l2 = 162 cm và l1 = 50 cm C. l1 = 140 cm và l2 = 252 cm D. l2 = 140 cm và l1 = 252 cm Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 43596 Con lắc đơn có chiều dài 1,44 m dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 m/s2. Thời gian ngắn nhất để quả nặng con lắc đi từ biên đến vị trí cân bằng là A. 2,4 s B. 1,2 s C. 0,6 s D. 0,3 s Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 43597 Con lắc đơn dao động điều hòa có s0 = 4 cm, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Biết chiều dài của dây là l = 1 m. Hãy viết phương trình dao động biết lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương? A. s = 4cos(10πt - π/2) cm B. s = 4cos(10πt + π/2) cm C. s = 4cos(πt - π/2) cm D. s = 4cos(πt + π/2) cm Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 43598 Con lắc đơn có chiều dài l = 20 cm. Tại thời điểm t = 0, từ vị trí cân bằng con lắc được truyền vận tốc 14 cm/s theo chiều dương của trục tọa độ. Lấy g = 9,8 m/s2. Phương trình dao động của con lắc là: A. s = 2cos(7t - π/2) cm B. s = 2cos(7t) cm C. s = 10cos(7t - π/2) cm D. s = 10cos(7t + π/2) cm Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 43599 Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l = 62,5 cm đang đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tại t = 0, truyền cho quả cầu một vận tốc bằng 30 cm/s theo phương ngang cho nó dao động điều hòa. Tính biên độ góc a0 A. 0,24 rad B. 0,12 rad C. 0,48 rad D. 0,36 rad Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 43600 Con lắc đơn dao động điều hòa theo phương trình: s = 4cos(10t - 2π/3) cm. Sau khi vật đi được quãng đường 2 cm (kể từ t = 0) vật có vận tốc bằng bao nhiêu? A. 20 cm/s B. 30 cm/s C. 10 cm/s D. 40 cm/s Xem đáp án ◄1...1112131415...23► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật