Hướng dẫn giải bài tập môn Tin học 9 Bài 5 Bảo vệ thông tin máy tính sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi liên quan đến các nội dung đã học như sự cần thiết phải bảo vệ thông tin, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính, khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính... Mời các em cùng tham khảo.
-
Bài tập 1 trang 50 SGK Tin học 9
Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?
-
Bài tập 2 trang 50 SGK Tin học 9
Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn thông tin máy tính.
-
Bài tập 3 trang 50 SGK Tin học 9
Nêu những tác hại của virut máy tính, các con đường lây lan của chúng và cách phòng tránh.
-
Bài tập 4 trang 50 SGK Tin học 9
Theo em, tại sao việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin?
-
Bài tập 1 trang 35 SBT Tin học 9
Khi học nội dung “bảo vệ thông tin máy tính”, ý kiến của các bạn còn khác nhau khi nói về thông tin máy tính.
(A) Bạn Trang cho rằng thông tin máy tính là các thông tin cá nhân, chẳng hạn như: họ và tên, năm sinh, địa chỉ, bảng điểm tổng kết hàng năm,… được lưu trong máy tính.
(B) Bạn Long hiểu thông tin máy tính chỉ bao gồm các kết quả học tập và làm việc của mọi người dùng máy tính và được lưu lại trong máy tính.
(C) Bạn Bình lại hiểu thông tin máy tính là các chương trình, phần mềm máy tính, giúp cho máy tính hoạt động bình thường.
(D) Bạn Nga cho rằng ý kiến của cả 3 bạn Trang, Long và Bình đều chưa đủ. Thông tin máy tính bao gồm tất cả các dữ liệu và phần mềm máy tính, nghĩa là thông tin máy tính là tất cả những gì được lưu trên máy tính.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào?
-
Bài tập 2 trang 36 SBT Tin học 9
Bảo vệ thông tin máy tính là đảm bảo sao cho các tệp được lưu trong máy tính
(A) không bị hỏng và có thể chạy hoặc mở lại được để sử dụng.
(B) không bị xóa ngoài ý muốn.
(C) không bị sao chép mà không được sự đồng ý của người sở hữu thông tin.
(D) luôn luôn được giữ bí mật đối với những người không phải là chủ nhân của máy tính chứa các tệp đó.
Hãy chỉ ra phương án ghép sai.
-
Bài tập 3 trang 36 SBT Tin học 9
Sự cố nào dưới đây có thể có nguyên nhân là mất hoặc hỏng các tệp tin trong máy tính?
(A) Em không mở được tệp bài hát yêu thích để nghe, mặc dù em vẫn nhìn thấy tên và biểu tượng của tệp đó.
(B) Máy tính không khởi động được và thông báo một tệp của hệ điều hành bị hỏng.
(C) Cô giáo không tìm thấy bài giảng đã soạn và lưu trong máy tính.
(D) Nhân viên sân bay không thể kiểm tra được vé của hành khách do không mở được danh sách hành khách đã đặt chỗ và mua vé.
(E) Nhân viên ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu rút tiền của khách hàng do không tìm thấy thông tin liên quan trong máy tính.
Hãy chọn các câu trả lời đúng.
-
Bài tập 4 trang 36 SBT Tin học 9
Có cần thiết phải lưu ý đến việc bảo vệ thông tin máy tính hay không? Hãy chọn câu trả lời đúng.
(A) Hoàn toàn không cần thiết. Máy tính hoạt động rất chính xác và ổn định, vì thế thông tin lưu trên máy tính được an toàn tuyệt đối.
(B) Không cần thiết. Tuy có thể xảy ra sự cố với máy tính, nhưng máy tính có những công cụ để bảo vệ thông tin trong máy tính luôn luôn được an toàn.
(C) Cần. Máy tính tuy hoạt động chính xác và ổn định, nhưng có thể xảy ra những sự cố gây ra mất mát thông tin trong máy tính.
(D) Rất cần. Máy tính thường xuyên gặp sự cố nên độ an toàn của thông tin lưu trong máy tính rất thấp.
-
Bài tập 5 trang 37 SBT Tin học 9
Những thao tác hay sự cố nào dưới đây có thể dẫn đến việc mát mát hoặc hỏng hóc thông tin trong máy tính của em?
(A) Tắt máy tính không hợp lệ.
(B) Tắt màn hình máy tính trong khi máy tính vẫn hoạt động.
(C) Quên lưu kết quả trước khi thoát khỏi chương trình đang làm việc.
(D) Nghe nhạc bằng máy tính trong khi soạn thảo văn bản.
(E) Mất kết nối mạng trong khi đang truy cập Internet.
Hãy chọn các câu trả lời đúng.
-
Bài tập 6 trang 37 SBT Tin học 9
Hãy đánh dấu vào ô trong cột tương ứng với yếu tố gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính được mô tả trong cột “Hiện tượng” trong bảng sau đây.
-
Bài tập 7 trang 38 SBT Tin học 9
Để bảo vệ thông tin máy tính, em cần thực hiện những biện pháp nào dưới đây?
(A) Tạo thói quen thực hiện sao lưu dữ liệu định kì.
(B) Định kì cài đặt lại hệ điều hành máy tính sau sáu tháng.
(C) Cài đặt chương trình diệt virus và thường xuyên sử dụng chương trình để quét và diệt virus đã lây nhiễm vào máy tính.
(D) Thường xuyên làm vệ sinh cho các bộ phận được lắp bên trong thân máy tính.
Hãy chọn các câu trả lời đúng.
-
Bài tập 8 trang 38 SBT Tin học 9
Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.
(A) Việc sao lưu dữ liệu là không cần thiết vì tốn thêm dung lượng lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ, nhất là trong trường hợp dữ liệu cần sao lưu có dung lượng lớn.
(B) Việc sao lưu dữ liệu rất quan trọng và cần thiết vì mỗi khi các tệp bị hỏng hoặc bị mất, chúng ta có thể sao chép lại để sử dụng.
(C) Việc sao lưu dữ liệu không cần thêm dung lượng lưu trữ, chúng ta chỉ mất thời gian để thực hiện việc sao lưu.
-
Bài tập 9 trang 38 SBT Tin học 9
Virus máy tính là
(A) một loại bệnh của máy tính do môi trường sử dụng máy tính bị ô nhiễm gây ra.
(B) một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác.
(C) một người tìm cách truy cập vào máy tính của người khác để sao chép các tệp một cách không hợp lệ.
(D) một tệp chương trình hoặc tệp dữ liệu bị hỏng không thể mở được nữa.
Hãy chọn phương án ghép đúng.
-
Bài tập 10 trang 39 SBT Tin học 9
Sau khi lây nhiễm vào máy tính, virus có thể gây ra tác hại nào dưới đây?
(A) Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
(B) Phá hủy dữ liệu.
(C) Đánh cắp dữ liệu.
(D) Mã hóa dữ liệu để tống tiền.
Hãy chọn các câu trả lời đúng.
-
Bài tập 11 trang 39 SBT Tin học 9
Virus máy tính có thể gây ra những thay đổi nào dưới đây với máy tính?
(A) Thay đổi cách thức hoạt động bình thường của máy tính, chẳng hạn như làm chậm hoạt động của máy tính.
(B) gửi thư điện tử từ máy tính của em tới các máy tính khác mà em không biết.
(C) Làm hỏng công tắc nguồn máy tính hoặc làm rạn nứt màn hình.
(D) Làm cho máy tính liên tục khởi động lại sau ít phút.
Hãy chỉ ra câu trả lời sai.
-
Bài tập 12 trang 39 SBT Tin học 9
Virus máy tính có thể gây ra những trục trặc nào dưới đây?
(A) Không kết nối được Internet.
(B) Hỏng phần mềm, ví dụ như không khởi động được phần mềm nữa.
(C) Hỏng phần cứng gay ra bởi sự hoạt động bất thường của các phần mềm bị nhiễm virus.
(D) Bị treo máy.
Hãy chọn các câu trả lời đúng.
-
Bài tập 13 trang 39 SBT Tin học 9
Virus máy tính thường lây lan phổ biến qua các đường nào?
(A) Qua đường dây điện trong phòng có máy tính.
(B) Qua đường thư điện tử.
(C) Qua quá trình sao chép thông tin giữa các máy tính hoặc giữa máy tính và các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
(D) Qua không khí, ví dụ máy tính bị lây nhiễm virus từ máy tính đặt bên cạnh.
Hãy chọn các câu trả lời đúng.
-
Bài tập 14 trang 40 SBT Tin học 9
Em nên làm gì nếu phát hiện ra máy tính của mình bị nhiễm virus?
(A) Gửi thư điện tử thông báo cho các bạn để họ đề phòng.
(B) Xóa ngay lập tức tất cả các tệp tin có phần mở rộng .exe.
(C) Sử dụng phần mềm diệt virus để quét và diệt virus đã lây nhiễm vào máy tính.
(D) Tắt máy tính và mang đến cửa hàng sửa máy tính để thay ổ đĩa cứng.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
Bài tập 15 trang 40 SBT Tin học 9
Bạn Long đã cài đặt phần mềm quét và diệt virus, sau đó sử dụng phần mềm để diệt mọi virus trên máy tính của mình. Long cho rằng sau đó không còn phải lo lắng về virus có thể lây lan vào máy tính nữa. Bạn Trang không đồng ý với Long và cho rằng sau này vẫn có thể có virus lây vào máy tính.
Theo em ý kiến của bạn Long hay của bạn Trang đúng và cho biết lí do?
-
Bài tập 16 trang 40 SBT Tin học 9
Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau.
(A) Chỉ cần một phần mềm quét virus là đủ để diệt tất cả các loại virus.
(B) Tại mỗi thời điểm, mỗi phần mềm quét virus chỉ diệt một số loại virus nhất định.
(C) Không cần phần mềm quét virus đối với máy tính chỉ sử dụng các phần mềm có bản quyền.
(D) Nếu máy tính không kết nối Internet thì không cần thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus.
-
Bài tập 17 trang 40 SBT Tin học 9
Phần mềm nào dưới đây không phải là phần mềm diệt virus?
(A) BKAV.
(B) Norton AntiVirus.
(C) Adobe Photoshop.
(D) McAfee.
-
Bài tập 18 trang 40 SBT Tin học 9
Khi em nhận được thư điện tử có tệp đính kèm nghi ngờ là virus từ một người quen, em nên xử lí như thế nào?
(A) Mở tệp đính kèm và lưu tệp đó vào máy tính của mình.
(B) Mở tệp đính kèm và xóa tệp ngay nếu nhận thấy tệp bị nhiễm virus.
(C) Khi mở tệp đính kèm, em tìm cách nhắn tin hoặc gửi một thư điện tử khác cho người đã gửi thư để kiểm tra có đúng người đó gửi tệp đó cho em hay không.
(D) Trước khi mở tệp đính kèm, em chuyển sang máy tính khác để mở lại thư điện tử đó.
Hãy chọn cách xử lí an toàn nhất.
-
Bài tập 19 trang 41 SBT Tin học 9
Hãy điền từ thích hợp (thư điện tử, truy cập, tệp, sao chép, quét và diệt, cập nhật, chương trình, sao lưu) vào chỗ trống (...) trong có câu dưới đây để được các câu đúng về việc phòng tránh virus.
a) Cần cẩn thận và không nên mở những ................................... đính kèm ................................... nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay địa chỉ, nội dung của thư điện tử.
b) Không nên ................................... các trang web không rõ nguồn gốc.
c) Hạn chế việc ................................... không cần thiết và không nên chạy các ................................... tải từ Internet hoặc sao chéo từ máy khác về khi chưa đủ tin cậy.
d) Cần thường xuyên ................................... các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính.
e) Định kì ................................... dữ liệu.
f) Địn kì ................................... virus.
-
Bài tập 20 trang 41 SBT Tin học 9
Phát biểu sau là đúng hay sai: “Nếu đã sao lưu các tệp quan trọng vào một thư mục khác trên máy tính, em có thể hoàn toàn yên tâm rằng trong khoảng thời gian giữa hai thời điểm sao lưu định kì, các tệp của em đã được bảo vệ an toàn”?