YOMEDIA
NONE

Hình học 8 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều


Với bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về Hình chóp đều và hình chóp cụt đều, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình chóp

- Hình chóp có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh này gọi là đỉnh của hình chóp

- Đường thẳng đi qua đỉnh và  vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao của hình chóp.

- Hình chóp có đáy là tam giác gọi là hình chóp tam giác

- Hình chóp có đáy là tứ giác gọi là hình chóp tứ giác.

1.2. Hình chóp đều

- Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, có mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Trên hình chóp đều S.ABCD:

- Chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy

- Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.

1.3. Hình chóp cụt đều

Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy. Phần  hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy của hình chóp là một hình chóp cụt đều

Nhận xét: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.

Trên đây là bài học Hình học 8 Bài 7 Hình chóp đều và hình chóp cụt đều và hướng dẫn Giải bài tập Hình học 8 Bài 7 sẽ giúp các em nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan đến Hình chóp đều và hình chóp cụt đều . Để củng cố kiến thức các em có thể làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 8 Bài 7. Các em cũng có thể nêu thắc mắc của mình ở phần Hỏi đáp Hình học 8 Bài 7 để được giải đáp. Cộng đồng Toán HOC247 chúc các em học thật tốt bài học này.

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON