YOMEDIA
NONE

Tuần 6 - Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.

a. Giải nghĩa: Thế nào là tự trọng?

  • Nghĩa của từng tiếng trong từ:
    • Tự chính mình.
    • Trọng: Tôn trọng.
  • Nghĩa chung của từ: Tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.

b. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện:
      • Nêu tên câu chuyện
      • Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
    • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết thể hiện tính trung thực

d. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

e. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

1.2. Bài kể mẫu

BUỔI HỌC THỂ DỤC

Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.

Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người.

Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! cố lên!”.

Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.

Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.

Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

Theo A-mi-xi (Hoàng Thiếu Sơn dịch)

Ý nghĩa: Lòng tự trọng đã giúp Nen-li đạt được mục đích của mình trong buổi học thể dục.

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về tính trung thực, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện mình có tính trung thực và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Chị em tôi để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON