YOMEDIA
NONE

Tin học 7 Cánh diều Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân


Máy tính bàn có những bộ phận nào? Những bộ phận nào cấu tạo nên máy tính xách tay? Máy tính bàn và máy tính xách tay khác nhau như thế nào? Cùng HOC247 trả lời các câu hỏi này qua nội dung Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân trong chương trình Tin học 7 Cánh diều chủ đề A.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn

Máy tính để bàn là một bộ gồm: hộp thân máy, màn hình, bàn phím và chuột

- Bàn phím, chuột được dùng để nhập dữ liệu và điều khiển hoạt động của máy tính, đó là thiết bị vào cơ bản.

- Màn hình hiển thị kết quả xử lí thông tin hoặc thông báo tới người dùng máy tính, đó là thiết bị ra cơ bản.

- Hộp thân máy: chứa những thành phần quan trọng của máy tính. Đó là bộ xử lí trung tâm (CPU), bộ nhớ trong (RAM), bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng)

- Ổ đĩa cứng chứa các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và nhiều tệp dữ liệu khác.

Máy tính để bàn

- Những thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ và ổ cứng, nhưng con người không thể sử dụng máy tính nếu không có thiết bị vào – ra cơ bản.

Các thành phần cơ bản của máy tính

- Ví dụ: Để máy tính để bàn có khả năng nhận thông tin dạng hình ảnh, bạn An sử dụng thêm thiết bị thu hình trực tiếp, còn gọi là webcam.

1.2. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính xách tay

- Toàn bộ hộp thân máy, màn hình, bàn phím và chuột của máy tính xách tay được tích hợp chung thành một khối, đảm nhiệm đầy đủ các chức năng của các thiết bị vào – ra và bộ phận xử lí thông tin.

Máy tính xách tay

- Tấm chạm thay cho chuột

Tấm chạm (tấm cảm ứng) trên máy tính xách tay

- Hiện nay, máy tính xách tay thường có khả năng nhận thông tin và xuất thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh.

1.3. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh

- Máy tính bảng và điện thoại thông minh dùng màn hình chạm (touch screen) hay còn gọi là màn hình cảm ứng.

- Màn hình cảm ứng xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu; cho phép chạm ngón tay để điều khiển máy tính thay thế chuột

- Màn hình cảm ứng của của máy tính bảng và điện thoại thông minh sẽ xuất hiện bàn phím ảo (hình dưới đây) khi cần nhập dữ liệu, cho phép ngón tay điều khiển thay thế chuột.

⇒ Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra.

Bàn phím ảo trên điện thoại thông minh

- Máy tính bảng có ưu điểm là gọn nhẹ, chỉ như một cuốn sổ tay mà thực hiện một số nhiệm vụ như máy tính cá nhân. Một số loại có thể nghe, gọi điện thoại.

Máy tính bảng

- Điện thoại thông minh cũng coi là một máy tính bảng thu nhỏ, bỏ túi được.

- Máy tính là một hệ thống gồm các bộ phận để xử lí thông tin và các thiết bị vào - ra.

- Bàn phím, chuột, màn hình là các thiết bị vào - ra cơ bản; micro, tai nghe, loa là các thiết bị vào - ra thông dụng khác.

- Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: CPU làm những công việc chủ yếu nào?

Hướng dẫn giải:

Bộ xử lí trung tâm (CPU) là đơn vị xử lí trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lí để xử lí dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình.

Bài tập 2: Nêu các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính?

Hướng dẫn giải:

Máy tính gồm những thành phần cơ bản là: Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, CPU, thiết bị vào, thiết bị ra.

Các thành phần cơ bản của máy tính

Bài tập 3: Tại sao màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra?

Hướng dẫn giải:

Màn hình cảm ứng vừa có chức năng nhận thông tin vào, vừa có chức năng xuất thông tin ra.

→ Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.

Luyện tập

Qua bài học các em có thể:

- Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất.

- Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau

- Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Chủ đề A Tin học 7 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Chủ đề A Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chủ đề A Tin học 7 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 7 Cánh diều Chủ đề A Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 5 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Hoạt động trang 6 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi tự kiểm tra 1 trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi tự kiểm tra 2 trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi tự kiểm tra 3 trang 7 SGK Tin học 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1 Chủ đề A Tin học 7 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF