YOMEDIA
NONE

Tuần 5 - Tập đọc: Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng tập đọc Những hạt thóc giống, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Những hạt thóc giống

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các tiếng do cách phát âm địa phương.
    • Phương Bắc: Giao hẹn, truyền ngôi, sững sờ, kinh thành
    • Phương Nam: Cao tuổi, chẳng nảy mầm, sững sờ, dõng dạc, truyền ngôi
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
  • Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện được giọng đọc phù hợp với nội dung

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Bệ hạ: Từ gọi Vua với ý tôn kính.
    • Sững sờ: Lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động
    • Dõng dạc: Nói to, ro xõ ràng, dứt khoát.
    • Hiền minh: Có đức độ và sáng suốt
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."bị trừng phạt"
      • Đoạn 2. "Có chú bé"..."nảy mầm được"
      • Đoạn 3. "Mọi người"..."của ta"
      • Đoạn 4. Còn lại
  •  Nội dung
    • Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật.

→ Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội

  • Luyện đọc diễn cảm

Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:

- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nẩy mầm được.

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chất thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Những hạt thóc giống

Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

  • Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu

Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

  • Nhà vua đã làm theo cách: Cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn:
    • Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi
    • Ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

  • Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được" mặc dầu cậu đã dốc công chăm sóc

Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

  • Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạng.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Những hạt thóc giống, các em cần nắm được:
    • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi.
    • Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
    • Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng chính tả nghe viết Những hạ thóc giống cho tiết học tiếp theo.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON