Bài giảng Nhà rông ở Tây Nguyên giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát một bài văn. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn có nội dung: Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc Nhà rông ở Tây Nguyên
- Chú ý các từ khó:
- Cồng chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.
- Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm, hái…)
- Nội dung: Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Nhà rông ở Tây Nguyên
Câu 1 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
Gợi ý:
- Nhà rông phải chắc và cao để voi đi qua mà không bị đụng sàn và khi múa cồng chiêng, giáo không vướng mái.
Câu 2 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?
Gợi ý:
- Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng chống dùng khi cúng tế.
Câu 3 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
Gợi ý:
- Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.
- Học xong bài Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên, các em cần nắm:
- Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm.
- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
- Nắm được những ý chính của bài: Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học
Chính tả Nghe - viết: Nhà rông ở Tây Nguyên và Phân biệt ưi/ươi, s/x, ăt/ăc để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.