YOMEDIA
NONE

Tin học 7 Cánh diều Bài 11: Luyện tập sử dụng phần mềm bảng tính (Bài tập theo nhóm)


Cùng HOC247 rèn luyện các kỹ năng của phần mềm bảng tính thông qua các bài tập thực hành của Bài 11: Luyện tập sử dụng phần mềm bảng tính (Bài tập theo nhóm) thuộc chủ đề E của chương trình Tin học 7 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệm vụ:

- Lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 đến 4 học sinh thực hiện một bài tập

- Cả nhóm cần tìm hiểu mô tả nhiệm vụ và yêu cầu của bài tập, sau đó sẽ cùng nhau thực hiện và báo cáo kết quả ở 1 tiết học.

+ Tệp 1 chứa trang tính thể hiện nội dung theo yêu cầu, đây là sản phẩm của bài tập. Các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm được nêu trong Hình 1.

Hình 1: Tiêu chuẩn đánh giá

+ Tệp 2 chứa báo cáo của nhóm, được chuẩn bị bằng phần mềm soạn thảo văn bản hoặc phần mềm trình chiếu, nội dung của báo cáo trả lời cho các câu hỏi ở Hình 2.

Hình 2: Nội dung báo cáo

1.2. Các bài tập thực hành

Bài tập 1. Bảng điểm tổng kết Học kì I

Hãy tạo bảng tính để nhập dữ liệu và tính điểm tổng kết Học kì I của một tổ (hoặc nhóm em). Bảng điểm tổng kết có kết quả (bằng điểm) của tất cả các môn học. Hình 11.3 sau đây minh hoạ một mẫu Bảng điểm tổng kết Học kì I.

Chú ý:

- Dữ liệu ở các hàng Điểm cao nhất, Điểm thấp nhất, Điểm trung bình cộng của tổ theo thứ tự phải được tính bằng cách sử dụng các hàm MAX, MIN, AVERAGE.

- Tuỳ ý trình bày để được trang tính đẹp và nổi bật những thông tin cần lưu ý (ví dụ minh hoạ chỉ là một gợi ý).

Hình 3: Một mẫu Bảng điểm tổng kết Học kì I

Hướng dẫn thực hiện:

- Lập bảng với các cột như hình sau:

- Sau khi nhập dữ liệu xong ta sử dụng:

Ví dụ với môn Ngữ Văn

+ Hàm MAX để tìm điểm cao nhất “=MAX(C3:C12)” đối với cột điểm ngữ văn, sẽ trả về điểm cao nhất (thực hiện tương tự cho các cột còn lại).

+ Hàm MIN để tìm điểm thấp nhất “=MIN(C3:C12)” đối với cột điểm ngữ văn, sẽ trả về điểm thấp nhất (thực hiện tương tự cho các cột còn lại).

+ Hàm AVERAGE để tính điểm trung bình “=AVERAGE(C3:C12)” đối với cột điểm ngữ văn, sẽ trả về điểm trung bình(thực hiện tương tự cho các cột còn lại).

- Ngoài cách thông thường tính cho từng cột, ta có thể để chuột ở góc dưới ô, khi xuất hiện dấu cộng ta có thể kéo sang bên phải để tính cho tất cả ô.

Bài tập 2. Bảng số liệu xuất khẩu gạo của Việt Nam

Hãy tạo bảng tính để nhập dữ liệu về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hai năm liên tiếp gần nhất và thực hiện một số thống kê. Việt Nam xuất khẩu gạo sang nhiều nước, tuy nhiên bảng này chỉ theo dõi tình hình xuất khẩu sang 10 nước mà Việt Nam đạt được lượng xuất khẩu lớn nhất ở năm đầu tiên trong hai năm được thống kê vào bảng. Với mỗi nước, dữ liệu nhập vào bảng tính gồm số lượng gạo xuất khẩu sang nước đó ở mỗi năm (đơn vị nghìn tấn) và tổng giá trị của lượng xuất khẩu (đơn vị USD). Hình 4 minh hoạ một bảng như vậy.

Hình 4: Một mẫu Bảng số liệu xuất khẩu gạo của Việt Nam

Sau khi nhập dữ liệu, cần thực hiện:

- Thêm các cột để thống kê tổng số lượng gạo xuất khẩu và tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang mỗi nước trong hai năm đó (dữ liệu của các cột này phải được tính bằng hàm).

- Thêm hai hàng cuối bảng để thể hiện dữ liệu thống kê tổng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước và số lượng xuất khẩu nhiều nhất sang một nước (dữ liệu của các hàng này phải được tính bằng hàm).

Chú ý:

- Báo điện tử của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương Việt Nam (địa chỉ: https://vinanet.vn) thường đăng số liệu về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số nước trên thế giới trong các năm qua. Các em có thể tìm trang thông tin đó hoặc ở các nguồn thông tin tin cậy khác.

- Tuỳ ý trình bày để được trang tính đẹp và nổi bật những thông tin cần lưu ý.

Hướng dẫn thực hiện:

- Nhập bảng dữ liệu theo Hình 4 (trang 65 Tin học 7)

Hình 4: Một mẫu Bảng số liệu xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Thêm cột để thống kê tổng số lượng gạo: Chọn khối ô cần thêm cột sau đó vào thẻ Home nháy chuột vào công cụ insert để thêm cột. Thêm dòng thực hiện tương tự.

Công cụ insert

- Dùng hàm SUM để tính tổng cột Lượng và Trị giá của các nước “=SUM(C4:C13)”, thực hiện tương tự cho cột trị giá.

- Để tính tổng giá trị hai năm 2019, 2020 của từng nước ta lấy ô Lượng của năm 2019 cộng với năm 2020.

Ví dụ: Tính số Lượng nước Singapore “=C4+E4”. Tính Trị giá “=D4+F4”.

⇒ Thực hiện tương tự cho các nước còn lại.

- Cuối cùng trang trí trang tính và lưu bài.

 

Bài tập 3. Bảng thông tin về các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Hãy tạo bảng tính để nhập dữ liệu về các nước Đông Nam Á. Với mỗi nước, dữ liệu nhập vào bảng tính gồm: STT, Quốc gia, Thủ đô, Ngày Quốc khánh, Diện tích, Dân số. Hình 5 dưới đây minh hoạ một bảng như vậy. Dựa trên dữ liệu đã nhập vào, hãy thực hiện một số thống kê: Mật độ dân số (người/km2), Tổng diện tích và tổng dân số của khối ASEAN, Mật độ dân cư cao nhất và thấp nhất.

Chú ý:

- Có thể tìm trang thông tin mới nhất về các nước Đông Nam Á (trong sách giáo khoa Địa lí hoặc ở các nguồn thông tin tin cậy trên Internet).

- Thêm các hàng để chứa dữ liệu về mật độ dân cư cao nhất, thấp nhất.

- Các dữ liệu thống kê phải được tính tự động dựa trên những dữ liệu nhập vào | ban đầu (bằng công thức, bằng hàm).

- Tuỳ ý trình bày để được trang tính đẹp và nổi bật những thông tin cần lưu ý.

Hình 5: Một số thông tin về các nước Đông Nam Á

Hướng dẫn thực hiện:

- Nhập dữ liệu theo Hình 5 (trang 66 Tin học 7).

Hình 5: Một số thông tin về các nước Đông Nam Á

- Thêm hàng để thống kê mật độ dân cư cao nhất, thấp nhất: Chọn khối ô cần thêm cột sau đó vào thẻ Home nháy chuột vào công cụ insert để thêm hàng.

- Tính dữ liệu thống kê:

+ Tổng diện tích ta dùng hàm SUM: “=SUM(E3:E13)”.

+ Tổng dân số ta dùng hàm SUM: “=SUM(F3:F13)”.

+ Tìm mật độ cao nhất ta dùng hàm MAX: “=MAX(G3:G13)”.

+ Tìm mật độ thấp nhất ta dùng hàm MIN: “=MIN(G3:G13)”.

- Trình bày trang tính theo ý thích.

Luyện tập

Qua bài học các em có thể:

- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của bảng tính

- Tạo được bảng tính để giải quyết một vài công việc cụ thể, đơn giản, thiết thực

2.1. Trắc nghiệm Bài 11 Chủ đề E Tin học 7 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Chủ đề E Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 11 Chủ đề E Tin học 7 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 7 Cánh diều Chủ đề E Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 11 Chủ đề E Tin học 7 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF