Bài giảng Một trường tiểu học vùng cao giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn với nội dung nói về cuộc sống và điều kiện học tập của các bạn học sinh dân tộc miền núi tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng các em luôn vui vẻ, chăm học, chăm làm và gắn bó với trường lớp.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc Một trường tiểu học vùng cao
- Chú ý các từ khó:
- Sùng Thái: một xã thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Trường nội trú: trường có chỗ ăn, nghỉ cho học sinh ở lại nhiều ngày.
- Cải thiện: làm cho tốt hơn.
- Nội dung: Dù cuộc sống và điều kiện học tập khó khăn, thiếu thốn nhưng các em học sinh dân tộc miền núi luôn vui vẻ, chăm học, chăm làm và gắn bó với trường lớp.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Một trường tiểu học vùng cao
Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt 3): Ai dẫn khách đi thăm trường?
Gợi ý:
- Em Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng dẫn khách đi thăm trường.
Câu 2 (trang 119 sgk Tiếng Việt 3): Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình?
Gợi ý:
- Trường có đủ phòng học cho năm lớp, có bếp phòng ăn và nhà ở, các thầy cô ăn ở cùng học sinh. Bạn cho biết nếp sinh hoạt ở trường nội trú.
- Sáng thứ hai các bạn tới trường với gạo ăn một tuần, với bạn nhà nghèo sẽ được Uỷ ban xã giúp gạo.
- Buổi sáng các bạn học trên lớp, buổi chiều làm bài. Sau giờ học các bạn vui chơi và trồng rau, nuôi gà.
Câu 3 (trang 119 sgk Tiếng Việt 3): Em hãy giới thiệu một vài nét về trường em.
Gợi ý:
- Tên trường?
- Địa chỉ của trường?
- Trường em có bao nhiêu phòng học?
- Đồ dùng và thiết bị học tập được trang bị đầy đủ không? (bảng, bàn ghế, phòng ăn, nhà vệ sinh, thư viện,...)
- Em thích nhất điểm gì ở ngôi trường?
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm.
- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
- Nắm được những ý chính của bài: Dù cuộc sống và điều kiện học tập khó khăn, thiếu thốn nhưng các em học sinh dân tộc miền núi luôn vui vẻ, chăm học, chăm làm và gắn bó với trường lớp.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết Nhớ Việt Bắc và Phân biệt au/âu, l/n, i/iê để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.