Qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4...?, giúp các em nghe viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4...?. Đồng thời, luyện viết đúng chính tả tr/ch; êt/êch.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài
Câu 1. Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số?
- Đầu tiên người ta nghĩ người A-rập nghĩ ra các chữ số.
Câu 2. Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
- Người nghĩ ra các chữ số là một nhà thiên văn học người Ấn Độ.
Câu 3. Mẩu chuyện có nội dung gì?
- Mẩu chuyện nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4....không phải do người A-rập nghĩ mà đó là do một nhà thiên văn học người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1,2,3,4…
b. Hướng dẫn viết từ khó
- số A- rập, thiên văn học Ấn Độ, Bát- đa, quốc vương, truyền bá rộng rãi.
1.2. Học sinh nghe - viết chính tả
Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 4): Nghe - viết:
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,... ?
Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4,... là chữ số A-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.
Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,... dùng trong bẳng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.
Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
- Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết
- Tự kiểm tra cho nhau
1.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Câu 2 (trang 104 sgk Tiếng Việt 4): Tìm tiếng có nghĩa:
a) Các âm đầu tr, ch có thể ghép với những vần nào ở bên phải để tạo thành những tiếng có nghĩa? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.
tr |
ai am an âu ăng ân |
ch |
b) Các vần êt, êch có thể ghép với những âm đầu nào ở bên trái để tạo thành các tiếng có nghĩa? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.
b ch d h k t |
êt |
êch |
Gợi ý:
a) Các âm đầu tr, ch có thể ghép thế nào với các vần đã cho để tạo thành những tiếng có nghĩa?
- Có thể ghép như sau: trai, trâu, trăng, trân, chai, chan, châu, chàng, chân.
- Đặt câu với một trong các tiếng vừa tìm ra:
- Mỗi lần đi học, mẹ luôn bỏ vào cặp em một chai nước hoa quả.
b) Các vần êt, êch có thể ghép sao để thành tiếng có nghĩa?
- Có thể ghép như sau: bết, bột, bệch, chết, chếch, chệch, dệt, hết, hệt, hếch, hộch, kết, kệch, tết, tếch.
- Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được:
- Gần Tết, mẹ em thường làm rất nhiều loại mứt trái cây khác nhau.
- Tuy nhiên sau khi ghép cần phải thêm dấu sắc hoặc nặng. Nhiều tiếng phải đặt vào từ láy mới có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: (cười) hềnh hệch.
Câu 3 (trang 104 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hay ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hay êch.
Trí nhớ tốt
Sơn vừa (2).... mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra (1)...... Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi (2)..... thúc:
- Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng (2).... mặt ra rồi (1)..... trồ:
- Sao mà chị có (1).....nhớ tốt thế?
Gợi ý:
Trí nhớ tốt
Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:
- Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:
- Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?
- Thông qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4...?, các em cần nắm được:
- Nghe và viết lại đúng bài chính tả: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4...?
- Biết trình bày đúng, đẹp.
- Rèn kĩ năng nghe, viết và dùng từ có chứa tr/ch; êt/êch thích hợp, đúng ngữ pháp.
- Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài giảng
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.