YOMEDIA
NONE

Tuần 5 - Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về tính trung thực. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

 

 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.

a. Một số biểu hiện của tính trung thực:

(1) Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng

  • Ví dụ: Ông Tô Hiến Thành trong truyện "Một người chính trực" - Tiếng Việt 4, tập một, trang 36.

(2) Không vì danh lợi, địa vị mà đánh đổi nhân cách bản thân

  • Ví dụ: Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng:“Ta thà làm giặc nước Nam còn hơn làm vương xứ Bắc”

(3) Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi

  • Ví dụ: Chú bé Chôm trong truyện "Những hạt thóc giống "- Tiếng Việt 4, tập một, trang 46.

(4) Không làm những việc gian dối

  • Ví dụ: Hai chị em trong truyện "Chị em tôi" - Tiếng Việt 4, tập một, trang 59.

(5) Không tham của người khác

  • Ví dụ: Chàng tiều phu trong truyện "Ba chiếc rìu" - Tiếng Việt 4, tập một, trang 64.

(6) Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè

  • Ví dụ: Cậu bé Nen-li trong câu chuyện "Buổi học thể dục" - Tiếng Việt 3, tập hai.

(7) Sống bằng lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác

Ví dụ: Chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích "Sự tích dưa hấu"

b. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện:
      • Nêu tên câu chuyện
      • Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
    • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết thể hiện lòng tự trọng

c. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

d. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

1.2. Bài kể mẫu

CÁI CÂN THỦY NGÂN

Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác. Thành ra, họ muốn cân già cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:

- Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!

Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:

- Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.

Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.

Trương Chính kể

Ý nghĩa: Sự gian xảo, không trung thực đã đem lại hậu quả xấu cho con người

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện mình có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Gà trống và Cáo để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF