Giải bài 27 trang 89 SBT Toán 8 Tập 2
Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = 16,2cm, BC = 24,3cm,\) \(AC = 32,7cm.\) Tính độ dài các cạnh của tam giác \(A’B’C’\), biết rằng tam giác \(A’B’C’\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) và:
a) \(A’B’\) lớn hơn cạnh \(AB\) là \(10,8cm;\)
b) \(A’B’\) bé hơn cạnh \(AB\) là \(5,4cm.\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
Sử dụng: Tam giác \(A'B'C'\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) thì \(\displaystyle {{A'B'} \over {AB}} = {{A'C'} \over {AC}} = {{B'C'} \over {BC}} \).
Lời giải chi tiết
a)
Vì \(∆ A’B’C’\) đồng dạng \(∆ ABC \) nên ta có:
\(\displaystyle {{A'B'} \over {AB}} = {{A'C'} \over {AC}} = {{B'C'} \over {BC}}\)
Mà \(AB = 16,2cm; BC = 24,3 cm;\)\(\; AC = 32,7 cm\) và \(A’B’\) lớn hơn cạnh \(AB\) là \(10,8cm\) nên \(A'B' = AB + 10,8 = 16,2 + 10,8 \)\(\,= 27 \;(cm)\)
Ta có \(\displaystyle {{27} \over {16,2}} = {{A'C'} \over {32,7}} = {{B'C'} \over {24,3}}\)
\( \Rightarrow \displaystyle A'C' = {{27.32,7} \over {16,2}} = 54,5\; (cm)\).
\( \Rightarrow \displaystyle B'C' = {{27.24,3} \over {16,2}} = 40,5\; (cm)\).
b)
Vì \( ∆ A’B’C’\) đồng dạng \(∆ ABC \) nên ta có \(\displaystyle {{A'B'} \over {AB}} = {{A'C'} \over {AC}} = {{B'C'} \over {BC}}\)
Mà \( AB = 16,2cm; BC = 24,3 cm;\)\(\; AC = 32,7 cm\) và \(A’B’\) bé hơn cạnh \(AB\) là \(5,4cm\) nên \(A'B' = AB - 5,4 = 16,2 - 5,4 \)\(\,= 10,8\; (cm)\)
Ta có: \(\displaystyle {{10,8} \over {16,2}} = {{A'C'} \over {32,7}} = {{B'C'} \over {24,3}}\)
\( \Rightarrow \displaystyle A'C' = \dfrac{{10,8.32,7}}{{16,2}} = 21,8\; (cm)\).
\( \Rightarrow \displaystyle B'C' = \dfrac{{10,8.24,3}}{{16,2}} = 16,2\; (cm)\).
-- Mod Toán 8 HỌC247
-
Tính các cạnh của tam giác biết tỉ số chu vi bằng 11/13
bởi hành thư 31/05/2019
1. Chu vi của một tam giác bằng 11/13 chu vi của một tam giác khác đồng dạng với nó. Hiệu hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng 1cm. Tính các cạnh đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho tam giác ABC cân tại A, trên BC lấy điểm M. Vẽ ME, MF lần lượt vuông góc với AC, AB. Kẻ đường cao CH. Chứng minh: a) Tam giác BFM đồng dạng với tam giác CEM. b) Tam giác BHC đồng dạng với tam giác CEM. c) ME + MF không thay đổi khi M di động trên BC.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 28 trang 90 sách bài tập toán 8 tập 2
bởi thanh hằng 29/09/2018
Bài 28 (Sách bài tập - tập 2 - trang 90)Hình thang ABCD (AB//CD) có CD = 2AB. Gọi E là trung điểm của DC (h.21).
Chứng minh rằng 3 tam giác ADE, ABE và BEC đồng dạng với nhau từng đôi một. (Chú ý viết các đỉnh của hai tam giác đồng dạng theo thứ tự tương ứng với nhau)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 26 trang 89 sách bài tập toán 8 tập 2
bởi Nguyễn Lê Tín 31/05/2019
Bài 26 (Sách bài tập - tập 2 - trang 89)Tam giác ABC có AB = 3cm, BC = 5cm và CA = 7cm. Tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC có cạnh nhỏ nhất là 4,5 cm.
Tính các cạnh còn lại của tam giác A'B'C' ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài 25 trang 89 sách bài tập toán 8 tập 2
bởi Sasu ka 31/05/2019
Bài 25 (Sách bài tập - tập 2 - trang 89)Cho hai tam giác A'B'C' và ABC đồng dạng với nhau theo tỉ số k. Chứng minh rằng tỉ số chu vi của hai tam giác cũng bằng k ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời