Bài tập 28 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều
Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông, AC cắt BD tại O, SO ⊥ (ABCD). Tất cả các cạnh của hình chóp bằng a.
a) Tính góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (SAC).
b) Gọi α là số đo của góc nhị diện [S, CD, A]. Tính cosα.
c) Gọi d là giao tuyến giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SCD), β là số đo của góc nhị diện [A, d, D]. Tính cosβ.
d*) Gọi γ là số đo góc nhị diện [B, SC, D]. Tính cosγ.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 28
a) Ta có: SO ⊥ (ABCD) và OB ⊂ (ABCD) nên SO ⊥ OB.
Do ABCD là hình vuông nên OB ⊥ AC.
Ta có: OB ⊥ SO, OB ⊥ AC và SO ∩ AC = O trong (SAC) nên OB ⊥ (SAC) hay O là hình chiếu vuông góc của B trên (SAC).
Do đó góc giữa SB và (SAC) là góc giữa SB và SO và bằng .
Vì ABCD là hình vuông cạnh a, nên
Xét tam giác SDB có: SB = SD = a và SB2 + SD2 = a2 + a2 = 2a2 = BD2 nên tam giác SBD vuông cân tại S.
Hơn nữa SO ⊥ BD (vì SO ⊥ (ABCD)).
Nên SO là đường phân giác của
Vậy góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (SAC) bằng 45°.
b) Gọi N là trung điểm của CD suy ra
Ta có: tam giác SCD đều (vì SC = SD = CD = a), SN là đường trung tuyến
Suy ra: SN ⊥ CD.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác SNC vuông tại N có
SC2 = CN2 + SN2
Suy ra
Xét tam giác ACD có: O, N lần lượt là trung điểm của AC và DC nên ON là đường trung bình của tam giác ACD.
Suy ra: ON // AD và
Mà AD ⊥ CD (vì ABCD là hình vuông)
Nên ON ⊥ CD.
Ta thấy: SN ⊥ CD, ON ⊥ CD và SN ∩ ON = N ∈ CD.
Suy ra chính là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [S, CD, A], tức là
Vì SO ⊥ (ABCD) và ON ⊂ (ABCD) nên SO ⊥ ON.
Xét tam giác SNO vuông tại O có:
c) Ta có: S ∈ (SAB) ∩ (SCD), AB // CD, AB ⊂ (SAB) và CD ⊂ (SCD)
Suy ra giao tuyến d của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) đi qua S và song song với AB và CD.
Gọi M là trung điểm của AB.
Tương tự câu b) ta có và
Ta có: tam giác SAB đều (vì SA = SB = AB = a), SM là đường trung tuyến
Nên SM ⊥ AB mà AB // d suy ra SM ⊥ d.
Tương tự ta có: SN ⊥ CD mà CD // d suy ra SN ⊥ d.
Ta thấy: SM ⊥ d, SN ⊥ d và SM ∩ SN = S ∈ d và SM, SN lần lượt nằm trong mặt phẳng nhị diện chứa đường thẳng d và điểm A, mặt phẳng nhị diện chứa đường thẳng d và điểm D.
Suy ra là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [A, d, D], tức là
Áp dụng định lí Cosin trong tam giác SMN có:
d) Gọi H là hình chiếu của B trên SC nên BH ⊥ SC.
Ta có OB ⊥ (SAC) hay BD ⊥ (SAC).
Mà SC ⊂ (SAC) nên BD ⊥ SC.
Ta có: SC ⊥ BH, SC ⊥ BD và BH ∩ BD = B trong (BHD) nên SC ⊥ (BHD)
Mặt khác HD ⊂ (BHD) nên SC ⊥ HD.
Ta thấy: HD ⊥ SC, BH ⊥ SC và HD ∩ BH = H ∈ SC.
Suy ra là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện [B, SC, D], tức là
Xét tam giác SBC đều cạnh a (vì SB = SC = SD = BC = CD = a) có: BH ⊥ SC.
Nên BH là đường trung tuyến, suy ra
Áp dụng định lí Pythagore trong tam SBH vuông tại H có:
SB2 = BH2 + SH2
Suy ra
Tương tự: tam giác SCD đều và đường trung tuyến
Áp dụng định lí Cosin trong tam giác BHD có:
-- Mod Toán 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.