YOMEDIA
NONE

Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 2: Phần mềm máy tính


Các thiết bị phần cứng giúp đưa thông tin vào ra trong máy tính nhưng để máy tính có thể hoạt động được thì cần có phần mềm. Vậy phần mềm máy tính gồm những loại nào? Chúng khác nhau ra sao? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài giảng của Bài 2: Phần mềm máy tính do ban biên tập HOC247 biên soạn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Phần mềm máy tính có 2 dạng: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Có chức năng khác nhau.

1.1. Hệ điều hành

- Hệ điều hành là phần mềm đóng vai trò kết nối giúp người sử dụng khai thác khả năng xử lí của máy tính

- Máy tính cần có hệ điều hành để hoạt động. Nếu không có hệ điều hành, máy tính chỉ là một khối kim loại và dây dẫn, chẳng hoạt động gì.

- Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là:

+ Quản lý các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiến chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. 

+ Cung cấp và quản lý môi trường trao đổi thông tin (giao diện) giữa người sử dụng và máy tính. Cung cấp, quản lý môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính.

- Sơ đồ sau đây mô tả những mối liên hệ giữa các thành phần tham gia, vận hành máy tính theo thứ tự từ cao xuống thấp, cao nhất là con người và thấp nhất là phần cứng.

Mối liên hệ giữa các thành phần tham gia trong máy tính

- Ví dụ, có vẻ như con người tương tác với máy tính qua thiết bị vào – ra. Tuy nhiên, nếu không có hệ điều hành, các thiết bị vào – ra không hoạt dộng được. Người sử dụng làm việc với máy tính thông qua môi trường do các phần mềm cung cấp và quản lí.

* Lưu ý: Không chỉ máy tính cần phải có hệ điều hành mà điện thoại thông minh hay máy tính bảng cũng cần phải cài đặt hệ điều hành để có thể cài đặt và chạy những ứng dụng khác.

- Một số hệ điều hành phổ biến như: Windown, iOS, ....

Một số hệ điều hành phổ biến

- Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lý và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lý dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.

- Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac OS, Linux,... và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như iOS, Android,..

1.2. Phần mềm ứng dụng

- Phần cứng và hệ điều hành là điều kiện cần để máy tính hoạt động nhưng tính hữu ích của nó trong nhiều lĩnh vực lại được thể hiện qua phần mềm ứng dụng.

- Một số phần mềm ứng dụng như phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm sơ đồ tư duy, phần mềm lập trình trực quan Scratch, trình duyệt,...

Sơ đồ tư duy được tạo từ phần mềm sơ đồ tư duy

- Có những phần mềm được chạy trực tuyến từ Internet nhưng cũng có phần mềm cần phải cài đặt lên đĩa cứng mới có thể dùng được. Mặc dù chỉ đề cập đến việc phần mềm cũng được lưu trữ trong bộ nhớ (ngoài) giống như dữ liệu, nhưng điều đó ẩn ý nói đến một đặc trưng của máy tính phổ dụng theo kiến trúc Von Neumann.

- Phần mềm có thể được cài đặt và chạy từ xa với máy phục vụ trên Internet. Điều đó nhắc đến công nghệ đám mây một cách không tường minh.

- Mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ phần mở rộng. Phần mở rộng gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp.

- Ví dụ: Một tệp có tên "TapLamVan" với phần mở rộng là "doc" được hiển thị dưới dạng "TapLamVan.doc". Loại tệp ".doc" cho hệ điều hành của máy tính biết rằng đó là tệp văn bản và có thể được mở và chỉnh sửa trong phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.

* Lưu ý: Phần mở rộng thông thường có từ một đến ba kí tự. Tuy nhiên, có một số phần mềm ứng dụng cho phép phần mở rộng nhiều hơn ba kí tự. Ví dụ: *.docx", ".html".

- Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.

Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó.

- Mặc dù cũng là phần mềm, nhưng hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có vai trò khác nhau đối với sự vận hành của máy tính

+ Hệ điều hành là phần mềm được sử dụng đề quản lí các thành phần của máy tính và điều khiển máy tính hoạt động.

+ Phần mềm ứng dụng được dùng để thực hiện yêu cầu xử lý thông tin cụ thể của người sử dụng.

- Một số điểm khác biệt được thể hiện trong Bảng 2.1 dưới đây

Báng 2.1. Phân biệt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

Tiêu chí

Hệ điều hành

Phần mềm ứng dụng

Tương tác với phần cứng

Trực tiếp quản Ií và vận hành phân cứng như bàn phím, chuột, màn hình, máy in....

Tương tác với phân cứng thông qua hệ điều hành.

Sự cẩn thiết

Phải cài đặt đầu tiên để máy tính có thể hoạt động đựợc.

Có thể cài đặt hoặc không tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.

Phụ thuộc

Tạo môi trường để cài đặt và chạy phần mềm ứng dụng.

Chạy trong môi trường hệ điều hành. Được lựa chọn phù hợp với hệ điêu hành.

Ví dụ

Windows, Linux, MacOS,... (cho máy tính), Android, ios,... (cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng).

Mind Maple, Mind Manager, ... (phần mềm sơ đổ tư duy), MS Word, Writer, .... (phần mềm soạn thảo văn bản). MS Paint, Draw, Photoshop (phần mềm xử lí ảnh)....

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?

Hướng dẫn giải:

Hệ điều hành được lưu trữ dưới dạng các môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, đĩa mềm, CD...).

Bài tập 2: Phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Word) thuộc loại phần mềm nào?

Hướng dẫn giải:

Phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Word) là phần mềm ứng dụng vì nó được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của rất nhiều người trong việc soạn thảo văn bản.

Bài tập 3: Chương trình có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau là gì?

Hướng dẫn giải:

Sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán là một chương trình có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau là phần mềm máy tính.

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành.

- Phân biệt dược hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.

- Giải thích được phần mở rộng của tên tệp, cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Tin học 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Tin học 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 7 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 10 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 11 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 11 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 12 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 12 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 12 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.1 trang 6 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.2 trang 6 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.3 trang 6 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.4 trang 7 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.5 trang 7 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.6 trang 7 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.7 trang 7 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.8 trang 7 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.9 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.10 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.11 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.12 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.13 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.14 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.15 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2.16 trang 8 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2 Tin học 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF